Cây tần bì - Món quà quý giá từ thiên nhiên Bất ngờ, lá gói bánh chưng cũng là loại dược liệu để chữa bệnh Mò hoa trắng - "Cây thuốc quý" mọc hoang quanh nhà |
Đặc điểm của cây bàng
Cây bàng có tên khoa học là Terminalia catappa L., thuộc họ Bàng (Combretaceae). Tên gọi khác là Quang lang, Bàng biển, Badamier, Choambok Barangparrcang Prang.
Cây bàng là loại cây to, cao 8 - 10m, có khi hơn. Thân phân cành nằm ngang gần như mọc vòng làm thành nhiều tầng.
Lá to, mọc so le, cuống lá ngắn, hình trứng ngược, gốc thuôn, đầu tròn hơi có mũi nhọn, dài 20 - 30cm, rộng 10 - 13cm, mặt trên nhẵn bóng, mặt dưới nhạt, hơi có lông màu hung nhạt, gân phụ chằng chịt men theo phiến đến tận đầu lá, cuống lá có lông màu hung.
Cụm hoa mọc thành chùm ở kẽ lá gắn gọn, dài 15 - 20cm. Hoa nhỏ nhiều, màu trắng lục, đài hoa có 5 răng, rụng sớm, gốc có 5 tuyến màu nâu, không có tràng. Nhị 10, cao hơn đài, bầu một ô, chứa hai noãn.
Quả hạch, hình trứng dẹp, đầu múp nhọn, hai mép mỏng, khi chín màu vàng.
Mùa hoa: Tháng 4 - 5. Mùa quả: Tháng 6 - 7.
Bàng là một loại cây không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Bởi nó thường được trồng nhiều để lấy bóng mát ở trong trường học, vỉa hè. Ngoài ra người ta sử dụng thân, quả, lá và rể bàng để ứng dụng làm dược liệu.
Nhiều tài liệu cho rằng cây Bàng là cây được di thực ở đảo Moluques về nước ta. Bàng mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trên nước ta để lấy bóng mát. Một số nơi dùng Bàng để ứng dụng làm dược liệu chữa bệnh.
Cũng tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà cây bàng non được phân thành nhiều loại, được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau. Cây bàng Đài Loan cũng là một loại bàng, có nguồn gốc từ Bahamas. Bởi vì lá của loại bàng này thường nhỏ, nên người Việt chúng ta còn gọi nó bằng cái tên khác là bàng lá nhỏ. Một loại bàng được trồng phổ biến nữa đó là cây bàng Singapore. Loại bàng này có nguồn gốc từ châu Phi. Khác với cây bàng Đài Loan, cây bàng Singapore có lá rộng, màu xanh đậm. Với đặc điểm thân hình nhỏ gọn, tán lá đẹp mà chúng thường được trồng trong các chậu cảnh, nhằm trang trí ở trong nhà hoặc ở văn phòng.
Cây bàng thông thường, hay còn gọi là cây bàng ta có thể mọc cao tới 35m. Các tán lá mọc đối xứng, rậm và mọc trông giống như cái lọng. Chính vì vậy mà chúng được trồng phổ biến để lấy bóng mát.
Thành phần hoá học
Các thành phần hoá học có sự khác nhau từ quả, hạt và vỏ của cây bàng. Quả chứa 1.95g protein, 12.03g carbohydrate và 1.21g tro. Beta-caroten (2090μg) và vitamin C (1386mg) hiện diện với số lượng lớn.
Vỏ quả được khử nước dưới ánh nắng mặt trời có tro, protein, glucose, độ ẩm, tannin, carbohydrate và dầu với nhiệt lượng 3434,5kcal/kg là rất cần thiết cho giá trị dinh dưỡng của nó.
Hạt bao gồm dầu cố định (51.2%), olein (54%), và stearin (46%). Hạt mang lại độ ẩm 4.13%, chất xơ thô 4.94%, protein thô 23.78%, tro 4.27%, chất béo 51.80% và 16.02% carbohydrate; tổng giá trị nhiệt lượng là 548,78kcal.
Vỏ cây chứa glycoside, cardiac tannin, dầu dễ bay hơi, saponin, steroid, glycoside và phenol. Được phân loại vào nhóm axit oleic-linoleic, dầu chứa hàm lượng lớn axit béo không bão hòa, chỉ có oleic (lên đến 31.48%) và linoleic (lên đến 28.93%).
Gần đây hơn, Mininel và cộng sự đã phân lập được punicalagin (polyphenol), các dẫn xuất của nó và một số hợp chất khác trong lá của cây bàng. Lá cây bàng chứa 1-degalloyl-eugeniin, 2,3-(4,4',5,5',6,6'-hexahydroxy-diphenoyl)-glucose, axit chebulagic, axit gentisic, corilagin, geraniin, granatin B, kaempferol, punicalagin, punicalin, quercetin, tercatain, tergallagin, terflavin A, và terflavin B.
Hạt chứa carbohydrate, protein, chất béo, chất xơ, sắt, axit ascorbic, axit arachidic, beta-carotene, axit linoleic, axit myristic, axit oleic, axit palmitic, axit palmitoleic, axit stearic, phốt pho, kali, niacin, riboflavin, thiamin và nước. Quả chứa glucose, pentosan, corilagin, axit cacboxylic brevifolin, beta-carotene, cyanidin-3-glucoside, axit ellagic, axit gallic và tannin.
Shikhamandloi và cộng sự đã xác định quercetin trong lá của cây bàng. Các thành phần thực vật như flavonoid, carotenoids và các hợp chất phenolic có thể là lý do loại cây này được sử dụng trong y học.
Theo y học cổ truyền
Lá Bàng có tính mát. Vỏ cây và vỏ có tác dụng làm săn da và niêm mạc da. Hạt Bàng vị béo, vị ngon.
Lá được sử dụng để chữa cảm sốt, chữa lỵ, tê thấp và làm ra mồ hôi.
Xào nóng hoặc dùng tươi để đắp và chườm và nơi đau nhức.
Búp non được phơi khô, tán thành bột mịn dùng rắc lên vùng da bị mụn, trị sâu quảng, sắc nước đặc có thể dùng để trị và phòng ngừa sâu răng.
Dùng nhựa non trộn với dầu hạt bông và nấu chín có tác dụng chữa hủi.
Hạt nấu uống có thể điều trị tiêu chảy ra máu, trĩ chảy máu.
Theo y học hiện đại:
Tác dụng lợi tiểu, cường tim, làm săn da, sử dụng cao vỏ thân cây Bàng (bỏ lớp vỏ đen bên ngoài). Cao Methanol có tác dụng giảm co thắt ruột ở thỏ.
Tác dụng tăng cường sinh lý, được dùng để phục hồi, điều hòa chức năng cơ quan sinh sản ở nam giới. Thường dùng để điều trị xuất tinh sớm, loãng tinh dịch và sử dụng như một loại thuốc kích dục.
Chống say xe, giảm nhức đầu và làm giảm tình trạng buồn nôn khi say tàu xe.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây bàng
Trị cảm sốt có ho
Lá bàng khô 15gr, Kinh giới khô 10gr, Bạc hà khô 12gr, Vỏ quýt khô 10gr. Sắc uống rồi đắp chăn
Lấy 15 g lá bàng rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô rồi trộn với 10 g kinh giới khô, 12 g bạc hà khô, 10 g vỏ quýt khô. Sau đó đem sắc lấy nước uống. Chỉ uống một lần khi nước còn nóng, sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
Chữa viêm hang vị dạ dày
Lấy búp và lá bàng non, rửa sạch, để khô, thái nhỏ, cho vào chảo sao vàng hạ thổ. Hàng ngày lấy 1 nhúm cho vào bình trà, hãm với nước sôi, uống thay trà liên tục 2 tháng.
Trị sâu răng, viêm quanh kẽ răng
Người ta dùng búp non hoặc vỏ thân cây sắc thành nước đặc, dùng ngậm và súc miệng mỗi ngày.
Còn có một cách khác, lấy vỏ thân ngâm rượu, dùng ngậm mỗi ngày 3 lần.
Chữa viêm, đau họng
Dùng khoảng 5 – 10 lá Bàng non tùy to nhỏ, giã nát cùng 1/4 thìa cà phê muối hạt. Cho thêm 250 ml nước, khuấy đều, lọc phần nước cốt, bỏ bã dùng súc miệng kỹ, cứ 4 tiếng súc 1 lần.
Chữa ghẻ
Búp bàng non, phơi khô, tán thành bột mịn, rắc vào.
Chữa đau nhức, tê thấp
Búp bàng non dùng tươi, xào nóng chườm vào chỗ đau.
Điều trị bệnh trĩ
Sử dụng lá cây Bàng rửa sạch, thái nhỏ, đun lấy nước dùng ngâm rửa hậu môn chừng 15 – 20 phút.
Lại dùng Thiên lý, rửa sạch, giã nhỏ, thêm chút nước muối sinh lý, giã nát, vắt lấy nước cốt, tẩm vào băng gạc. Sau đó đắp băng vào hậu môn, để yên đến sáng. Thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục trong một tháng.
Chữa chàm ở trẻ em
Cách 1: Đun nước lá Bàng dùng tắm cho bé, liên tục trong vài ngày sẽ khỏi.
Cách 2: Sử dụng búp Bàng non, rửa sạch, ngâm nước muối, sau đó giã nát, thêm vài hạt muối tình. Lọc lấy phần nước cốt bôi vào vùng da bị chàm.
Chữa lỵ, ỉa chảy và các vết loét
Sử dụng 12 – 15 g búp Bàng non, sắc với 200 ml nước, dùng uống. Khi uống có thể cho thêm đường cho dễ uống.
Chữa mụn bọc sưng đỏ, đau
Dùng lá Bàng giã nát, đun sôi, chờ đến khi nguội thì dùng đắp lên vùng da cần điều trị mụn. Để yên khoảng 15 – 20 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
Lưu ý khi sử dụng cây bàng:
Các bộ phận của cây bàng được dùng làm thuốc có thể tươi hoặc khô tuỳ vào điều trị. Nếu khô thì phải bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh côn trùng và vụn nát.
Không tự ý điều trị bệnh bằng cây bàng. Nếu bạn mắc bệnh, hãy đến gặp bác sĩ Y học cổ truyền để được thăm khám và điều trị đúng với tình trạng của bạn.
Cây lức dây - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh |
Cây lưỡi rắn - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh |
Cây cơm cháy - Món quà quý giá từ thiên nhiên |