Cách ăn uống hiệu quả để phòng tránh bệnh Gout Vô vàn tác dụng hay ho từ củ nghệ có lẽ bạn chưa biết Các cách chữa đau răng tại nhà bạn đã biết? |
Cây gắm |
Cao gắm là một loại dược liệu được dùng phổ biến trong việc điều trị gout (gút). Cao gắm được điều chế từ cây dây gắm (hay Gnetum Montanum Markgr Gnetaceae). Đây là một loại cây thân leo, mọc nhiều ở khu vực Tây Bắc nước ta, tại một số tỉnh là Yên Bái, Tuyên Quang và Hà Giang. Cây trưởng thành có thể dài đến 12m, nở hoa vào cuối hạ đầu thu, ra trái vào cuối thu đầu đông.
Cây gắm có tác dụng tốt trong việc tiêu viêm trừ thấp và giảm sưng đau nên được dùng để chữa gout. Cao gắm được nấu từ thân và rễ cây. Sau khi rửa sạch, thân và rễ cây được mang đi sao khô và sơ chế, rồi đem nấu liên tiếp trong 3 ngày 3 đêm, đến khi tạo thành một loại chất cô đặc. Cao gắm sẽ thu được sau khi tinh lọc hỗn hợp này.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời điểm sử dụng cao gắm tốt nhất là khi mới chớm bệnh hoặc bệnh đang ở giai đoạn đầu cấp tính. Trường hợp bệnh đã ở mức độ cấp, gần chuyển sang mãn tính thì cần kết hợp cao gắm với những loại dược phẩm điều trị khác. Tuy nhiên, khi gout đã diễn biến nặng, người bệnh buộc phải dùng các phương pháp can thiệp sâu.
Bên cạnh việc chọn thời điểm phù hợp, cách chọn loại cao và sử dụng thế nào cũng tác động lớn đến hiệu quả điều trị. Do đó, trước khi sử dụng, người bệnh nên tìm hiểu kỹ các loại cao gắm đã phổ biến cũng như cách sử dụng phù hợp với từng loại.
Lợi ích nổi bật
Giúp giảm thiểu hàm lượng acid uric trong máu
Acid uric là nhân tố chính gây ra bệnh gout ở người. Loại acid này thường chỉ có một lượng nhỏ trong cơ thể, được đào thải ra ngoài nhờ quá trình lọc thận và hệ bài tiết. Tuy nhiên, do lối sống, chế độ ăn uống, tiền sử bệnh lý mà acid uric không được đào thải hết, tích tụ lại. Theo thời gian, chúng dần chuyển hóa thành muối urat, bao quanh khớp xương và lắng đọng trong máu.
Hàm lượng muối urat trong cơ thể càng nhiều, tình trạng bệnh gút lại càng thêm nặng. Khi sử dụng cao gắm chữa gout, một số thành phần trong cao có tác dụng làm trung hòa muối, giảm thiểu các mảng bám gây tổn thương cho khớp xương. Đồng thời, cao còn làm tan các hạt muối lắng đọng ở mạch máu.
Không chỉ trung hòa muối, cao gắm còn có tác dụng ức chế sự gia tăng của acid uric, từ đó giảm bớt “gánh nặng” cho thận, đảm bảo hoạt động sinh lý ổn định bên trong cơ thể.
Cải thiện chức năng thải độc của gan, thận
Gan và thận và hai bộ phận chịu trách nhiệm thải độc tố cơ thể ra ngoài. Việc gan, thận bị tổn thương ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc đều dễ khiến lượng acid uric tích tụ tăng cao. Càng để lâu, bệnh gút càng trở nên nghiêm trọng, khó chữa và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Đặc tính của cao gắm trị gout là có khả năng điều khóa khí huyết, cải thiện và ổn định chức năng cho gan và thận. Nhờ vậy, acid uric sẽ được đào thải ra ngoài một cách tối đa, giảm tình trạng tạo muối và tấn công các khớp xương tay, chân và đầu gối.
Làm dịu cơn đau, sưng tấy ở các khớp
Từ xa xưa, dược tính của cao gắm đã được đánh giá cao về khả năng giải độc, tiêu viêm, giảm đau nhức. Công nghệ y khoa hiện đại ngày nay cũng nhiều lần khẳng định công dụng của cao trong việc giảm sưng tấy, hình thành cục tophi tại các khớp. Nhờ vậy, người bệnh gần như không còn phải chịu những cơn đau cấp đột ngột hay sự âm tỉ tê nhức qua năm tháng.
Sở dĩ cao gắm giúp giảm đau hiệu quả vì chúng có chứa các resveratrol, một nhóm polyphenol thực vật. Khi đi vào cơ thể, chúng có thể kháng khuẩn, kích thích sản sinh hệ miễn dịch nhiều hơn. Nhờ vậy, nồng độ acid uric trong máu giảm đáng kể, cơn đau khớp theo đó cũng dịu hơn, lên đến 50%.
Công dụng nổi bật khác
Cao gắm chữa bệnh gout không chỉ có 3 công dụng nổi bật trên, Thực tế, nhờ dược tính cao, chúng được ứng dụng trong nhiều việc khác bên cạnh trị gout. Đó là:
Điều trị vết rắn cắn: Ngay khi bị rắn ngắn, người bệnh cần hạn chế cử động nhằm tránh chất độc (nếu đó) đi đến các vị trí khác của cơ thể. Tiếp đến, nhai nát lá gắm rồi đắp lên vị trí bị thương. Dương tính trong lá có tác dụng làm chậm tốc độ lan truyền, tăng cơ hội cứu chữa cho người bị cắn.
Trị phong thấp, xương khớp đau nhức: Phong thấp, đau nhức xương khớp thường xuất hiện ở người cao tuổi. Cơ thể lão hóa làm teo giảm các mô đệm. Khi sử dụng cao để uống hay đắp lên các vùng đau, dược tính trong cao phát huy tác dụng làm dịu hẳn các cơn đau.
Chữa sốt rét: Cao gắm mang tính ôn, có tác dụng hạ sốt rất tốt. Khi dùng cao kết hợp với những dược phẩm thiên nhiên khác như ô mai, lá tía tô, hạt cau, thường sơn. cây chó đẻ đem phơi, sao khô để sắc nước uống. Rất nhanh, cơ thể sẽ hạ sốt, tinh thần người bệnh minh mẫn và tỉnh táo hơn.
Cao gắm sau khi nấu và đóng bánh |
Lưu ý khi dùng
Cao gắm chữa gout tuy hiệu quả, lành tính và dễ dùng nhưng vẫn có nhiều người bệnh lại không có được cải thiện như ý. Kết quả này đến từ nhiều nguyên do khác nhau, như thời điểm sử dụng, liều lượng, các thức dùng,… Do đó, để cải thiện bệnh lý một cách tốt nhất, người dùng cần lưu ý những điểm cơ bản là:
Cao gắm không mang lại hiệu quả nhanh chóng, cần có thời gian để dược chất phát huy tác dụng. Vì thế, khi sử dụng, người bệnh cần kiên nhẫn uống đúng liệu, tránh nóng vội dùng lượng quá mức đến đến hệ lụy xấu.
Nên tham vấn từ các bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn chi tiết, cụ thể nhất về cách dùng. Tùy vào tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp cũng như hướng dẫn chi tiết cách sử dụng sao cho tốt nhất.
Ngừng sử dụng cao gắm ngay lập tức nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường, đặc biệt là tại các vùng khớp tay, chân.
Cùng với việc dùng cao, người bệnh nên chủ động tập luyện thể thao, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và tránh xa bia rượu, các chất kích thích.