Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần? Ngành chè Việt Nam đứng trước cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu Xuất khẩu chè tăng trưởng ấn tượng và bài toán mở rộng miếng bánh thị phần |
Vùng chè Tức Tranh, tỉnh Thái Nguyên. |
Xuất khẩu 92.800 tấn chè, thu gần 4.000 tỷ đồng
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 8 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu 92.800 tấn chè các loại, tương đương 162,62 triệu USD (khoảng 3.970 tỷ đồng, với tỷ giá USD/VND ngày 29/9), giá trung bình 1.752,4 USD/tấn, tăng 30,9% về lượng, tăng 33,4% về kim ngạch và tăng 2% về giá so với 8 tháng đầu năm 2023.
Riêng tháng 8/2024 xuất khẩu 15.567 tấn chè, đạt 29,33 triệu USD, giá 1.884 USD/tấn, tăng 1,5% về lượng, tăng 6,8% kim ngạch và tăng 5,2% về giá so với tháng 7/2024; nhưng so với tháng 8/2023 cũng tăng lần lượt 27,8% về lượng, tăng 33,5% kim ngạch và tăng 4,4% về giá.
Chè của Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Pakistan, chiếm 31,9% trong tổng khối lượng và chiếm 38,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước, đạt 29.570 tấn, tương đương 62,3 triệu USD, giá trung bình 2.107 USD/tấn, tăng 1,8% về lượng, tăng 11,3% về kim ngạch và tăng 9,4% về giá so với 8 tháng đầu năm 2023. Riêng tháng 8/2024 xuất khẩu chè sang thị trường này đạt 7.226 tấn, tương đương 15,38 triệu USD, giá trung bình 2.128 USD/tấn, tăng 14,8% về lượng, tăng 15% về kim ngạch và tăng 0,3% về giá so với tháng 7/2024.
Đài Loan (Trung Quốc) đứng vị trí thứ 2, chiếm trên 10% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước, đạt 9.769 tấn, tương đương 16,77 triệu USD, giá trung bình 1.717 USD/tấn, tăng 2,9% về lượng, tăng 7% kim ngạch và tăng 4% về giá.
Sau đó là thị trường Trung Quốc, chiếm 9,7% trong tổng khối lượng và chiếm 8,1% trong tổng kim ngạch, đạt 9.022 tấn, tương đương 13,16 triệu USD, giá trung bình 1.458 USD/tấn, tăng 230% về lượng, tăng 107% về kim ngạch nhưng giá giảm 37,3%.
Định hướng phát triển chè an toàn chất lượng và bền vững
Cây chè chủ yếu được trồng ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. |
Tại Việt Nam, cây chè chủ yếu được trồng ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, chiếm khoảng 74% diện tích trồng chè cả nước. Vùng Tây Nguyên chiếm khoảng 12%, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung chiếm 10%, và khu vực Đồng bằng Bắc Bộ chiếm 4%. Một số địa phương có diện tích chè lớn bao gồm Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ,... Các vùng trồng chè tại Việt Nam đã không ngừng đổi mới sản xuất sản phẩm chè theo hướng an toàn hữu cơ, góp phần bảo vệ sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời hướng tới nền nông nghiệp xanh và phát triển bền vững.
Với những thành tựu ấn tượng trong 8 tháng đầu năm 2024, ngành chè Việt Nam không chỉ khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế mà còn chứng tỏ tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Việc xuất khẩu tăng trưởng đều đặn, đa dạng hóa sản phẩm, và chú trọng vào chất lượng là minh chứng rõ nét cho sự nỗ lực không ngừng của các nhà sản xuất và người nông dân.
Định hướng phát triển chè an toàn chất lượng và bền vững cũng là một bước đi quan trọng, đảm bảo cho ngành chè Việt Nam không chỉ bảo vệ sức khỏe con người mà còn góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại và thân thiện với thiên nhiên. Với những chiến lược đúng đắn, sự đoàn kết , nỗ lực của các doanh nghiệp, người dân trồng chè và sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, ngành chè Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển vững chắc, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và uy tín của quốc gia trên trường quốc tế.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, nhu cầu nhập khẩu chè tại các thị trường lớn trên thế giới đang có xu hướng phục hồi, là tín hiệu tích cực để ngành chè Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
Để mở rộng thị phần, ngành chè Việt Nam cần tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm; đẩy mạnh sản xuất chè cao cấp, chè hữu cơ, chè an toàn, chú trọng vào quy trình chế biến và đóng gói hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, tăng cường quảng bá thương hiệu chè Việt Nam ra thị trường quốc tế, tham gia các hội chợ, triển lãm chè uy tín để giới thiệu sản phẩm và kết nối với đối tác tiềm năng.