Cây bàng - Loài cây gắn liền với ký ức tuổi thơ còn có tác dụng chữa bệnh Bài thuốc chữa bệnh từ cây sấu Cây báng - "Món quà" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích |
Đặc điểm của sắn dây
Sắn dây là loài cây dây leo thuộc họ đậu, được trồng ở nhiều nơi ở nước ta để làm thực phẩm và làm thuốc.
Cây sắn dây có thể leo dài đến 10m.
Lá cây có màu xanh lục, hoa màu xanh tím, rễ cây phát triển thành củ.
Gần như tất cả các bộ phận của cây sắn dây đều có thể được sử dụng làm thuốc trị bệnh. Tuy nhiên, phần củ sắn dây (rễ) được đánh giá là bộ phận dùng tốt nhất.
Củ thường được thu hoạch vào mùa đông và mùa xuân.
Bộ phận dùng tốt nhất là rễ (hoặc củ sắn dây) được thu hoạch vào mùa đông, xuân. Củ sắn dây được đào lên và rửa sạch đất cát, bỏ lớp vỏ ngoài, cắt khúc hoặc thái lát, sau đó phơi hoặc sấy khô, Đông y gọi là cát căn. Rễ đào về rửa sạch, loại bỏ rễ con và chế biến ngay, không nên để quá 3 ngày, để lâu nữa sẽ bị thối hỏng.
Thành phần hóa học
Sắn dây có flavonoids (daizein, puerarin, formononetin,…); triterpenoids (sophoradiol, soyasapogenol…) và các hợp chất carbohydrate (tinh bột 10 - 14%, mannitol, pinitol) miroessterol, succinic acid, allantoin.
Theo y học cổ truyền
Sắn dây vị ngọt, cay, tính bình; vào các kinh tỳ và vị. Tác dụng giải biểu thanh nhiệt, giải cơ thấu chẩn chỉ khát, sinh tân chỉ tả. Trị cảm sốt đau đầu, đau cứng vùng đầu cổ vai, sốt nóng khát nước, lỵ, tiêu chảy, ban sởi mọc chậm không đều.
Hoa sắn dây gọi là cát hoa có vị ngọt, tính bình. Có tác dụng giải ngộ độc rượu, chữa phiền khát, tràng phong hạ huyết (đại tiện ra máu).
Bột sắn dây pha uống sống hay nấu chín làm nước giải khát trị sốt nóng, nhức đầu, mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sảy, kiết lỵ ra máu.
Ngày dùng 6 - 16g; bằng cách nấu luộc, chưng hầm, vắt lấy nước.
Bài thuốc sử dụng sắn dây
Chữa cảm nắng, đau đầu
Củ sắn dây vốn có tính mát, khi giã nát rồi pha vào nước để sắc uống sẽ giúp cơ thể giảm đau đầu, giảm tình trạng say nắng hiệu quả. 30g củ sắn dây sắc với 1 lít nước, sau đó bỏ bã và lấy nước còn lại sử dụng. Nước sắn dây dùng nấu cháo, thêm với 1 chút gừng sẽ có tác dụng chữa cảm nắng và đau đầu rất hiệu quả.
Chữa ngộ độc rượu
Uống quá nhiều rượu khiến tỳ vị tổn thương, khạc hoặc nôn ra máu, người phát sốt, tiểu tiện đỏ.
Hoa sắn dây 30g, hoàng liên 4g, hoạt thạch 30g (thủy phi), bột cam thảo 15g, tán thành bột mịn, trộn với nước, hoàn thành viên, mỗi lần uống 3g, chiêu thuốc bằng nước mát. Hoặc bạn có thể áp dụng hòa tan bột sắn dây cùng với một cốc nước sau đó cho đường và cuối cùng vắt lấy 1 thìa nước cốt chanh, có thể thêm đá cho dễ uống. Trường hợp không muốn uống đường, có thể thay thế bằng một chút muối, cách này sẽ khó sử dụng hơn những tác dụng mà nó mang lại hiệu quả hơn rất nhiều. Chúng ta có thể sử dụng 1 cách là khác là sử dụng 30gr sắn dây + 4gr hoàng liên + 30gr hoạt thạch + 15gr cam thảo tán thành bột mịn, sau đó trộn với nước để uống.
Chứa các chất chống độc tốt cho sức khỏe
Củ sắn dây chứa một số hoạt chất có tác dụng chống độc, chống oxy hóa vô cùng có lợi cho cơ thể có thể kể đến như: Saponin: Chống oxy hóa, giải độc tốt cho cơ thể. Phytate: Cũng là một chất chống oxy hóa mạnh. Tannin: Một chất chống độc cực phổ biến xuất hiện ở nhiều loại thực vật.
Điều trị mẩn ngứa và mụn nhọt
Củ sắn dây thường được tán thành bột để pha nước uống vì nó có tác dụng thanh nhiệt và giải độc tốt cho cơ thể. Với saponin, tanin trong củ sắn dây sẽ giúp cơ thể của các chị em không bị độc tố thâm nhập gây nổi mẩn ngứa và mụn nhọt trên da. Hơn nữa lá gan sẽ được bảo vệ, cơ thể luôn được thanh mát và không bị nóng trong người.
Trị táo bón hiệu quả
Hàm lượng chất xơ cao trong củ sắn dây sẽ giúp dạ dày làm việc tốt hơn, ổn định được sự rối loạn xảy ra và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Ngoài ra củ sắn dây còn chứa saponin có tác dụng giải độc cao, chống viêm sẽ giúp bảo vệ dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn gây hại.
Giải khát
Củ sắn dây thái phiến và câu đằng lượng bằng nhau, hai thứ đem tán vụn, phơi hoặc sấy khô, trộn đều rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 30g sắn dây đựng trong túi vải buộc kín miệng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Đây là loại nước giải khát rất tốt cho những người bị cao huyết áp, đau đầu, nhiệt miệng, cổ vai đau nhức.
Hòa bột sắn dây vào nước đun sôi để nguội, thêm đường, khuấy đều. Về mùa hè những lúc lao động nặng nhọc hoặc đi đường xa mệt nhọc uống nước bột sắn dây giúp bớt khát, đỡ mệt, chống được say nắng. Có thể dùng bột sắn dây phối hợp với rau má cho thêm mát và công hiệu theo cách làm sau: Lấy 20g rau má, rửa sạch, giã nát thêm nước sôi để nguội vắt kiệt nước rồi hòa với 10g bột sắn dây vào, thêm đường uống. Hoặc nấu chín để ăn. Hòa bột sắn dây với đường trắng cùng với nước rồi nấu như kiểu quấy bột. Ngoài ra, bột sắn dây còn được dùng làm làm kết dính trong việc bào chế thuốc viên.
Cải thiện vòng 1
Theo các nhà khoa học, trong thành phần của sắn dây rất giàu protein và lexithin có tác dụng kích thích sản sinh ra estrogen – nội tiết tố nữ, nhờ vậy giúp vòng 1 của phụ nữ thêm tròn đầy và săn chắc. Phụ nữ xưa cho rằng, uống bột sắn dây vừa giúp điều hòa cơ thể sau chu kỳ nguyệt san vừa kích thích vòng một phát triển tự nhiên, giúp khuôn ngực đầy đặn, nảy nở hơn.
Cách làm rất đơn giản, hàng tháng sau chu kỳ kinh nguyệt bạn chỉ cần pha bột sắn dây với nước ấm cho thêm một chút đường rồi uống. Uống 2 lần vào buổi sáng và tối trong ngày đầu sau kì kinh nguyệt, và một lần 1 ngày cho những ngày tiếp theo. Chỉ cần kiên trì áp dụng cách này trong vòng nhiều tháng, bạn sẽ thấy kích thước vòng 1 được cải thiện rõ rệt. Không chỉ vậy, nước sắn dây có tính mát sẽ thanh nhiệt cơ thể, giúp da dẻ hồng hào, bớt mụn.
Ngoài cách uống bột sắn dây, bạn có thể kết hợp bột sắn dây cùng với các nguyên liệu khác để thay đổi khẩu vị.
Trị say nắng, say nóng
Say nắng, say nóng thuộc chứng trúng thử của y học cổ truyền, nói một cách khác, là bị trúng nắng, trúng nóng, với các triệu chứng mặt đỏ nhừ, mồ hôi vã ra như tắm, choáng váng, chóng mặt, hoa mắt, ngã té, nặng hơn thì ngất xỉu, bất tỉnh nhân sự. Có thể dùng khoảng 40g củ sắn dây tươi, rửa sạch đất cát, cắt nhỏ, giã nát, vắt lấy nước, thêm một chút muối ăn, quấy đều, cho uống. Người bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục.
Lưu ý khi dùng củ sắn dây
Củ sắn dây rất tốt nhưng để nhận được những lợi ích tốt nhất và hạn chế những nguy cơ từ loại củ này, bạn cần sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý:
Củ sắn dây có tính hàn, giúp thanh nhiệt giải độc hiệu quả. Vì thế, bạn không nên uống quá nhiều và khi uống chỉ nên cho thêm một chút đường.
Với mẹ bầu bị nóng trong người, có thể dùng sắn dây để giải nhiệt. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi hoặc bị động thai thì không nên uống sắn dây, để tránh khiến cho mẹ bầu mệt hơn và hạn chế nguy cơ tăng co bóp tử cung.
Uống quá nhiều bột sắn dây có thể gây tiêu chảy. Nếu uống nhiều bột sắn dây với đường có thể nhiệt miệng, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và dễ bị tiểu đường.
Củ sắn dây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng tác dụng không nhanh và còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa từng người. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại dược liệu này để điều trị bệnh để đảm bảo an toàn và nhận được hiệu quả điều trị bệnh tốt nhất.
Cây tần bì - Món quà quý giá từ thiên nhiên |
Bất ngờ, lá gói bánh chưng cũng là loại dược liệu để chữa bệnh |
Mò hoa trắng - "Cây thuốc quý" mọc hoang quanh nhà |