Cây mận - Loại cây ăn quả có nhiều tác dụng chữa bệnh Cây thầu dầu - Tác dụng và lưu ý khi sử dụng Cây bằng lăng - Vẻ đẹp thơ mộng và giá trị dược liệu |
Đặc điểm của cây bồng bồng
Cây bồng bồng còn có tên là nam tì bà, cây lá hen. Tên khoa học Calotropis gigantea R. Br, thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Cây Bồng Bồng là cây nhỏ, cao 2 – 3m. Thân đứng, phân nhiều cành. Vỏ thân lúc non khía rãnh, màu vàng nhạt, vỏ già màu xám trắng. Cành phủ lông dạng phấn, trắng như bông.
Lá mọc đối có phiến dày, mép nguyên, cuống rất ngắn hoặc gần như không cuống, gốc hình tim, đầu tù hơi nhọn. Ở gốc lá, mặt trên có tuyến và một hàng lông màu vàng nâu.
Hoa mọc thành xim gồm nhiều tán đơn hay kép. Hoa lớn đều, đẹp đường kính 5cm, màu trắng xám hoặc đốm hồng. Đài 5, tràng hợp hình bánh xe, 5 nhị liền nhau thành ống có 5 phần phụ như 5 con rồng (mùa hoa gần quanh năm, chủ yếu từ tháng 12 - 1). Bao phấn hàn liền với đầu nhụy. Hạt phấn của mỗi ô hợp thành 1 khối phấn có chuôi và gót đính 2 lá noãn rời nhau, bầu thượng, đầu nhụy dính liền với các bao phấn.
Quả hình giáo, gồm 2 đại, nhiều hạt dài 23mm, trên hạt có chùm lông.
Mùa hoa quả từ tháng 5 – 8.
Lá của cây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất để làm vị thuốc. Hái gần quanh năm, lá dùng vải sạch lau hết lông, phơi hay sấy khô mà dùng.
Bồng bồng là loài cây ưa sáng và có khả năng chịu hạn cao, thường mọc thành bụi lớn ở ven đồi, hai bên đường đi, nhất là các truông gai, bãi cát ven biển.
Chi Calotropis R. Br có 4 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á và châu Phi.
Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng nhiều nơi để làm hàng rào hay để lấy lá làm thuốc.
Thành phần hóa học
Trong lá bồng bồng có chứa calotropin, khi thuỷ phân sẽ cho calotropagenin.
Nhựa mủ có ở các bộ phận của dược liệu chứa 2 resinol đồng phân. Nhựa mủ còn chứa glutathion và một enzym tương tự papain.
Theo y học cổ truyền
Lá bồng bồng có vị đắng, hơi chát, tính mát, quy vào kinh phế. Bồng bồng thường dùng để chữa hen phế quản, hen suyễn, cảm sốt, ho, viêm đường hô hấp. Đồng thời còn được sử dụng trong trường hợp bị đau nhức răng, giúp ức chế các triệu chứng sưng viêm.
Bài thuốc sử dụng bồng bồng
Chữa trị bệnh hen suyễn
12g lá bồng bồng, 12g lá cỏ sữa to cùng với 20g lá dâu. Những vị thuốc cho vào ấm, đổ thêm 1 thăng nước đun trên lửa nhỏ đến lúc còn phân nửa. Chia đều cho 3 lần uống khi nước thuốc còn ấm nóng, dùng mỗi ngày 1 thang.
Điều trị ho
Cam thảo đất 16g, rau khúc 30g, lá bồng bồng 20g. Sau khi rửa sạch thì cho vào nồi nấu với 600ml nước. Đun còn 1/3 thì lấy nước đấy chia làm 2 lần để uống trong ngày. Dùng đến khi bệnh đỡ.
Chữa đau răng
1 ít nhựa từ cây bồng bồng. Bôi trực tiếp lên vị trí răng đau nhức sẽ giúp giảm sưng đau và giảm viêm vô cùng nhanh.
Chữa viêm đường hô hấp
12g lá bồng bồng, 16g cam thảo đất cùng với 20g cây cứt lợn. Rửa sạch các vị thuốc rồi cho vào ấm sắc chung với nửa lít nước trong khoảng 20 phút. Chia đều lượng thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Chỉ sử dụng đúng 1 thang mỗi ngày.
Diệt chấy
Nhựa cây bồng bồng cùng dầu dừa với lượng bằng nhau. Cho 2 nguyên liệu trên vào nồi rồi đun nóng trên lửa nhỏ cho tan vào nhau. Chờ thuốc ấm rồi thoa lên tóc và ủ trong khoảng 1 giờ. Như vậy gội lại đầu với nước sạch.
Trị những bệnh phế quản
7 – 10 lá bồng bồng, cho dược liệu vào nồi nấu trên lửa nhỏ với 1 lít nước. Thu lấy 500ml và chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày. Sử dụng duy trì 1 thang/ngày đến khi bệnh hết hẳn.
Lưu ý khi dùng cây bồng bồng
Trong trường hợp bị ngộ độc Bồng bồng, cần uống sữa hay nước cháo… và tiêm morphin hoặc atropin để giảm đau. Có thể chữa kích ứng da bằng cách đắp nước lạnh và dùng các chế phẩm làm dịu như glycerin, belladon.
Cây Bồng bồng với tên gọi khác là Bàng biển. Cây có tác dụng chữa hen, chữa mụn nhọt rắn cắn, thấp khớp… Tuy nhiên, vì đây là dược liệu có chứa độc tính nên Quý độc giả muốn sử dụng làm thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn về liều lượng và mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Cây đơn lá đỏ - Vị thuốc quý trong Đông y |
Cúc hoa vàng - Lợi ích và lưu ý khi sử dụng |
Cây đại kế - Vị thuốc nam trị nhiều bệnh |