Sản phẩm OCOP nếp Cay Nọi có gì đặc biệt?

Lúa nếp Cay Nọi khi đến mùa thu hoạch vỏ hạt lúa có màu nâu đỏ, hạt gạo trắng, có mùi thơm ngọt, dẻo khi được nấu chín.
Trà Vinh công nhận thêm 28 sản phẩm OCOP Điện Biên: Đưa búp chè Shan Tuyết trở thành sản phẩm OCOP 3 sao Hà Nội giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc
Sản phẩm OCOP nếp Cay Nọi có gì đặc biệt?

Mô hình lúa nếp Cay Nọi, sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện Mường Lát

Lúa nếp Cay Nọi là của thần thánh ban cho

Theo truyền thuyết, ngày xưa trên đất nước Chăm Pa (khu vực cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng – nước bạn Lào ngày nay) chưa có sự đầu tư hồ đập, kênh mương tưới tiêu. Người dân tự khai hoang các piềng, bãi heo hút, khỉ ho, cò gáy thành đồng ruộng. Nguồn nước tưới phụ thuộc phần lớn vào nước mưa. Còn lúa thì cấy bằng các giống lúa bản địa, năng suất thấp, thu hoạch bấp bênh, Nhân dân đói khổ.

Vào một ngày mùa hạ, Nhân dân khu vực này chuẩn bị đồ đạc chuyển nơi ở mới thì một cơn mưa to ập đến và đồng thời xuất hiện một con gà trống nhỏ màu đỏ giữa cánh đồng, cất 3 tiếng gáy rất vang (Cáy Nọi, Cáy Nọi, Cáy Nọi - nghĩa là gà nhỏ, gà nhỏ, gà nhỏ). Khi tạnh mưa, người dân chạy ra giữa cánh đồng xem thì chỉ thấy một cây lúa xanh tươi. Cây lúa ngày càng phát triển, chịu hạn hán tốt, sau đó trổ ra 3 bông lúa thơm phưng phức. Từ đó, Nhân dân trong vùng coi cây lúa này là của thần thánh ban cho. Người dân đã lấy cây lúa đó nhân rộng khắp cánh đồng Chum và đất nước Chăm Pa.

Những năm 1980-1990, giống lúa trên đã du nhập vào xã Quang Chiểu. Vì giai đoạn này, Nhân dân xã Quang Chiểu nói riêng và Nhân dân huyện Mường Lát nói chung đang lâm vào cảnh túng đói nên được Nhân dân nước bạn Lào hỗ trợ lúa giống, gạo. Từ đó, Nhân dân xã Quang Chiểu luôn lưu giữ giống lúa quý cho đến nay và gọi theo tiếng của đồng bào dân tộc Thái nơi đây là Cáy Nọi, Cay Nọi (Cáy là gà, Nọi là nhỏ, nghĩa là lúa con gà nhỏ, nhỏ nhưng gáy vang cả núi rừng đất nước Chăm Pa).

Toàn xã Quang Chiểu có hơn 400 ha đất nông nghiệp thì đã có hơn 300 ha trồng lúa nếp Cay Nọi. Cây lúa nếp Cay Nọi được trồng 1 vụ duy nhất trong năm. Từ độ tháng 6 bắt đầu gieo mạ cấy ở chân ruộng bậc thang thấp, cho đến cuối tháng 10, đầu tháng 11 thì thu hoạch.

Giống lúa nếp Cay Nọi có điểm đặc biệt là thời gian từ khi gieo cấy đến khi thu hoạch kéo dài tới 5 tháng. Thời gian gieo mạ cũng kéo dài những 30 ngày, trong khi đó các giống lúa thông thường chỉ gieo mạ dưới 25 ngày. Bởi theo lý giải của người nông dân nơi đây, mạ càng già cây lúa sẽ càng cứng cáp, lúa chắc hạt, càng dẻo, càng thơm. Cây lúa nếp Cay Nọi còn có đặc điểm cao hơn 1m, thân cứng, đặc biệt phù hợp với đồng đất bản Pùng, trồng ở nơi khác không hiệu quả bằng.

Trước đây, không có nước tưới, người dân phải đi bộ hàng cây số lấy nước từ các khe suối. Về sau, địa phương đã đầu tư hệ thống kênh mương thủy lợi nên việc tưới tiêu đã đảm bảo hơn nhiều. Thổ nhưỡng ở đây là đất bùn đen màu mỡ. Nhờ chất đất, khí hậu cũng như bàn tay chăm sóc của bà con, lúa nếp Cay Nọi có hương vị đặc trưng. Lúa nếp Cay Nọi khi đến mùa thu hoạch vỏ hạt lúa có màu nâu đỏ, hạt gạo trắng mẩy, khi đồ lên có mùi thơm, dẻo hơn khi ăn nóng. Sản phẩm gạo nếp thường được bà con dùng để đồ xôi, nấu chè, làm bánh... Lúa nếp Cay Nọi vì thế còn gắn liền với đời sống bà con dân tộc Thái trong sinh hoạt, ẩm thực, vào các dịp lễ, tết.

Ông Trần Văn Thắng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Lát cho biết: HĐND huyện đã ban hành nghị quyết về cơ chế hỗ trợ các sản phẩm OCOP, cụ thể hỗ trợ đối với sản phẩm OCOP 3 sao là 120 triệu đồng, 4 sao là 130 triệu đồng và 5 sao là 150 triệu đồng. Sau khi chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP được công nhận sẽ được huyện hỗ trợ bằng tiền mặt. Ngoài ra, huyện còn phối hợp với các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh tạo điều kiện hỗ trợ về hồ sơ thủ tục pháp lý đảm bảo các tiêu chí OCOP. Đồng thời, chỉ đạo, định hướng cho xã Quang Chiểu thành lập HTX nông lâm Chung Thành để hỗ trợ xây dựng thành công lúa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện trong năm 2021.

Chị Lương Thị Nông, Chủ nhiệm HTX nông lâm Chung Thành chia sẻ: Lúa nếp Cay Nọi được bà con Nhân dân bản Pùng, xã Quang Chiểu trồng từ nhiều năm nay. Bản Pùng hiện có 31 hộ gia đình trồng lúa nếp Cay Nọi, với tổng diện tích 20 ha, trong đó có 6 hộ gia đình thành viên tham gia HTX. Mỗi năm cho thu hoạch khoảng 100 tấn/vụ, tương đương với giá trị gạo thành phẩm là 700 – 800 triệu đồng/vụ. Là sản phẩm OCOP đầu tiên xây dựng nên còn nhiều khó khăn, như: HTX mới thành lập còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm, khó khăn về kỹ thuật, vốn hạn hẹp... Tuy nhiên, sau khi thành lập, được sự quan tâm của huyện, HTX đã đấu mối cung ứng phân bón theo hình thức trả chậm để hỗ trợ hội viên, nông dân sản xuất. Đồng thời, đầu tư sân bãi, kho xưởng, máy móc... để đảm bảo cho HTX duy trì hoạt động, thúc đẩy quá trình xây dựng gạo nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP của huyện.

Nâng tầm thương hiệu nếp Cay Nọi

Trước kia, chưa thành lập hợp tác xã (HTX) diện tích gieo trồng của tổ sản xuất chỉ khoảng 5 - 10 ha, sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, chủ yếu tự cung, tự cấp, giá cả bấp bênh, cây trồng sâu bệnh nhiều, năng suất không hiệu quả. Sau khi HTX Nông lâm Chung Thành ký kết hợp đồng thu mua và chế biến nông sản, đến nay diện tích trồng lúa nếp Cay Nọi của địa phương không ngừng tăng lên.

Nhờ việc dồn điền, đổi thửa, giám sát chặt chẽ ở hầu hết các khâu từ gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch nên lúa sạch, ít sâu bệnh, đảm bảo chất lượng vệ sinh thực phẩm. Huyện cũng chỉ đạo, định hướng cho xã tạo điều kiện hỗ trợ thủ tục hồ sơ pháp lý cho HTX Nông lâm Chung Thành xây dựng thành công lúa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện trong năm 2021.

Phó Chủ tịch UBND xã Quang Chiểu Vi Văn Thứ cho biết: Để phát triển sản phẩm lúa nếp Cay Nọi, thời gian tới xã tiếp tục phối hợp cơ quan chức năng, HTX Nông lâm Chung Thành nghiên cứu, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết, bao tiêu sản phẩm. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, tạo uy tín, thương hiệu cho sản phẩm nông sản của địa phương, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Sản phẩm OCOP nếp Cay Nọi có gì đặc biệt?
Cánh đồng lúa nếp Cay Nọi ở xã Quang Chiểu vào mùa thu hoạch

Lúa nếp Cay Nọi khi đến mùa thu hoạch vỏ hạt lúa có màu nâu đỏ, hạt gạo trắng, có mùi thơm ngọt, dẻo khi được nấu chín.

Dự kiến Năng suất lúa nếp Cay Nọi đạt 45/tạ/ha/vụ. Sau khi trừ các khoản chi phí bỏ ra so với thực hiện mô hình dự án; chưa tính công lao động, bình quân thu lợi nhuận đạt hơn 42 triệu đồng/ha/vụ; các hộ sản xuất trong mô hình sau khi trừ chi phí thì lợi nhuận hơn 2,1 triệu đồng/vụ/1 sào (500m2). Sản phẩm lúa nếp Cay Nọi trở thành sản phẩm OCOP đầu tiên của huyện trong năm 2021.

Thành công của xây dựng mô hình phát triển sản xuất sản phẩm OCOP lúa nếp Cay Nọi, tạo ra một dự án mang tính đột phá trong sản xuất nông nghiệp của huyện, góp phần để phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP đồng thời xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến thụ sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất lâm nghiệp (Tổng cục Lâm nghiệp) cho biết: “Các mô hình trồng giống nếp Cay Nọi trên địa bàn thể hiện sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền huyện Mường Lát trong việc thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, hướng tới sản xuất hàng hóa bền vững.

Đối với mô hình lúa nếp Cay Nọi, vấn đề cần quan tâm hiện nay là giữ được phẩm chất lúa gạo đồng thời phải nâng tầm thương hiệu, để khi nhắc tới Mường Lát, người ta đều biết tới giống lúa nếp Cay Nọi. Cũng giống như trồng trọt, sau khi thực hiện thành công các mô hình điểm về chăn nuôi cần giữ vững, nhân rộng để người dân thấy được vai trò của hoạt động sản xuất đối với đời sống nhân dân cũng như phát triển kinh tế, xã hội của địa phương”.

Minh Ánh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cà Mau nâng tầm, phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của tỉnh

Cà Mau nâng tầm, phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của tỉnh

Cà Mau nâng tầm sản phẩm OCOP bằng cách phát huy tiềm năng sẵn có, cải tiến chất lượng, xây dựng thương hiệu,...Hiện, các ngành, các cấp trong tỉnh đang khẩn trương triển khai kế hoạch thu hút, khuyến khích chủ thể tham gia.
Hơn 100 gian hàng "quy tụ" tại Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024

Hơn 100 gian hàng "quy tụ" tại Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024

Sáng ngày 3/10, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc "Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024" và trao giải "Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024".
Hà Nội: Về làng So khám phá quy trình sản xuất miến dong truyền thống Dương Kiên

Hà Nội: Về làng So khám phá quy trình sản xuất miến dong truyền thống Dương Kiên

Là thương hiệu miến dong nổi tiếng tại Hà Nội, nhưng ít ai biết quy trình sản xuất ra sản phẩm miến dong được diễn ra như thế nào? Dưới đây là quy trình sản xuất miến dong truyền thống Dương Kiên tại làng So của CEO Dương Đình Khôi.
100 gian hàng tiêu chuẩn tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

100 gian hàng tiêu chuẩn tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

Từ ngày 3 - 6/10, Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, Hà Nội. Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Cận cảnh quy trình sản xuất thịt chua đạt chuẩn tại Trường Foods

Cận cảnh quy trình sản xuất thịt chua đạt chuẩn tại Trường Foods

Là thương hiệu thịt chua nổi tiếng của tỉnh Phú Thọ, nhưng ít ai biết quy trình sản xuất ra sản phẩm thịt chua được diễn ra như thế nào? Dưới đây là quy trình sản xuất thịt chua đạt chuẩn tại Trường Foods của nữ CEO Nguyền Thị Thu Hoa.
Nhiều chương trình khởi nghiệp mới tại Đắk Lắk

Nhiều chương trình khởi nghiệp mới tại Đắk Lắk

Sáng 23/9, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Sản phẩm OCOP 4 sao nâng cao giá trị nông sản Đắk Lắk

Sản phẩm OCOP 4 sao nâng cao giá trị nông sản Đắk Lắk

Ngày 19/9, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tuyên truyền Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 đến cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, đại diện doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại và hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ô mai Vạn Xuân - hương vị trăm năm, chuyện đời bốn thế hệ

Ô mai Vạn Xuân - hương vị trăm năm, chuyện đời bốn thế hệ

Hà Nội, mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh mà còn được biết đến với những món ăn đặc sản làm say lòng du khách. Trong số đó, không thể không nhắc đến ô mai Vạn Xuân, một thức quà đã trở thành biểu tượng ẩm thực của Hà thành, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ.
Cao Bằng nỗ lực hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP địa phương

Cao Bằng nỗ lực hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP địa phương

Để phát triển sản phẩm OCOP, những năm qua, tỉnh Cao Bằng dành nhiều nguồn lực hỗ trợ. Riêng năm 2024, tỉnh huy động 5.400 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 4.700 triệu đồng, ngân sách tỉnh 700 triệu đồng.
Bánh nướng thập cẩm Gia Trịnh Bakery

Bánh nướng thập cẩm Gia Trịnh Bakery

Bánh nướng thập cẩm là một trong các sản phẩm của Công ty Cổ phần Gia Trịnh Bakery đã được cấp chứng nhận OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Dứa đóng hộp Trường Tùng

Dứa đóng hộp Trường Tùng

Dứa đóng hộp Trường Tùng của Công ty Cổ phần chế biến nông sản Trung Thành đã được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa đẩy mạnh quảng bá, phát triển các sản phẩm OCOP

Thanh Hóa đẩy mạnh quảng bá, phát triển các sản phẩm OCOP

Nhằm mục tiêu quảng bá, đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, những năm qua, Thanh Hóa chú trọng công tác tuyên truyền, tổ chức các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Áo choàng tắm cotton BOHA

Áo choàng tắm cotton BOHA

Sản phẩm áo choàng tắm cotton mang thương hiệu BOHA được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao của thành phố Hà Nội.
Hơn 220 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt Nam 2024”

Hơn 220 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt Nam 2024”

Hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt 2024’’ lần thứ 16 thu hút 150 doanh nghiệp tham gia diễn ra từ ngày 27 – 30/8/2024 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (quận 7, TP.HCM).
Bún khô Lợi Hải

Bún khô Lợi Hải

Bún khô Lợi Hải là sản phẩm được nhiều người dân Hà Nội yêu thích bởi hương vị đặc trưng cũng như tính tiện lợi, sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Dầu hào Hùng Thắng

Dầu hào Hùng Thắng

Dầu hào do Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và Sản xuất Thương mại Hùng Thắng sản xuất đã được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao của UBND thành phố Hà Nội.
Miến dong Long Vũ

Miến dong Long Vũ

Miến dong Long Vũ là đặc sản của người làng So xưa kia, sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Hành trình OCOP – đưa sản phẩm nông sản ra khỏi phạm vi làng xã

Hành trình OCOP – đưa sản phẩm nông sản ra khỏi phạm vi làng xã

Vừa qua tại Hà Nội, Hội nghị Xúc tiến Thương mại Đưa Sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị đã diễn ra trong khuôn khổ chương trình Hành Trình OCOP. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu nỗ lực của Ban Tổ chức trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và nhà sản xuất nông sản địa phương đưa sản phẩm OCOP tiếp cận thị trường tiêu dùng rộng lớn, đặc biệt thông qua các hệ thống siêu thị lớn trong nước.
Đa dạng các sản phẩm vùng miền tại phiên chợ nông sản, tuần hàng OCOP Thủ đô

Đa dạng các sản phẩm vùng miền tại phiên chợ nông sản, tuần hàng OCOP Thủ đô

Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền - Na Lạng Sơn và tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm: OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2024 diễn ra từ ngày từ ngày 15 - 18/8 tại Khu hội chợ Triển lãm giao dịch Kinh tế và thương mại (số 489, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội).
Khai trương khu trưng bày giới thiệu sản phẩm cùng các tỉnh, thành phía Bắc

Khai trương khu trưng bày giới thiệu sản phẩm cùng các tỉnh, thành phía Bắc

Sáng 16/8, tại Trung tâm hội nghị 25B (TP Thanh Hoá), UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Khai trương không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024.
Chăn bông tằm tự dệt Mỹ Đức

Chăn bông tằm tự dệt Mỹ Đức

Chăn bông tằm tự dệt là một trong các sản phẩm của công ty trách nhiệm hữu hạn dâu tằm tơ Mỹ Đức, sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP 5 sao.
Quảng Ninh tích cực thực hiện chuyển đổi số chương trình OCOP

Quảng Ninh tích cực thực hiện chuyển đổi số chương trình OCOP

Nhằm hướng tới phát triển bền vững các sản phẩm OCOP, đặc biệt trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực thực hiện chuyển đổi số chương trình OCOP.
Đắk Lắk có thêm 14 sản phẩm OCOP 4 sao

Đắk Lắk có thêm 14 sản phẩm OCOP 4 sao

Đắk Lắk vừa tổ chức hội nghị xem xét, đánh giá, chấm điểm phân hạng đợt 2 cho 25 bộ hồ sơ sản phẩm tiềm năng 4 sao của 4 địa phương gồm: TP Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ, huyện Krông Pắc và huyện Krông Ana.
Thêm 12 sản phẩm của Yên Bái được công nhận OCOP 3 sao

Thêm 12 sản phẩm của Yên Bái được công nhận OCOP 3 sao

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Yên Bái đã công nhận thêm 12 sản phẩm OCOP 3 sao, đạt 40% kế hoạch đề ra.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động