Lá dứa là lá gì?
Lá dứa (hay còn gọi là cây dứa thơm, cây lá nếp, cây nếp thơm, cây cơm nếp) là họ cây dứa dại, không phải là lá của cây dứa vẫn dùng để ăn quả dứa. Chúng thuộc dạng cây thân thảo, mọc thành bụi, lùm cao đến 1m, chia nhánh từ gốc cây. Lá dứa có đặc điểm: dài khoảng 40-60cm, rộng 3-4cm, thẳng và dẹt như lưỡi kiếm; không có lông, mép không gai, lá xếp hình máng xối, tụm lại ở gốc như nan quạt; có mùi thơm của nếp hương.
Cây lá dứa được sử dụng phổ biến để làm gia vị trong nấu ăn, đặc biệt là ở các quốc gia Đông Nam Á như: Philippines, Thái Lan. Tại Việt Nam, xưa lá dứa mọc hoang dại khắp nơi, không có ai hái. Song ngày nay gần như không mọc hoang nữa mà phần lớn được trồng để thu hoạch thân lá.
Lá dứa được bày bán ở khắp các chợ, siêu thị với giá cả phải chăng, từ 20.000 – 30.000 đồng/kg. Và chúng được chị em nội trợ ưa chuộng rất nhiều. Lá dứa thơm có thể dùng dưới dạng tươi hoặc khô đều được.
Phân loại lá dứa
Cây khóm dứa hay còn gọi là cây thơm, thuộc loài cây cho quả, lá dày, cứng, chắc, có nhiều răng cưa ở mép lá, đồng thời lá ở hai mặt đều sẫm màu, đôi khi có pha chút đỏ hồng. Khi sờ vào lá khóm bạn có thể bị thương nếu không cẩn thận.
Trong khi đó, lá dứa nếp (dứa thơm) không có răng cưa và chỉ ra lá mỏng, cả hai mặt lá đều có màu xanh lục. Khi vò có mùi thơm nhẹ rất dễ chịu.
Thu hái và bào chế
Lá dứa được người dân thu hái quanh năm. Khi thu hái, người ta thường chọn những cây có lá dài, sẫm màu. Đồng thời, các lá úa sẽ được cắt đi để gốc cây phát triển lá mới. Sau khi thu hái, người ta sẽ mang đi rửa qua nước muối pha loãng để loại bỏ các tạp chất và bụi bẩn bám trên lá.
Kế đến, vớt ra để ráo nước và sử dụng để chế biến. Nếu làm thuốc chữa bệnh, thì mang đi phơi hoặc sấy khô rồi bảo quản bằng túi zip hoặc túi ni lông và để ở nơi thoáng mát.
Tác dụng của lá dứa theo y học cổ truyền
Theo Đông y, lá dứa là vị thuốc có tính mát, vị ngọt thanh mang hương thơm đặc trưng dễ chịu. Khi phơi khô thì hương thơm càng lan tỏa hơn, và dược chất cũng được cô đọng lại nhiều hơn.
Dược liệu này thường được các thầy thuốc sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh gút, ho – viêm phế quản, đau nhức xương khớp hay điều trị bệnh đái tháo đường,….
Ngoài ra, lá dứa còn được dùng để trị gàu, giảm đau nướu răng, trị hôi miệng, giúp nhuận tràng và trị táo bón hiệu quả.
Với những kinh nghiệm và thâm niên trong nghề, các thầy thuốc cho rằng, dứa nếp không có độc, vì vậy khi sử dụng chữa bệnh tiểu đường về lâu về dài sẽ không gây ra các tác hại đến các cơ quan bên trong cơ thể.
Tác dụng của lá dứa theo y học hiện đại
Qua các báo cáo nghiên cứu gần đây, các chuyên gia cho biết, trong thành phần hóa học của lá dứa chủ yếu là nước, chất xơ cùng một số hợp chất như Glycoside, Alkaloid và đặc biệt là flavonoid. Các hợp chất cũng như các khoáng chất trong lá có công dụng rất tốt đối với sức khỏe của người dùng.
Theo y học hiện đại, hợp chất Alkaloid và Flavonoid trong dược liệu này có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp kháng khuẩn và chống dị ứng. Đồng thời cũng hỗ trợ và điều trị một số loại bệnh như: Hỗ trợ điều trị tiểu đường loại 2; Cải thiện và hỗ trợ điều trị tình trạng thấp khớp, đau nhức xương khớp; Giúp giải cảm và hạ sốt hiệu quả; Uống trà lá dứa giúp giảm lo âu và căng thẳng, tốt cho sức khỏe; Giúp ổn định huyết áp, đường huyết; Hỗ trợ điều trị chứng yếu dây thần kinh.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ lá dứa
Bài thuốc điều trị bệnh thấp khớp
Điều trị bệnh thấp khớp từ lá dứa rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng 10g dược liệu thái nhỏ rồi cho lên chảo sao với dầu dừa trong vòng 5 – 10 phút rồi tắt bếp. Đợi đến khi, dầu nguội thì thoa vào những vùng bị sưng và đau nhức. Thực hiện 3 – 4 lần/ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm
Bài thuốc dùng lá dứa hỗ trợ điều trị tiểu đường
Cũng giống như khổ qua rừng hay hoa đu đủ đực, lá dứa là một trong những loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường giúp ổn định đường huyết với cách dùng đơn giản mà hiệu quả.
Dùng 20g lá khô, nấu với 500ml nước để uống trong ngày. Có thể, uống thay nước trà hàng ngày để ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường cũng như ngăn ngừa căn bệnh này.
Bài thuốc giúp lợi tiểu, giải nhiệt
Lá dứa có tính mát, dùng dược liệu này nấu nước uống mỗi ngày thay nước lọc có tác dụng giúp giải nhiệt, giải độc cơ thể, giúp lợi tiểu, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Nếu lần đầu uống nước lá dứa không quen, bạn có thể cho thêm đường phèn vào nấu cùng cho dễ uống.
Bài thuốc giải cảm từ lá dứa
Mỗi khi bị cảm lạnh do thời tiết thay đổi, bạn hãy nấu một nồi nước lá xông cho thêm lá dứa vào nấu cùng để tăng thêm tác dụng. Khi nước đã sôi, bạn tắt bếp và dùng chăn để xông cho người toát mồ hôi ra giúp giải cảm nhanh hơn. Đối với cảm lạnh, bạn chỉ cần xông 1 – 2 lần/ngày trong vòng 3 ngày sẽ khỏi.
Bài thuốc từ lá dứa giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
Hãy uống một tách trà lá dứa thơm mỗi khi bạn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi trong công việc, học tập nhé. Vì hương thơm dễ chịu và vị thanh mát, ngọt thanh từ trà sẽ giúp bạn xua tan căng thẳng, lo âu giúp tinh thần thoải mái và sảng khoái hơn rất nhiều.
Những cách sử dụng lá dứa đơn giản, hiệu quả nhất
Cách sử dụng lá dứa rất đơn giản vì dù ở dạng tươi hay dạng khô thì loại lá này cũng có nhiều cách dùng và chế biến khác nhau. Mời bạn đọc tham khảo một số cách dùng phổ biến dưới đây.
Uống nước lá dứa giúp giảm cân
Nếu bạn là người có xu hướng tìm về với các loại nước ép tự nhiên để giảm cân như nước ép bưởi, khổ qua, táo mèo hay cần tây thì lá dứa là môt cái tên không thể bỏ qua. Bạn có bao giờ nghe qua uống nước lá dứa giúp giảm cân chưa? Giảm cân bằng lá dứa là một trong những phương pháp tự nhiên, an toàn đáng để bạn tham khảo.
Hãy sử dụng 10g lá dứa khô, rửa sạch, pha trà uống mỗi ngày sau bữa ăn, để giúp tiêu hóa thức ăn nhanh, đồng thời giúp bạn no lâu và không còn cảm giác đói. Nước lá dứa rất dễ uống, cách làm đơn giản, hiệu quả, dễ sử dụng đang được rất nhiều chị em ưa chuộng.
Lá dứa gội đầu trị gàu, giúp mượt tóc
Bạn có rất nhiều cây dứa nếp trong vườn nhà nhưng chưa biết tận dụng ra sao? Hãy hái ngay 10 lá tươi, xay nhuyễn rồi trộn với 300ml nước, tiếp đến thoa đều lên tóc, giữ yên và ủ trong nửa tiếng rồi xả nước thật sạch, gội đầu lại với dầu gội.
Trong lá này có chứa flavonoid có tác dụng kháng khuẩn mạnh giúp loại bỏ gàu, dưỡng tóc và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả. Để có hiệu quả nhanh chóng, bạn nên thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Dùng làm nguyên liệu nấu nướng, tạo mùi, tạo màu cho món ăn
Trong ẩm thực dân gian, lá dứa thường dùng để nấu chè, gói bánh, hấp món ăn để tạo hương thơm cho món ăn thêm phần hấp dẫn.
Ở các tỉnh miền Nam, khi gói bánh, người ta thường xay nhuyễn hoặc giã nát lá tươi để vắt nước cốt, sau đó trộn với gạo nếp rồi gói bánh. Làm theo cách này, khi chín bánh sẽ có màu xanh mạ rất đẹp cùng với hương thơm dịu nhẹ khiến người dùng khá thích thú khi thưởng thức.
Ngoài ra, chúng còn được dùng để làm siro hay làm kem sâm dứa rất được yêu thích.
Lá dứa dùng để nấu chè
Hầu hết, trong các món chè truyền thống của Việt Nam đều có lá dứa. Nếu nấu chè mà thiếu lá dứa sẽ làm mất đi sự hấp dẫn và hương vị đặc trưng. Vì thế, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách nấu chè dưỡng nhan lá dứa thơm ngon “đúng điệu” như thế nào nhé.
Cách nấu:
Bước 1: Trước khi chế biến, ngâm nhựa đào, hạt bồ mễ, tuyết yến trong 10 – 12 tiếng (qua đêm) cho nở mềm, sau đó vớt ra rửa sạch. Lá dứa rửa sạch, chia làm 2 phần.
Bước 2: Đổ 2 lít nước vào nồi, cho phân nửa phần lá dứa, cùng với đường phèn, bạch quả, táo đỏ và hạt sen vào hầm, đợi đường tan hết thì cho hạt sen vào nấu 15 phút, sau đó cho kỷ tử vào nấu thêm 10 phút.
Bước 3: Tiếp đến, cho tuyết yến, nhựa đào, hạt chia vào nấu, khuấy đều, đợi khi nồi chè đã nở đều, bạn nêm lại lần nữa cho vừa miệng rồi thêm quế hoa và phần lá dứa còn lại vào, nấu thêm 5 phút để lấy hương thơm. Sau đó tắt bếp, đợi nguội và cho ra bát thưởng thức.
Phần lá dứa còn lại cho vào nấu cuối cùng để giữ được hương thơm cho chè lâu hơn, giúp món chè dậy mùi thơm và hấp dẫn.
Uống nước lá dứa nhiều có tốt không? Lưu ý khi sử dụng
Uống nước lá dứa rất tốt cho sức khỏe vì trong lá dứa có chứa nhiều khoáng chất và dược chất giúp tăng cường sức khỏe, ổn định đường huyết, giúp nhuận tràng, lợi tiểu và trị táo bón. Ngoài ra, uống nước lá dứa mỗi ngày còn giúp giải nhiệt, giải độc cơ thể, chữa đau nhức xương khớp và lấy lại năng lượng cho phụ nữ sau sinh.
Tuy nhiên, mặc dù lá dứa không có độc nhưng nếu uống nước lá dứa nhiều sẽ gây ra những tình trạng khó tiêu, chướng bụng rất chịu. Chính vì thế, bạn không nên uống quá nhiều để tránh gây các tác dụng không mong muốn.
Một số lưu ý khi sử dụng lá dứa
Khi sử dụng lá dứa để chữa bệnh, tác dụng của thuốc phát huy nhanh hay chậm là do thể trạng mỗi người, vì vậy người bệnh nên kiên trì sử dụng
Những bài thuốc từ lá dứa chỉ hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Bạn nên kết hợp với phác đồ điều trị hợp lý của bác sĩ.
Trước khi sử dụng, nên rửa lá thật sạch để loại bỏ tạp chất và bụi bẩn. Nếu dùng làm thuốc, bạn nên tìm mua lá dứa khô ở những nơi có uy tín và có thương hiệu để đảm bảo chất lượng.