Công dụng của cây ngân hạnh Tác dụng hữu ích của bông móng tay Tác dụng không ngờ của cây ổ rồng |
Đặc điểm của cây điền thất
Cây điền thất có tên khoa học Schizocapsa plantaginea Hance., thuộc họ râu hùm (Taccaceae), tên gọi khác là vùi đầu thảo, hồi đầu thảo, vùi sầu, cốt khí, hổ trượng căn, han trượng căn, vạn bốc, củ điền thất, thủy điền thất. Người Tày gọi là mần tảo lấy, hồi thầu, tên Thái là bơ pĩa mến.
Là loại cây thân thảo, mọc thành bụi, thân cây nhỏ, sống lâu năm, mọc thẳng đứng, cao từ 1 - 2m. Thân không có lông, trên thân và cành thường có những đốm tím hồng.
Lá mọc so le, có cuống ngắn. Phiến lá chạy dọc từ cuống tới đầu lá, có hình trứng, rộng, đầu trên hơi nhọn, phía cuống dài từ 5 - 7 cm hơi phẳng hoặc hẹp lại. Mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn. Cuống dài 1 - 3cm, bè chìa ngắn.
Hoa của cây điền thất sẽ bắt đầu mọc lên trong các kẽ lá. Hoa mọc thành chùm, mỗi chùm có tới 6 – 10 bông và có khuynh hướng rủ cong dần xuống dưới. Mỗi một chùm hoa sẽ phát triển nhiều hoa nhỏ với màu tím hoặc trắng đục. Mỗi bao hoa gồm 6 phiến, trong khi đó bao chung lại chứa 4 lá bắc nhỏ có màu tím. Hoa nở khoảng từ tháng 9 – 12 trong năm.
Quả cây điền thất thuộc dạng quả khô, màu nâu đỏ và có ba cạnh. Bên trong quả có chứa những hạt nhỏ hình thoi.
Phần thân rễ của cây hồi đầu thảo phình to theo thời gian tạo thành củ, có mùi giống nghệ và thịt bên trong nổi bật với màu vàng nâu. Khi ở dạng khô, củ điền thất sẽ mất đi mùi hăng ban đầu.
Cây mọc hoang ở những nơi ven bờ suối hoặc vị trí ẩm thấp. được thấy rất nhiều ở vùng rừng núi Sa Pa (Lào Cai), cây trồng bằng củ và rất dễ mọc.
Mùa thu hoạch quanh năm nhưng tốt nhất vào tháng 8 - 9 hoặc tháng 2 - 3. Bộ phận dùng làm thuốc là củ, rễ. Khi thu hái đào lấy củ, cắt bỏ rễ con để riêng, rửa sạch đất, cắt thành từng mẩu ngắn hoặc thái mỏng, phơi hay sấy khô.
Nhiều nơi trồng để làm cây che phủ đất, chống xói mòn vùng miền núi, trồng xen phụ trợ cho nhiều loại cây trồng khác trong nông lâm nghiệp rất có hiệu quả.
Thành phần hóa học: Trong củ điền thất có chứa những thành phần hoá học nổi bật như Anthronoid, Diosgenin, SSPH1 và Taccaoside.
Theo đông y: Củ của cây điền thất có vị đắng, tính hàn. Cây thường được sử dụng như một vị thuốc dân gian giúp hỗ trợ điều trị hiệu quá các tình trạng sức khoẻ như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, sốt vàng da, ỉa chảy, suy nhược thần kinh, kinh nguyệt không đều, đau dây thần kinh hoặc huyết áp cao.
Theo y học hiện đại: Một số nghiên cứu trên các dòng ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) đã cho thấy, điền thất có tác dụng ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển, từ đó giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân. Hiện nay, ung thư biểu mô tế bào gan được đánh giá là một trong những khối u ác tính thường gặp nhất trên thế giới. Chiết xuất Taccaoside từ củ điền thất có tác dụng ức chế, đồng thời chống tăng sinh những dòng tế bào HCC hữu hiệu.
Ngoài ra, Saponin SSPH1 được phân lập từ rễ của điền thất đã được chỉ ra có hoạt tính chống ung thư mạnh đối với nhiều khối u khác nhau qua một số nghiên cứu tiền lâm sàng. Vì vậy, hồi đầu thảo đã được kỳ vọng là một trong những vị thuốc có thể thay thế hoặc cung cấp lựa chọn điều trị ung thư biểu mô tế bào gan hay một số bệnh ung thư khác.
Bài thuốc sử dụng điền thất
Chữa kinh nguyệt không đều
Củ điền thất phơi khô, tán củ thành bột. Khuấy bột điền thất với nước ấm để uống. Có thể cho thêm một ít mật ong vào thuốc để dễ uống hơn. Dùng bài thuốc này sau kỳ kinh được 10 ngày, uống trong vòng 10 ngày để kinh nguyệt thông đều trở lại.
Chữa đau nhức khớp, viêm khớp phong thấp
Cách 1: Điền thất, gối hạc, bìm bịp, mộc thông mỗi loại 15g. Sắc các vị thuốc cùng với nhau để uống, sử dụng từ 7 đến 10 ngày.
Cách 2: Rễ điền thất, rễ cỏ xước, rễ tầm soọng, lá lốt, dây đau xương, cam thảo dây , mỗi loại 20g. Đổ 500ml nước sắc còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 3 tuần.
Sưng tấy, trầy xước do té ngã
Củ điền thất tươi rửa sạch, giã nhỏ, cho thêm nước, vắt lấy nước. Uống phần nước chiết ra từ củ điền thất. Lấy phần bã điền thất đắp vào chỗ bị thương. Mỗi ngày thay băng 1 lần.
Điều trị bệnh xơ gan
20g điền thất, 10g chỉ sát 3g hồng hoa, 3g cam thảo, 30g trư linh, 6g hồng bì, trạch tả, đan sâm, sơn tra mỗi loại 15g,. Sắc tất cả dược liệu chuẩn bị bên trên với nước để uống. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc, liên tục trong vòng 1 tuần.
Chữa táo bón
Củ điền thất khô, đem tán bột. Trước mỗi bữa ăn 15 phút, người dùng chiêu bột điền thất với nước ấm. Trong quá trình dùng bài thuốc này, người bệnh cần kiêng đồ cay nóng, rượu bia và giấm. Mỗi lần từ 6 – 10g bột điền thất, uống bài thuốc này trong vòng từ 5 – 10 ngày.
Lưu ý khi sử dụng cây điền thất
Cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa hay thầy thuốc trước khi quyết định sử dụng điền thất.
Nên sử dụng thảo dược đúng liều lượng, tránh uống quá hàm lượng cho phép vì có thể gây ra những phản ứng như ớn lạnh, tiêu chảy, buồn nôn,...
Tuyệt đối không điều trị bệnh bằng củ điền thất cho phụ nữ có thai.
Công hiệu của các dược liệu tự nhiên như củ điền thất sẽ cho tác dụng chậm. Vì vậy, người dùng cần kiên trì và hạn chế tối đa bỏ liều để sớm thấy kết quả.
Trong quá trình điều trị bằng những bài thuốc từ rễ hồi đầu thảo,nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng lạ thường nào bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ.
Phụ thuộc vào cơ địa của từng người mà tác dụng điều trị bệnh của rễ điền thất sẽ nhanh – chậm khác nhau.
Tác dụng của tùng hương |
Tác dụng của bạch chỉ nam |
Tác dụng chữa bệnh của cây ngũ sắc |