Tác dụng không ngờ của cây ổ rồng Tác dụng tuyệt vời của cây điền thất Công dụng của cây cơm nguội ít người biết |
Đặc điểm của cây chân rết
Cây chân rết có tên khoa học Pothos scandens L, thuộc họ: ráy (Araceae), tên gọi khác là chân rết, cơm lênh, tràng pháo, ráy leo, ráy bò.
Cây thảo thân mảnh, leo dài 4m hoặc hơn. Cành non, hình trụ, mọc ngoằn ngoèo, rễ bén ở những mấu.
Cây chân rết có lá mọc so le, đa dạng, hình mũi mác hoặc dài mũi mác, gốc tròn, đầu nhọn, cuống lá phình ra thành bản dẹt dạng lá, hai mặt nhẵn.
Cụm hoa ở nách hay đỉnh cành, dài khoảng 15-20cm, có 4-5 vẩy hình dải, lợp lên nhau. Mo hình dải, có mũi, trục cụm hoa hình trứng gồm toàn hoa lưỡng tính; hoa đực ở trên, hoa cái ở dưới; bao hoa có 6 thùy bằng nhau; nhị 6, chỉ nhị ngắn; bầu có 3 ô, mỗi ô chứa 1 noãn.
Quả mọng hình trái xoan, khi chín màu đỏ.
Cây chân rết phân bổ ở Nam Đông Á và Việt Nam. Ở nước ta, cây thường mọc bám trên đá và các cây gỗ lớn, nhiều khi tạo thành búi, phổ biến ở các tỉnh phía Bắc tới Thừa Thiên-Huế. Khi dùng lấy toàn cây rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Chân rết là loại cây sống phụ sinh, thường thấy mọc bám trên tảng đá hay các cây gỗ lớn. Cây phân thành nhiều nhánh và sinh trưởng nhanh, tạo thành những búi lớn, đến mức không thể xác định được từng cá thể.
Chân rết là loài cây ưa khí hậu ẩm mát, nhưng cây cũng có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt, khi mọc bám trên những tảng đá trơ trọi hoặc trên các cây gỗ ở vùng đồi khô hạn. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, song chỉ có các hạt giống bám được vào các kẽ đá hoặc vết nứt của vỏ cây mới nảy mầm. Chưa quan sát được cây con mọc trên đất.
Chân rết có khả năng tái sinh vô tính khỏe. Dù sau khi bị chặt phá nhiều, nhưng phần thân cành còn sót lại vẫn có khả năng tiếp tục tái sinh.
Bộ phận dùng là toàn cây, Cây để làm thuốc và có thể thu hoạch quanh năm, sau khi đem về rửa sạch, dùng tươi hoặc cắt từng đoạn rồi phơi khô, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm.
Theo y học cổ truyền: Cây chân rết có vị đắng, tính mát, quy kinh can có tác dụng làm tan máu ứ, hạ nhiệt, tiêu sưng, giảm đau, lợi tiểu, cầm máu.
Bài thuốc sử dụng cây chân rết
Đau màng óc: Lá tươi giã nát lấy nước uống, phần bã lấy để đắp.
Co thắt sau chấn thương: Dây lá khô 15g nấu với gân lợn lấy nước uống.
Băng huyết, động thai: Dây lá chân rết 100g đem sao, sắc với 300ml nước, còn 100ml, uống hàng ngày.
Chữa thương do đánh đập, gãy xương, đau xương do phong thấp, đau lưng, mỏi gối: Thân và lá cây chân rết 15 – 30g đem sắc nước uống hoặc ngâm rượu uống. Có thể dùng ngoài, giã nát đắp tại chỗ vết thương.
Mặc dù cây thân rết có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên để đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả khi sử dụng người dân nên tham vấn ý kiến thầy thuốc hoặc bác sĩ có chuyên môn trước khi dùng cây thân rết trong điều trị bệnh.
Công dụng ít người biết của cây đơn kim |
Tác dụng chữa bệnh của cây ngũ sắc |
Công dụng của cây ngân hạnh |