Cây lức dây - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh Cây lưỡi rắn - Loại cỏ mọc hoang với nhiều công dụng chữa bệnh Cây cơm cháy - Món quà quý giá từ thiên nhiên |
Đặc điểm của cây tần bì
Cây tần bì hay còn gọi là tần bì tàu, tu chanh, có tên khoa học Fraxinus chinensis Roxb, thuộc họ Nhài (Oleaceae).
Tần bì có thân gỗ rất cứng và có màu nâu đỏ với chiều cao trung bình từ 15 đến 25 mét, đường kính thân cây từ 50 đến 80 cm. Phần tán cây rộng, khá dày và lá mảnh, xẻ thùy, dài khoảng từ 10 đến 15 cm. Khi cắt ngang thân cây, có thể quan sát thấy những đường gỗ đen rõ rệt và tạo nên các vân gỗ đẹp mắt. Thân cây của tần bì có bề mặt thô và khá mịn, có hình dạng hình trụ, hơi uốn cong với nhánh lá rất mịn và đối xứng.
Cây gỗ tần bì nhẹ nhưng rất cứng và bền, thân dai, hình dáng khỏe khoắn. Gỗ tần bì có màu sắc và đường vân tinh tế, đẹp mắt nên được yêu thích và sử dụng rất phổ biến trong trang trí và thiết kế.
Lá cây tần bì có hình lông chim màu xanh lục, mọc chen chúc nhau tạo thành hình gợn sóng rất ấn tượng.
Hoa thường nở thành từng chùm trước khi lá rụng, không có cánh, hương thơm nhẹ nhàng. Hoa tần bì đực thường ngắn hơn hoa cái, chúng được thụ phấn nhờ gió.
Quả tần bì mọc thành chùm, rộng 5-8mm, dài 2,4 - 4,5cm.
Bộ phận sử dụng được của tần bì là vỏ thân và lá.
Tần bì là một loại cây trung bình, ưa bóng khi còn nhỏ và ưa sáng khi lớn. Cây này ưa đất cát ẩm nên thường thấy ở gần các khe suối (thượng nguồn) trong các cửa rừng hoặc rừng thứ sinh.
Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng rộng rãi, phân bố khắp thế giới nhưng gỗ tần bì tại Việt Nam chủ yếu được nhập từ Bắc Mỹ và Châu Âu với mục đích chữa bệnh. Cây thường được thu hái vào mùa xuân, bóc lấy vỏ thân, hoặc vỏ cành đem phơi hoặc sấy khô để làm thuốc.
Thành phần hoá học
Theo các tác giả Trung Quốc, tần bì chứa cerylmontanat, ceryllignocerat, melissyl alcohol và cerylalcohol, esculetin, fraxin scopoletin, esculin fraxetin, stylosin, 8 – 0 – [rhamnosyl – rhamnosyl – glucosyl – fraxetin, neooleuropein, eleuropein, cichoriin, Isoligustitrosid, frachinosid, ligustrosid formosana và fraxiformosid.
Theo Phạm Hoàng Hộ (Cây có vị thuốc ở Việt Nam trang 486) ở Việt Nam còn có loài tần bì lá có mũi (F.rhynchophylus Hance) có chứa các eseulin, coumarin esculetin, raxitin, fraxin.
Theo y học cổ truyền
Tần bì vị chát đắng, tính mát có công năng lợi thấp, thu liễm, tiêu viêm.
Về vỏ thân, sách “Tứ Xuyên Trung dược chí” ghi: Tính ấm, vị cay, có công năng trừ sốt rét, điều kinh, giải độc. Về là tần bì, sách “Quý Châu thảo dược” ghi: Tính mát, vị cay, có công năng hoạt huyết điều kinh, chỉ huyết, sinh cơ.
Bài thuốc sử dụng cây tần bì
Trị lỵ
Sử dụng tần bì, hoàng bá, mỗi vị 6g, sắc uống ngày 1 thang
Trị viêm phế quản
Dùng viên nén tần bì, mỗi viên cao chứa 0,3g chế từ tần bì, mỗi lần uống 2 viên, ngày 2 lần
Trị ngứa, sần da (da bị ngứa và dày lên như da trâu)
Sử dụng tần bì 30g, nấu nước rửa hàng ngày
Trị đại tràng táo kết
Sử dụng tần bì, đại hoàng, mỗi vị 6g, sắc uống ngày 1 thang
Trị thấp nhiệt sinh lý, phụ nữ rong kinh, bạch đới
Vỏ rễ cây thanh thất (Ailanthus triphysa Alston) 12 g, vỏ thân tần bì 16 g, vỏ sắc lấy nước uống, ngày dùng 1 thang.
Trị hỏa bốc, mắt đỏ sưng đau
Hoàng liên ô rô, vỏ cây tần bì, mỗi vị 12 g, sắc uống ngày 1 thang.
Lưu ý gì khi sử dụng tần bì
Tác dụng phụ phổ biến nhất là khó tiêu và buồn nôn
Cây tần bì an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn
Không sử dụng tần bì khi bị tắc ruột
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú, dị ứng với bất kỳ thành phần của thuốc, đang sử dụng các loại thuốc hoặc thảo mộc khác, đang mắc bệnh.
Cây thầu dầu - Tác dụng và lưu ý khi sử dụng |
Cây bằng lăng - Vẻ đẹp thơ mộng và giá trị dược liệu |
Cây bồng bồng - Vị thuốc dân gian chữa hen, ho, viêm đường hô hấp |