Cây thầu dầu - Tác dụng và lưu ý khi sử dụng Cây bằng lăng - Vẻ đẹp thơ mộng và giá trị dược liệu Cây bồng bồng - Vị thuốc dân gian chữa hen, ho, viêm đường hô hấp |
Đặc điểm của cây lức dây
Cây lức dây hay còn gọi là dây lưỡi, chè rừng, lức lan, sài đất giả hoặc cây cúc tần. Tên khoa học Phyla nodiflora (L.) Greene, thuộc họ Cỏ roi ngựa -Verbenaceae.
Là loại cỏ nhỏ sống dai, mọc bò lan. Thân cành gần như vuông, nhẵn có rễ phụ ở mấu.
Lá mọc đối cuống rất ngắn, mọc so le, hình muỗng, có răng ở nửa trên, có lông nằm thưa.
Cụm hoa hình bông ở nách lá, đứng, có lá bắc kết lợp. Hoa nhỏ, trắng hay xanh xanh, đài và tràng có hai môi.
Mùa hoa từ tháng 4-8.
Quả nang hình trứng, nhẵn, rộng 1,5mm, nằm trong đài, khi khô có màu nâu đen.
Bộ phận sử dụng để làm thuốc là toàn cây.
Lức dây được phân bố ở một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta, cây được truyền vào và mọc hoang dại ở các bãi hoang, các bãi cỏ ven đường, bờ ruộng từ Bắc vào Nam và một số đảo. Có thể thu hái cây quanh năm, chủ yếu vào mùa hè thu, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Công dụng của cây lức
Nếu cây lức chữa bệnh trĩ được thì chứng tỏ nó phải có nhiều công dụng tốt cho cơ thể người. Trong đó bao gồm có tác dụng tán phong hàn, tiêu đờm, tiêu độc, lợi tiểu, tiêu ứ và sát trùng... Hơn nữa còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn và giúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá diễn ra thuận lợi hơn.
Ngoài ra, cây lức còn dùng trong chữa cảm sốt mà không ra mồ hôi, thấp khớp, nhức đầu, nhức xương, đau lưng, chấn thương,… Đặc biệt hơn, loài cây này còn làm giảm các triệu chứng ngứa rát đau nhức ở khu vực hậu môn do bệnh trĩ gây ra cực kì hiệu quả.
Thành phần hoá học:
Trong cây có một chất đắng, còn có hai chất màu có bản chất glucosid là nodiflorin A và nodiflorin B. Lá chứa 8% tanin, 9% chất béo, còn có rutin, b-sitosterol.
Theo y học cổ truyền
Lức dây có vị hơi đắng và cay, tính bình, có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau. Người ta cũng nhận thấy nước chiết cồn lá cây có tác dụng kháng khuẩn với Escherichia cola.
Bài thuốc có lức dây
Lức dây trị viêm hạnh nhân cấp
Lức dây 30-60g, chiết dịch cây dùng uống và ngậm.
Lức dây trị lỵ
Lức dây tươi 120g sắc uống hoặc chiết dịch, thêm đường hoặc thêm mật ong uống.
Lức dây trị viêm lợi có mủ
Lức dây, rau má, cỏ xước, chua me đất hoa vàng, đều dùng tươi, mỗi vị 30g chiết lấy dịch uống.
Lức dây trị mề đay
Dùng 50-100g cây khô sắc uống hằng ngày, hoặc dùng cây tươi giã nhỏ, thêm nước, lọc uống.
Trà giải cảm
Cây lức khô, chặt nhỏ, đóng gói 50g, dùng pha nước uống thay trà.
Sốt nóng mùa hè (bệnh ôn nhiệt) hoặc cảm sốt lúc nóng, lúc rét, khát nước nhức đầu, đắng miệng, ho, nôn oẹ, dùng
Rễ lức 10g, sắn dây 12g, hương nhu trắng 10g, thanh bì 8g, sắc uống.
Lưu ý khi dùng cây lức dây
Không dùng cho người can dương thượng thăng, âm hư hoả vượng.
Cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng dược liệu này làm thuốc.
Cúc hoa vàng - Lợi ích và lưu ý khi sử dụng |
Cây đại kế - Vị thuốc nam trị nhiều bệnh |
Cây mận - Loại cây ăn quả có nhiều tác dụng chữa bệnh |