Hà Nội có thêm 2 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP Nhiều dư địa phát triển sản phẩm đạt chuẩn OCOP từ cam Hòa Bình Nghệ An Khai mạc Hội thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh năm 2021 |
Chương trình OCOP hướng tới mục tiêu sản xuất xanh, bảo vệ môi trường (ảnh minh họa) |
Xu hướng sản xuất và tiêu dùng xanh trong thế kỷ XXI đã và đang nhận được sự đồng thuận rất lớn trong cộng đồng, từ các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, cung ứng sản phầm cho đến người tiêu dùng. Thậm chí thị trường còn có xu hướng tẩy chay với các sản phẩm bẩn, gây hại cho người sử dụng và ô nhiễm môi trường. Khi thu nhập và đời sống của người dân tăng thì nhu cầu sản phẩm sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường cũng có xu hướng tăng lên.
Những năm gần đây, Việt Nam cũng đang tích cực xây dựng các chính sách, lộ trình về phát triển bền vững, phát triển xanh cũng như tham gia các cam kết quốc tế về kinh tế tuần hoàn, giảm phát khí thải…
Tinh thần bảo vệ môi trường, phát triển xanh này cũng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra trong Bộ Tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP từ khi bắt đầu soạn thảo chương trình.
Cụ thể, theo Bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP theo Quyết định số 1048/QĐ-Ttg, trong hồ sơ đăng ký tham gia chương trình, tại Phiếu đăng ký sản phẩm mới và tại Tài liệu giới thiệu tổ chức, chủ thể OCOP phải trình bày về Giải pháp bảo vệ môi trường (xử lý chất thải như thế nào) khi triển khai sản xuất và các Phương án bảo vệ môi trường đồng thời đưa ra các cam kết bảo vệ môi trường/đánh giá tác động bảo vệ môi trường hoặc kế hoạch thu gom rác thải, hệ thống xử lý chất thải... khi tiến hành sản xuất.
Trà hoa vàng, sản phẩm OCOP chủ lực của huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) |
Khi sản phẩm tham gia chương trình OCOP được đánh giá, phân hạng, các tiêu chí về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững được nêu rõ tại mục 1.5 và 1.6 về Bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất và sử dụng năng lượng, công nghệ thân thiện bền vững trong sản xuất, chiếm 6/100 điểm.
Theo đó, để đạt được số điểm này, chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP cần có đánh giá tác động môi trường/kế hoạch bảo vệ môi trường (hoặc tương đương) theo quy định hiện hành, có minh chứng triển khai/áp dụng và có sử dụng/tái chế phụ phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất; cũng như có sử dụng năng lượng hiện đại, bền vững, đáng tin cậy (sạch, tái tạo,...)/công nghệ thân thiện môi trường trong quá trình sản xuất.
Khi cơ sở sản xuất đáp ứng được các tiêu chí này và đạt được các chứng nhận liên quan, chủ thể sản xuất có thể có thêm 5-8 điểm thuộc các mục Kiểm tra định kỳ và Đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Như vậy, nếu chủ thể sản xuất OCOP triển khai tốt các cam kết, các kế hoạch về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững để tạo ra được sản phẩm sạch cho người tiêu dùng và cho môi trường, chủ thể có thể đạt được số điểm đáng kể khi tham gia đánh giá.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm được Chính phủ xác định là một chương trình dài hơi, kỳ vọng ảnh hưởng sâu và rộng tới đời sống kinh tế và cộng đồng nông thôn. Do vậy đảm bảo các yếu tố về bảo vệ môi trường, phát triển xanh, bền vững là một trong những ưu tiên của địa phương để đảm bảo sản phẩm phát triển được lâu dài.