Agribank giảm tới 2%/năm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 Hơn 83.400 khách hàng bị thiệt hại do bão số 3 Hà Nội: Nông dân trồng bưởi "trắng tay" sau bão |
Cơn bão số 3 khiến cho ngành thủy sản của tỉnh Quảng Ninh bị thiệt hại rất nghiêm trọng. |
Khoảng 23.595 ha nuôi trồng thủy sản bị vỡ bờ bao, ngập lụt
Theo đánh giá của Bộ NN-PTNT, mưa bão số 3 gây thiệt hại rất lớn cho ngành nông nghiệp. Trong đó, chăn nuôi và thủy sản là hai ngành có tăng trưởng cao nhất lại chịu thiệt hại nhiều nhất.
Thông tin tại hội nghị, ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT, cho biết theo báo cáo sơ bộ của các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An, bão số 3 gây vỡ bờ bao, ngập lụt, thiệt hại khoảng 23.595 ha nuôi trồng thủy sản; 4.592 ô lồng, bè bị hư hỏng. Theo ước tính của các địa phương này, giá trị thiệt hại về nuôi trồng thủy sản do bão số 3 và mưa lũ sau bão gây ra lên tới hơn 2.500 tỉ đồng.
Ông Phạm Kim Đăng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT, cho biết số liệu cập nhật đến ngày 18.9 cho thấy mưa bão số 3 ở các tỉnh phía bắc đã làm chết 22.808 con gia súc và hơn 3 triệu con gia cầm. Trong đó, Hải Phòng, Quảng Ninh, Yên Bái, Hà Nội và Thái Nguyên là những địa phương thiệt hại nặng nhất.
Tuy nhiên, ông Phạm Kim Đăng cho rằng, thiệt hại của ngành chăn nuôi thực tế sẽ rất lớn, do các địa phương chưa đánh giá hết được cơ sở vật chất, hạ tầng của các trang trại chăn nuôi bị ảnh hưởng trong đợt mưa lũ vừa qua.
Trước thiệt hại quá lớn do mưa bão số 3, ông Trần Đình Luân đề xuất lãnh đạo Bộ NN-PTNT kiến nghị xem xét giãn, hoãn nợ và có những hỗ trợ nhất định cho các hộ, doanh nghiệp, hợp tác xã để sớm phục hồi, khôi phục sản xuất; giải quyết các vấn đề về bảo biểm, tái bảo hiểm để phát triển thủy sản bền vững hơn.
Cũng theo ông Trần Đình Luân, các địa phương đang tính toán nhu cầu con giống thủy sản, thức ăn, chất xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản... để làm cơ sở đề xuất các doanh nghiệp trong ngành cùng đồng hành, hỗ trợ.
Gải pháp khôi phục ngành chăn nuôi và thủy sản
Quang cảnh hội nghị. |
Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho hay, để hỗ trợ bà con tái sản xuất, không nuôi tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ NN&PTNT cùng các cơ quan liên quan sớm tháo gỡ khó khăn trong việc giao khu vực biển cho người dân để có sơ sở đầu tư; ban hành quy chuẩn mà những người nuôi biển phải thực hiện.
Là công ty duy nhất hiện đang sản xuất giống rong sụn nuôi cấy mô thành công tại Việt Nam, ông Đỗ Linh Phương - Giám đốc điều hành và là người sáng lập Công ty DBLP cho biết, công ty sẵn sàng hỗ trợ 1 triệu cây rong giống để giúp bà con tái sản xuất.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, bão số 3 và mưa lũ sau bão đã gây thiệt hại, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đây cũng là hai lĩnh vực có tăng trưởng cao nhất trong các lĩnh vực của ngành nông nghiệp.
Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo Cục Thủy sản và Cục Chăn nuôi cùng bàn với các hội, hiệp hội ngành hàng để sớm tổ chức hội nghị hỗ trợ cho ngành thủy sản và chăn nuôi nhằm sớm khôi phục sản xuất, để chu kỳ sản xuất đáp ứng được nhu cầu nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán.
Bộ NN&PTNT cũng đề xuất Chính phủ hoãn, giãn nợ và có những hỗ trợ nhất định đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình và đặc biệt phải tiếp tục giải quyết vấn đề về bảo hiểm, tái bảo hiểm để phát triển thủy sản, chăn nuôi cũng như các lĩnh vực khác một cách bền vững hơn.
Đối với công sức, vật phẩm và tiền bạc của các doanh nghiệp, hội, hiệp hội ngành hàng, các tổ chức, cá nhân ủng hộ trong thời gian qua, Thứ trưởng khẳng định những nguồn lực này sẽ đến tận tay những người cần hỗ trợ, đúng người, đúng việc và đảm bảo công khai, minh bạch.
Trung thu đặc biệt của lòng nhân ái và sẻ chia |
Vì nghĩa đồng bào không thể đong đếm! |
Dồi dào nguồn cung hàng hóa cho thị trường phía Bắc |