Bài thuốc dân gian từ sắn dây trị nhiều bệnh hiệu quả Lá sen - Món quà quý giá cho sức khỏe và sắc đẹp Dưa hấu chưng Tết - Vị thuốc quý cho ngày đầu năm mới |
Đặc điểm của cây cải canh
Cải canh còn gọi cải bẹ xanh, cải xanh, cải cay, tên khoa học: Brassica juncea (L.) Czern. et Coss., họ Cải (Brassicaceae).
Cây thân thảo, sống hàng năm, thân có kích thước to nhỏ khác nhau tùy theo giai đoạn tăng trưởng của cây.
Lá cải canh phát triển trên rễ hình trái xoăn. Khi còn non, lá cải màu xanh nõn lá chuối và càng già thì màu xanh càng đậm hơn do trải qua quá trình quang hợp. Cuống lá dầy, mọng nước, lõm ở giữa tạo thành một đường rãnh. Hai bên mép lá hình răng cưa không đều. Cả thân và lá đều có vị cay, hơi đắng nên mới được dân gian gọi là cải cay. Khi trưởng thành, cải canh cho ra những chùm hoa màu vàng nhạt và có quả chứa hạt hình cầu.
Cây cải canh có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ ở những vùng có khí hậu lạnh. Ở miền Bắc nước ta, loại rau này thường được trồng vào vụ đông nhưng ở những nơi có khí hậu mát mẻ như Lâm Đồng, Đà Lạt hay Đắc Lắc cải canh được trồng quanh năm.
Lá và hạt của cây rau cải canh là những bộ phận được sử dụng phổ biến. Phần lá được dùng làm rau ăn hàng ngày. Trong khi đó, hạt chủ yếu được dùng làm thuốc chữa bệnh hoặc ép lấy dầu làm mù tạt.
Loại rau này còn có công dụng chống lão hóa da, trị các chứng viêm họng, chứng phong hàn vào mùa lạnh và rất nhiều chứng bệnh khác.
Thành phần hóa học
Trong cải canh chứa nhiều Vitamin A, B, C, K, Axit nicotic, Abumin, Catoten…
Hạt cải canh chứa dầu béo, tinh dầu và chất nhầy; chất sinigrosid khi gặp nước, men myrosinase thủy phân cho glucose, kali sulfat acid và alyl isothiacynat (tinh dầu mù tạc - một chất lỏng, dễ bay hơi, không màu, gây chảy nước mắt, khi kết hợp với amoni hydroxyd thành alylthioure).
Theo y học cổ truyền
Theo Đông y, cải canh có vị hơi cay đắng, tính ấm.
Hạt cải canh (giới tử) có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch…
Liều dùng: giới tử 4 - 8g. Dùng ngoài không kể liều lượng. Cải canh: 100 - 300g.
Trừ đờm, chữa ho: hạt cải canh 4g, hạt tía tô 12g, hạt rau cải củ 12g. Sắc uống. Dùng cho các chứng bệnh do đờm lạnh, ho, hen suyễn, đờm nhiều và loãng, tức ngực.
Bài thuốc sử dụng cải canh
Chữa đờm vướng tắc, đau nhức khớp
Hạt cải canh 4g, hạt gấc 12g, một dược 12g, quế tâm 12g, mộc hương 12g. Chế thành thuốc bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g với rượu trắng hâm nóng.
Trừ độc, tiêu nhọt
Bài 1: hạt cải canh, hành ta liều lượng như nhau. Nghiền hạt cải thành bột, cho hành củ vào trộn nhuyễn, đắp vào chỗ bị nhọt hay hạch. Ngày làm 1 lần cho đến khi khỏi. Chữa áp-xe lạnh (âm thư), nổi hạch, nhọt lâu ngày mà không có đầu.
Bài 2: hạt cải canh nghiền thành bột, thêm ít giấm hoà đều, đắp chỗ nhọt mới phát.
Trừ đờm, chữa ho
Hạt cải canh 4g, hạt tía tô 12g, hạt rau cải củ 12g. Sắc uống. Dùng cho các chứng bệnh do đờm lạnh, ho, hen suyễn, đờm nhiều và loãng, tức ngực.
Chữa đau dạ dày, lạnh dạ dày có biểu hiện nôn ói
Chuẩn bị 3,5g hạt cải canh, tán hạt cải thành bột uống cùng một chút rượu nóng. Dùng thuốc mỗi ngày 2 lần.
Viêm khí quản
Hạt cải canh và hạt củ cải. Cả hai đem sao thơm, cho vào ấm nấu với 600ml nước. Canh cho đến khi nước trong ấm cạn còn 1/2 thì tắt bếp. Gạn thuốc chia 3 lần uống
Chữa bệnh gút
Ngoài việc luộc cải bẹ xanh ăn hàng ngày, bạn có thể ép lấy nước rồi uống mỗi ngày. Nếu không quen với vị đắng của nước ép, bạn có thể uống nước luộc cải mỗi ngày để hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả. Mỗi ngày bạn có thể uống 2 – 3 lít, dùng thay cho nước lọc.
Lưu ý khi dùng cải canh
Bệnh nhân bị suy giáp không nên ăn cải canh dưới mọi hình thức
Người sức yếu, sốt nóng (khí hư hữu nhiệt), yếu phổi ho khan không dùng.
Trẻ em, người đang bị tiêu chảy, phụ nữ có thai không nên ăn rau cải canh sống.
Cây bàng - Loài cây gắn liền với ký ức tuổi thơ còn có tác dụng chữa bệnh |
Bài thuốc chữa bệnh từ cây sấu |
Cây báng - "Món quà" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích |