Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, giá bán chè Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp, thời gian tới người làm chè cần thay đổi tư duy để tìm con đường thương mại mới cho chè Việt.
Tại sao xuất khẩu chè vẫn “lận đận” so với các loại đồ uống khác? Xuất khẩu chè của Việt Nam tăng trưởng tốt nhưng vẫn “lận đận” Chỉ 6.000 đồng/kg chè búp, trong khi giá cà phê, trái cây đang tăng: Đây là vấn đề cần trăn trở
Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị.
Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị.

Xuất khẩu chè tăng cả về khối lượng, giá trị

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu chè của Việt Nam tháng 10/2024 tăng trở lại, đạt 14,47 nghìn tấn, trị giá hơn 26 triệu USD, tăng 10,6% về lượng và tăng 13,7% về giá trị so với tháng 9/2024; tăng 20,2% về lượng và tăng 19,9% về giá trị so với tháng 10/2023.

Giá bình quân chè xuất khẩu trong tháng 10/2024 đạt 1.817 USD/tấn, tăng 2,9% so với tháng 9/2024, nhưng giảm nhẹ 0,3% so với tháng 10/2023.

Tính chung 10 tháng năm 2024, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt hơn 120 nghìn tấn, trị giá gần 212 triệu USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 30,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

Giá bình quân chè xuất khẩu trong 10 tháng năm 2024 đạt 1.762 USD/tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính chung 10 tháng năm 2024, xuất khẩu chè sang các thị trường chính tăng so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, Pakistan tăng 17,6% về lượng và tăng 27,2% về giá trị. Thị trường Đài Loan tăng 2,5% về lượng và tăng 6,7% về giá trị. Trung Quốc tăng mạnh 249,5% về lượng và tăng 114,5% về giá trị. Indonesia tăng 56,2% về lượng và tăng 60,3% về giá trị… Ngược lại, xuất khẩu sang thị trường Iraq giảm mạnh 49,5% về lượng và giảm 46,3% về giá trị.

Cần thay đổi tư duy để tìm con đường mới cho chè Việt

Cần thay đổi tư duy người làm chè.
Cần thay đổi tư duy người làm chè.

Hiện Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dù đạt được những thành quả nhất định. Tuy nhiên, khi nhìn vào bức tranh chung của ngành nông nghiệp sẽ dễ dàng nhận thấy, 10 tháng đầu năm, trong khi xuất khẩu rau quả, cà phê đã có kim ngạch vượt trên 5 tỷ USD/năm, thì mặt hàng chè chỉ khoảng 200 - 300 triệu USD/năm. Hơn nữa, giá chè xuất khẩu bình quân cũng chỉ đạt 1.750 USD/tấn, bằng 1/2 so với thế giới.

Và điều nghịch lý hơn nữa, là giá chè xuất khẩu hiện chỉ bằng 1/3 so với giá chè tiêu thụ trong nước. Hiện giá bán chè trong nước dao động từ 120.000 đồng đến 800.000 đồng/kg, tùy thuộc vào loại trà và thương hiệu.

Lý giải về giá bán chè xuất khẩu quá thấp so với chè tiêu thụ trong nước, Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết, chè xuất khẩu thường chỉ là chè thô, đóng trong bao lớn, không có nhãn mác. Các đối tác nhập khẩu mua về sau đó đóng gói nhỏ, dán nhãn mác của họ rồi đem đi tiêu thụ. Do đó, người tiêu dùng chè ở các nước không biết đó là chè có xuất xứ từ Việt Nam.

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết, thế giới nhìn nhận chè Việt Nam là thị trường giá rẻ và tìm kiếm lợi nhuận tại đây. Trong khi đó, người làm chè đang ở tình trạng dễ mua, dễ bán nên không trau chuốt, tự làm mới mình, mà chỉ tập trung sản xuất để đạt thỏa thuận mua bán trước mắt. Đây là lý do chè Việt Nam dễ rơi vào “bẫy giá rẻ” của thế giới.

“Tiêu thụ nội địa, chúng ta làm rất tốt, như tại các tỉnh Thái Nguyên, Hà Giang, Sơn La, Thái Nguyên, giá bán chè ở mức 7 USD - 20 USD/kg. Như vậy, hòa chung với giá tiêu thụ nội địa, giá chè trung bình khoảng 4 USD/kg. Trong khi đó, giá chè xuất khẩu bình quân chỉ là 1,75 USD/kg”, ông Long nêu thực tế.

Bên cạnh đó, khi phân tích vấn đề thị trường, EU hiện là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất thế giới, tuy nhiên Việt Nam lại chưa thể hiện được dấu ấn lớn tại đây, 4 tháng đầu năm, trị giá nhập khẩu chè của EU từ Việt Nam chỉ chiếm 0,19% tổng trị giá nhập khẩu.

Trong khi đó, EU đang ngày càng đặt ra nhiều quy định hơn về kinh tế xanh, sạch, đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải cập nhật thông tin để đáp ứng đúng nhu cầu tiêu dùng tại thị trường này.

Cùng với đó, tại thị trường xuất khẩu lớn nhất của chè Việt là Pakistan thì tỷ trọng nhập khẩu chè của Pakistan từ Việt Nam vẫn còn thấp và đang có xu hướng giảm do nhiều rào cản, đặc biệt là thiếu thông tin thị trường, nên doanh nghiệp chè Việt Nam khó tiếp cận và khó có những đơn hàng lớn với các doanh nghiệp Pakistan.

Do đó, ông Long cho rằng phải thay đổi tư duy để tìm con đường thương mại mới cho chè Việt. Ông Long cho rằng hiện nay tại Việt Nam, có nhiều nhà máy nhỏ chắp vá đang rơi vào bẫy giá rẻ do thời gian dài chưa có đổi mới.

“Vì vậy, để khắc phục hiện trạng này, cần tập trung liên kết doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân, chính quyền địa phương. Tất cả cần vào cuộc để khai thác tiềm năng, bỏ tư duy dìm giá, phân tán thị trường”, ông Long kiến nghị.

Theo ông Đoàn Anh Tuân, Giám đốc Công ty TNHH Thế hệ mới, trong giai đoạn hiện nay, người sản xuất, chế biến và thương mại chè cần thay đổi về cách tư duy. “Cây chè không còn là cây xóa đói giảm nghèo nữa mà phải trở thành cây làm giàu”, ông Tuân nhấn mạnh.

PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Hội Làm vườn Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, khẳng định: “Một sản phẩm chè cao cấp luôn được gắn với giống”.

Hiện nay, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đang có hai loại giống chè xuất xứ từ Việt Nam, dư sức cạnh tranh với các giống chè đặc sản trên thế giới. Đó là giống chè Hương Bắc Sơn được tạo ra bằng lai hữu tính, mẹ là giống Kim Tuyên với bố là giống chè Trung Du. Chè VN15 được lai hữu tính giữa mẹ là giống Saemidori với bố là giống Shan Cù Dề Phùng. Hai loại chè này đã được chuyên gia Đài Loan mà Viện mời về đánh giá cao vì chất lượng tuyệt vời.

“Trước đây, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tập trung vào hướng nghiên cứu giống năng suất cao, chất lượng tốt để phát huy kinh tế và nâng cao thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, 10 năm trở lại đây, chúng tôi tập trung phát triển giống có chất lượng cao để đáp ứng sản xuất chè cao cấp”, ông Toàn nhấn mạnh.

Ngành chè Việt Nam đứng trước cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu Ngành chè Việt Nam đứng trước cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu
Giá tiêu sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh nhu cầu cao, nguồn cung hạn chế Giá tiêu sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh nhu cầu cao, nguồn cung hạn chế
Xuất khẩu chè tăng trưởng ấn tượng và bài toán mở rộng miếng bánh thị phần Xuất khẩu chè tăng trưởng ấn tượng và bài toán mở rộng miếng bánh thị phần
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Trung Quốc & HongKong, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Hàn Quốc đang là 5 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam.
Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Người tiêu dùng tại Hà Lan luôn ý thức về sức khỏe và quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và họ lựa chọn cá tra Việt Nam là một trong những thực phẩm trên bàn ăn hàng ngày.
Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Nhiều chuyên gia dự báo, với vị trí địa lý ngay sát Trung Quốc, Việt Nam bị coi là cửa ngõ để hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ, chính quyền Mỹ có thể cố gắng ngăn chặn lỗ hổng này và áp thuế lên hàng từ Việt Nam. Do đó, ngành thuỷ sản Việt Nam, trong đó có cá ngừ, cũng có thể đối mặt với khó khăn khi nhu cầu từ thị trường Mỹ giảm vì hàng hóa nhập quá đắt đỏ vì bị áp thuế cao.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Sự kiện Tổng thống mới của Mỹ sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho xuất khẩu tôm của Việt Nam, phụ thuộc vào mức thuế hàng hóa mà Chính quyền ông Trump sẽ áp dụng.
Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Các đại biểu đồng tình tăng thuế với đồ uống có cồn, đồng thời nhấn mạnh cần đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đề ra.
Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Dù logistics Việt Nam đã có những bước tiến dài nhưng con đường phía trước không hề dễ dàng. Theo các doanh nghiệp, các mặt hàng cồng kềnh hay tươi sống vẫn là bài toán khó để đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Trong báo cáo cập nhật về thị trường gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam sẽ nhập khẩu gạo đến 3,2 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so với báo cáo cách đây một tháng.
Chính thức hoãn thực thi EUDR, Việt Nam khẳng định vẫn chủ động chuẩn bị, thích ứng

Chính thức hoãn thực thi EUDR, Việt Nam khẳng định vẫn chủ động chuẩn bị, thích ứng

Theo quyết định mới, các doanh nghiệp lớn sẽ phải tuân thủ Quy định chống phá rừng (EUDR) từ ngày 30/12/2025, trong khi các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sẽ có thời gian đến ngày 30/6/2026.
Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau

Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau

Hội nghị xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản năm 2024 thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế, các hội, hiệp hội và nhà mua trên thế giới, được kỳ vọng là cầu nối mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau.
Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc

Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc

Trong tháng 9, Việt Nam trở thành nguồn cung sầu riêng lớn nhất cho thị trường Trung Quốc với gần 177.000 tấn, trị giá 640,72 triệu USD.
Ngành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

Ngành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

Mới đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong khi thi hành công vụ nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ.
Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc có dân số đông 1,4 tỷ người, là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới nên nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng rất lớn, nhất là các loại trái cây vùng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu về 58,66 tỉ USD

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu về 58,66 tỉ USD

10 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã mang về cho cả nước hơn 58,66 tỉ USD.
Thái Lan khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”, sầu riêng Việt có đáng lo?

Thái Lan khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”, sầu riêng Việt có đáng lo?

Dự án “sầu riêng kỹ thuật số” nhằm giúp người nông dân trồng sầu riêng Thái Lan giải quyết nhiều thách thức bằng cách sử dụng các ứng dụng để ghi lại, lưu trữ và theo dõi dữ liệu cây trồng.
Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước

Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước

10 tháng đầu năm 2024, giá trị nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt đạt gần 1,4 tỉ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu không được kiểm soát, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu thịt lợn.
Các "chiến thần livestream" chốt được bao nhiêu đơn hàng dịp sale 11/11?

Các "chiến thần livestream" chốt được bao nhiêu đơn hàng dịp sale 11/11?

Đại diện TikTok Shop cho biết, phiên livestream kéo dài 14 tiếng liên tục được tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) đã ghi nhận 200.000 đơn đặt hàng.
Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

10 tháng đầu năm 2024, ba loại nông sản tỷ USD là cà phê, rau quả và gạo bội thu về đơn hàng lẫn giá xuất khẩu. Các chuyên gia dự báo, với kết quả đã đạt được, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp năm nay có thể đạt kỷ lục 60-61 tỷ USD.
Thái Lan dự kiến nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan dự kiến nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan dự kiến xuất khẩu 9 triệu tấn gạo trong năm 2024, tăng so với các mức dự báo trước đó là 8,2 và 7,5 triệu tấn.
Áp thuế VAT 5% với phân bón - hướng đi đúng vì lợi ích "ba nhà"

Áp thuế VAT 5% với phân bón - hướng đi đúng vì lợi ích "ba nhà"

Hiện nay, Quốc hội đang bàn một vấn đề lớn đối với nông dân, nông nghiệp, đó là đưa lĩnh vực phân bón vào chịu thuế giá trị gia tăng, theo chuyên gia kinh tế, nó sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích, Nhà nước, doanh nghiệp, người nông dân.
Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội

Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội

Thứ hạng của các sàn tiếp tục có sự thay đổi, đặc biệt với sự xuất hiện của một số gương mặt mới như Temu, Shein... cuộc cạnh tranh tại thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam càng trở nên khốc liệt.
Đầu tư công và tiêu dùng nội địa sẽ là đòn bẩy tăng trưởng năm 2025

Đầu tư công và tiêu dùng nội địa sẽ là đòn bẩy tăng trưởng năm 2025

Xuất khẩu năm 2025 được sự báo có nhiều thách thức, động lực tăng trưởng năm tới sẽ nằm trong tay Chính phủ, cụ thể là việc thúc đẩy mạnh mẽ chi tiêu chính phủ, bao gồm cả chi tiêu ngân sách và giải ngân đầu tư công. Điều này có thể kéo theo tiêu dùng nội địa và đầu tư tư nhân tăng thêm.
Mặt hàng nào của Việt Nam hưởng lợi khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Mặt hàng nào của Việt Nam hưởng lợi khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?

Theo các chuyên gia, ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu nông sản của Việt Nam có thể gặp thách thức từ chính sách phòng vệ thương mại, nhưng cũng có thêm cơ hội tăng trưởng trong những năm tới.
Temu nộp tờ khai thuế quý III với doanh thu bằng 0

Temu nộp tờ khai thuế quý III với doanh thu bằng 0

Đây là thông tin được Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 9/11.
Lạc quan về triển vọng kinh tế, người Việt Nam tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu

Lạc quan về triển vọng kinh tế, người Việt Nam tăng chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu

Ngân hàng UOB (Singapore) vừa công bố Báo cáo nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng ASEAN 2024. Theo đó, ba hạng mục hàng đầu mà người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã chi nhiều hơn trong năm qua là giáo dục cho con cái (42%), chăm sóc sức khỏe (33%) và các dịch vụ tiện ích (33%).
Kỳ vọng Hiệp định CEPA sẽ mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu tôm sang UAE

Kỳ vọng Hiệp định CEPA sẽ mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu tôm sang UAE

Với Hiệp định CEPA mới được ký kết, tôm Việt Nam được kỳ vọng sẽ được hưởng ưu đãi thuế cao nhất, sớm nhất để có thể tăng thị phần tại thị trường UAE.
Nhiều cơ hội, không ít thách thức cho xuất khẩu thủy sản sang Mỹ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Nhiều cơ hội, không ít thách thức cho xuất khẩu thủy sản sang Mỹ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc ông Donald Trump đắc cử Tổng thống trong cuộc bầu cử vừa qua sẽ tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.
Cơ hội “vàng” để tăng xuất khẩu cá ngừ sang UAE

Cơ hội “vàng” để tăng xuất khẩu cá ngừ sang UAE

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất - UAE (CEPA) được ký kết chỉ sau hơn 1 năm đàm phán. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao cấp tại UAE, đặc biệt là các sản phẩm tôm và cá, ngành cá ngừ Việt Nam dự kiến sẽ có thêm cơ hội tăng cường xuất khẩu và nâng cao giá trị sản phẩm nhờ vào ưu đãi từ CEPA.
Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Thu thuế TMĐT cả năm có thể vượt 100.000 tỷ đồng

Thu thuế TMĐT cả năm có thể vượt 100.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, các nhà cung cấp nước ngoài nộp ngân sách nhà nước khoảng 8.200 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ. Theo tính toán của cơ quan thuế, thu thuế thương mại điện tử năm 2024 có thể vượt mốc 100.000 tỷ đồng.
Xuất khẩu gạo Việt Nam hướng tới kỷ lục mới, vượt 5 tỷ USD

Xuất khẩu gạo Việt Nam hướng tới kỷ lục mới, vượt 5 tỷ USD

Ấn Độ dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo khiến cho giá gạo trên thị trường châu Á lao dốc. Tuy nhiên, sau 10 tháng xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đạt 4,9 tỉ USD và được dự báo có khả năng vượt mục tiêu 5 tỷ USD trong năm 2024.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động