Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm hướng tới mục tiêu "tỷ đô"

Việt Nam nằm trong nhóm xuất khẩu lớn sản phẩm mây, tre, cói, thảm. Các chuyên gia nhận định, khả năng chiếm lĩnh 10 - 15% thị phần thế giới là hoàn toàn khả thi. Thị trường tre toàn cầu dự kiến đạt 82,9 tỷ USD vào năm 2028, mây, tre có thể mang về hàng tỷ USD cho Việt Nam.
Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu rau quả trước cơ hội bứt phá Khả quan mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6% trong năm 2024 Những thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024

Xuất khẩu mây, tre, cói thu về 212,07 triệu USD

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm hướng tới mục tiêu
Ngoại trừ khoảng thời gian tháng 2, sản phẩm mây, tre, cói, thảm tăng trưởng đều đặn trong đầu năm 2024.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2024, nhóm mặt hàng mây, tre, cói, thảm lập kỷ lục cao nhất trong 2 năm qua, đạt 85 triệu USD, tăng 79,9% so với tháng 2/2024 và tăng 35,4% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung, trong 3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 212,07 triệu USD, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Đây là tín hiệu đáng mừng bởi trong tháng 2, nhóm sản phẩm này giảm mạnh do thời gian nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, chỉ đạt 47,26 triệu USD, giảm 40,7% so với tháng 1/2024; giảm 16,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ngoại trừ khoảng thời gian tháng 2, sản phẩm mây, tre, cói, thảm tăng trưởng đều đặn trong đầu năm 2024. Mới nhất, trong kỳ từ ngày 5/3 đến 19/3, sản phẩm này đạt kim ngạch 37,83 triệu USD, tăng 14,5% so với kỳ trước (từ ngày 20/2 đến 5/3).

Trước đó, tính chung cả năm 2023, nhóm hàng này đã thu về cho Việt Nam hơn 733 triệu USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2022. Mức giảm so với năm 2022 dần thu hẹp qua những tháng cuối năm cho thấy sự khởi sắc trong xuất khẩu.

Về cơ cấu, kim ngạch xuất khẩu thảm đạt 22,89 triệu USD, tăng 20,7% so với kỳ trước; lục bình đan đạt 5,45 triệu USD, tăng 26,8%; tre đan đạt 2,77 triệu USD, tăng 4,4%; cói đan đạt 2,12 triệu USD, tăng 2,7%; mây đan đạt 1,53 triệu USD, tăng 28,6%.

Trong kỳ vừa qua, sản phẩm mây, tre, cói, thảm xuất khẩu sang 59 thị trường; trong đó chủ yếu là xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 14,48 triệu USD, tăng 8,4%; Vương quốc Anh đạt 2,75 triệu USD, tăng 30,4%; Nhật Bản đạt 2,26 triệu USD, tăng 3,1%; Tây Ban Nha đạt 2,19 triệu USD, tăng 9,1%...

Nhờ đóng góp của sản phẩm mây, tre, cói, thảm, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong quý I/2024 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2023. Hiện đơn hàng tại nhiều doanh nghiệp đã phục hồi tới 80 - 90%. Có doanh nghiệp đã có đơn hàng đến giữa năm 2024.

Năm 2024, triển vọng thương mại toàn cầu được dự báo chưa thật khởi sắc. Tuy nhiên, những tín hiệu phục hồi tích cực của một số thị trường chủ lực như Hoa Kỳ, EU… đã đem lại sự lạc quan cho ngành xuất khẩu đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ Việt Nam.

Một số lô hàng xuất khẩu đạt giá cao gồm: Thảm cói hình chữ nhật kích thước 300x1.080cm, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ có giá 238,1 USD/cái; ghế mây, kích thước 85x85x74cm, xuất khẩu sang thị trường Puerto Rico có giá 200,0 USD/cái; bàn cốt tre, khảm trai kích thước 91xH44,5cm, xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ có giá 127,3 USD/cái; bàn sơn mài cốt tre (bộ 3), kích cỡ 109x40xH76cm x 1; 50x40xH50cm x 2, xuất khẩu sang thị trường Anh có giá 124,0 USD/bộ.

Cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm hướng tới mục tiêu
Các chuyên gia nhận định, khả năng chiếm lĩnh 10 - 15% thị phần thế giới là hoàn toàn khả thi.

Việt Nam nằm trong nhóm xuất khẩu lớn sản phẩm mây, tre, cói, thảm. Các chuyên gia nhận định, khả năng chiếm lĩnh 10 - 15% thị phần thế giới là hoàn toàn khả thi. Khi quy mô thị trường tre toàn cầu dự kiến đạt 82,9 tỷ USD vào năm 2028, mây, tre có thể mang về hàng tỷ USD cho Việt Nam.

Cơ hội cho Việt Nam chiếm lĩnh thị trường mây, tre đan là rất lớn bởi diện tích tre trong nước lên đến 1,5 triệu ha, phân bố ở hầu hết các tỉnh trên cả nước, trong đó có 37/63 tỉnh có diện tích trên 10.000ha. Tài nguyên tre Việt Nam phong phú và đa dạng với hàng trăm loài, trong đó có một số loài kinh tế cao như luồng, lùng, trúc sào, lồ ô, bương, tầm vông, tre gai.

Đặc biệt, cả nước có trên 1.000 làng nghề mây tre đan, chiếm 24% tổng số các làng nghề thủ công mỹ nghệ. Trong đó, khu vực phía Bắc và miền Trung tập trung nhiều về các sản phẩm mây tre lá và cói, còn khu vực Tây Nam bộ tập trung nhiều các sản phẩm về bèo tây, lá buông.

Thừa nhận thời cơ cho mây, tre Việt Nam nhưng ông Lê Bá Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ (Vietcraft) cho rằng, xu hướng tiêu dùng và sử dụng sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã thay đổi, đòi hỏi quy trình sản xuất phải minh bạch, rõ ràng, từ vùng nguyên liệu đến cả quá trình làm ra sản phẩm. Đồng thời, các làng nghề cần thiết kế đẹp hơn, áp dụng công nghệ thông tin giúp sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu thị trường, cũng như có nhiều thông điệp hơn về giá trị nhân văn và giá trị văn hóa.

Ông Ngọc cũng cho biết, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các thị trường như Ấn Độ, Mexico, Thái Lan… Do đó, ông khuyến cáo doanh nghiệp, HTX, người sản xuất nên khai thác thêm một số thị trường như Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mexico, Chile… bên cạnh các thị trường truyền thống. Nếu đầu tư phát triển hệ thống thiết kế một cách bài bản cho ngành hàng, kim ngạch xuất khẩu chắc chắn không dừng lại như hiện nay và sẽ sớm vươn lên nhóm tỷ USD.

Hiện Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) đã đưa ra những thông điệp ngừng tăng lãi suất và tiến tới xem xét giảm lãi suất trong năm 2024. Lạm phát đang hạ nhiệt, việc làm gia tăng, xây dựng và mua bán nhà đất có tín hiệu tích cực. Trong khi đó, vấn đề hàng tồn kho đang dần được khắc phục mở ra nhiều cơ hội tại thị trường xuất khẩu số một cho mây, tre, cói, thảm.

Ngược lại, tại thị trường Canada, tỷ giá thấp so với USD khiến hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh và lợi thế thuế quan mà Hiệp định CPTPP mang lại cho hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ dần mất. Tại EU, các quy định về chống gây mất rừng (EUDR) sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2024 nhưng đang chờ đề xuất các nội dung cụ thể cho Việt Nam.

"Tận dụng tối đa thị trường Hoa Kỳ lúc này" là thông điệp mà bà Dương Minh Tuệ, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) đưa ra trong bối cảnh hiện tại. Bà Tuệ cho rằng, phân khúc thị trường xuất khẩu truyền thống đã và đang gặp nhiều thách thức do cầu tiêu dùng toàn cầu còn yếu, hàng rào bảo hộ gia tăng, nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt.

Trên cơ sở đó, doanh nghiệp nên nghiên cứu phát triển, tìm kiếm đối tác thông qua thương mại điện tử. Doanh số hàng nội thất và thủ công mỹ nghệ vẫn tăng trưởng vượt bậc trên không gian này. Vì vậy, đây có thể xem là một hướng đi mới cho doanh nghiệp.

Khối lượng giảm, giá cá tra xuất khẩu vẫn tăng Khối lượng giảm, giá cá tra xuất khẩu vẫn tăng
Cơ hội đưa trái xoài An Giang chinh phục thị trường thế giới Cơ hội đưa trái xoài An Giang chinh phục thị trường thế giới
Sầu riêng Việt Nam soán ngôi Thái Lan tại Trung Quốc và lời cảnh báo 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi Sầu riêng Việt Nam soán ngôi Thái Lan tại Trung Quốc và lời cảnh báo 30 lô sầu riêng nhiễm cadimi
Ngành điều Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức Ngành điều Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức
Bất ổn khôn lường khi giá cà phê tăng phi mã Bất ổn khôn lường khi giá cà phê tăng phi mã
Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu rau quả trước cơ hội bứt phá Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu rau quả trước cơ hội bứt phá
Khả quan mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6% trong năm 2024 Khả quan mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 6% trong năm 2024
Những thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 Những thách thức của xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024
Thanh An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Biến động địa chính trị và thương mại toàn cầu: Thách thức kép với xuất khẩu Việt Nam

Biến động địa chính trị và thương mại toàn cầu: Thách thức kép với xuất khẩu Việt Nam

Căng thẳng tại Trung Đông, chính sách thuế bất ổn từ Mỹ và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu đang tạo ra những biến số khó lường cho xuất khẩu Việt Nam. Trong bối cảnh cước vận tải leo thang, nguy cơ thiếu container và áp lực thời gian giao hàng gia tăng, doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc chiến lược logistics, đồng thời Bộ Công Thương cũng nhìn nhận rõ các điểm cần điều chỉnh trong chiến lược xuất nhập khẩu quốc gia giai đoạn tới.
Xuất khẩu sầu riêng và bài toán chất lượng bền vững

Xuất khẩu sầu riêng và bài toán chất lượng bền vững

Trước sự cố dư lượng kim loại nặng, ngành sầu riêng Việt Nam đang đẩy mạnh nâng chuẩn sản xuất, giám sát vùng trồng và kiểm soát an toàn thực phẩm để giữ vững đà tăng trưởng và uy tín trên thị trường xuất khẩu.
VASEP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải pháp bảo vệ ngành thủy sản xuất khẩu

VASEP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải pháp bảo vệ ngành thủy sản xuất khẩu

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025, nhưng nguy cơ từ mức thuế đối ứng 46% của Mỹ có thể giáng một đòn nặng lên toàn ngành. Hiệp hội VASEP đã gửi văn bản khẩn tới Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành, kiến nghị có giải pháp bảo vệ ngành xuất khẩu mũi nhọn.
Chuyển đổi số HTX không thể làm theo phong trào

Chuyển đổi số HTX không thể làm theo phong trào

Không chỉ là bước thay đổi công nghệ, chuyển đổi số được ví như cuộc cách mạng sống còn của các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Việt Nam. Hành trình ấy đòi hỏi quyết tâm chính trị, nguồn lực đầu tư và lộ trình cụ thể để đưa nông sản Việt vươn xa toàn cầu.
Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam từ ngày 23/6/2025

Malaysia dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam từ ngày 23/6/2025

Bắt đầu từ ngày 23/6/2025, Malaysia sẽ chính thức dỡ bỏ thuế chống bán phá giá và kết thúc các cuộc điều tra liên quan đến hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ hoặc được xuất khẩu từ Việt Nam và Hàn Quốc.
FTA mở rộng đường cho hàng Việt vươn xa

FTA mở rộng đường cho hàng Việt vươn xa

Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mở ra cơ hội lớn giúp hàng Việt vươn xa. Doanh nghiệp cần chủ động nâng cao chất lượng, nắm chắc quy tắc xuất xứ và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế để tận dụng hiệu quả các ưu đãi từ cam kết đã ký.
Từ 1/7, số định danh cá nhân chính thức thay mã số thuế

Từ 1/7, số định danh cá nhân chính thức thay mã số thuế

Từ ngày 1/7/2025, số định danh cá nhân sẽ thay thế hoàn toàn mã số thuế đối với cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh. Đây là bước cải cách hành chính quan trọng nhằm đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí và tăng tính minh bạch trong quản lý thuế.
Tăng trưởng kinh tế và áp lực tái cấu trúc nền tảng

Tăng trưởng kinh tế và áp lực tái cấu trúc nền tảng

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt ít nhất 8% đòi hỏi Việt Nam phải giữ ổn định vĩ mô, cải thiện nội lực và chuyển đổi mô hình phát triển. Đồng thời thích ứng nhanh với biến động toàn cầu để duy trì đà phục hồi và nâng cao năng lực cạnh tranh dài hạn.
Cao su Việt Nam trước ngưỡng cửa chuyển mình

Cao su Việt Nam trước ngưỡng cửa chuyển mình

Xuất khẩu cao su Việt Nam khởi sắc nhờ giá tăng và nhu cầu phục hồi. Tuy nhiên quy định chống mất rừng của EU sắp có hiệu lực buộc ngành phải tái cấu trúc toàn diện chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế.
Xuất khẩu thủy sản cần chiến lược dài hạn

Xuất khẩu thủy sản cần chiến lược dài hạn

Trước biến động chính sách thuế từ Mỹ, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang chuyển hướng linh hoạt, đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường và sản phẩm chế biến sâu. Đây không chỉ là giải pháp ứng phó ngắn hạn mà còn là chiến lược phát triển bền vững trong dài hạn.
Gạo Việt tìm chỗ đứng bền vững toàn cầu

Gạo Việt tìm chỗ đứng bền vững toàn cầu

Dù giá trị xuất khẩu giảm do giá thế giới biến động, gạo Việt vẫn giữ đà tăng trưởng về sản lượng, mở rộng thị trường và định vị rõ phân khúc chất lượng cao. Hướng đi phát thải thấp đang mở ra cơ hội mới cho ngành hàng lúa gạo Việt Nam trên toàn cầu.
VNNPC bứt tốc mùa nắng nóng: Đảm bảo điện an toàn, vượt kế hoạch sản lượng

VNNPC bứt tốc mùa nắng nóng: Đảm bảo điện an toàn, vượt kế hoạch sản lượng

Bước vào mùa nắng nóng năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã tạo dấu ấn mạnh mẽ khi đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn và liên tục cho 27 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc.
Vì sao sản xuất vàng miếng không nên là "cuộc chơi" của ngân hàng?

Vì sao sản xuất vàng miếng không nên là "cuộc chơi" của ngân hàng?

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) vừa đề xuất không nên để các ngân hàng thương mại tham gia sản xuất, kinh doanh vàng miếng. Đề xuất này không chỉ dựa trên cơ sở pháp lý, mà còn xuất phát từ những bài học thực tiễn và mục tiêu ổn định thị trường tài chính – tiền tệ trong dài hạn.
Đề xuất điều chỉnh quy định kinh doanh vàng miếng: Cần rõ vai trò và giảm rào cản thị trường

Đề xuất điều chỉnh quy định kinh doanh vàng miếng: Cần rõ vai trò và giảm rào cản thị trường

Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam kiến nghị không mở rộng đối tượng tham gia sản xuất vàng miếng và đề xuất giảm điều kiện về vốn để tăng tính cạnh tranh, minh bạch thị trường.
Tiểu thương thời số hóa: Từ sổ tay đến máy tính tiền

Tiểu thương thời số hóa: Từ sổ tay đến máy tính tiền

Việc bắt buộc dùng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền khiến nhiều tiểu thương lo lắng. Nhưng nếu được hỗ trợ đúng cách, đây sẽ là cơ hội để hộ kinh doanh truyền thống thích nghi, đổi mới và vững vàng hơn trong môi trường số hóa ngày càng phát triển.
Hóa đơn điện tử: Hộ kinh doanh được hỗ trợ tối đa, chưa đặt nặng xử phạt

Hóa đơn điện tử: Hộ kinh doanh được hỗ trợ tối đa, chưa đặt nặng xử phạt

Dù còn không ít bỡ ngỡ trong thời gian đầu triển khai, việc áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền không làm xáo trộn hoạt động kinh doanh hay thay đổi nghĩa vụ thuế của các hộ kinh doanh. Ngành thuế chủ trương đồng hành, hỗ trợ thay vì xử phạt.
Nông sản Việt vững bước trên hành trình chất lượng

Nông sản Việt vững bước trên hành trình chất lượng

Trước yêu cầu ngày càng cao từ thị trường Trung Quốc, nông sản Việt đang từng bước chuyển mình theo hướng chuyên nghiệp và bền vững. Chuẩn hóa vùng trồng, minh bạch chuỗi cung ứng là chìa khóa để khẳng định thương hiệu nông sản Việt trên trường quốc tế.
Chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh để phát triển bền vững

Chuyển đổi mô hình hộ kinh doanh để phát triển bền vững

Chuyển đổi từ hộ cá thể lên doanh nghiệp đang mở ra cơ hội nâng tầm quản trị, minh bạch hóa hoạt động và tiếp cận chính sách hỗ trợ. Đây được xem là bước đi tất yếu giúp hộ kinh doanh vươn lên chuyên nghiệp, hòa nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị hiện đại.
Mở rộng đường xuất khẩu cho nông sản Việt

Mở rộng đường xuất khẩu cho nông sản Việt

Trước đà giảm sâu của kim ngạch rau quả từ đầu năm 2025, việc đa dạng hóa thị trường, mặt hàng và nâng cao năng lực tuân thủ kiểm dịch quốc tế đang trở thành hướng đi tất yếu để nông sản Việt Nam bứt phá và mở rộng đường xuất khẩu bền vững.
Thanh Hóa quyết liệt phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Thanh Hóa quyết liệt phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Ngày 15/6/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 9002/UBND-NN, yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên toàn tỉnh khẩn trương triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi nhằm kiểm soát nguy cơ lây lan và bùng phát dịch trên diện rộng.
Gạo Việt vươn tầm nhờ chiến lược chất lượng

Gạo Việt vươn tầm nhờ chiến lược chất lượng

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam biến động trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến chuyển. Tuy nhiên, nhờ định hướng nâng cao chất lượng và mở rộng thị trường, gạo Việt đang khẳng định vị thế ngày càng rõ nét trên bản đồ lương thực thế giới.
Hộ kinh doanh nhỏ trước ngã rẽ hóa đơn điện tử

Hộ kinh doanh nhỏ trước ngã rẽ hóa đơn điện tử

Việc áp dụng quy định mới theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP khiến nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ lúng túng, thậm chí tạm dừng hoạt động. Khó khăn lớn nhất đến từ hóa đơn đầu vào và nỗi lo bị xử phạt khi chưa kịp thích ứng với yêu cầu mới.
Đàm phán thương mại Việt - Mỹ vòng 3: Tiến gần hơn đến thỏa thuận song phương

Đàm phán thương mại Việt - Mỹ vòng 3: Tiến gần hơn đến thỏa thuận song phương

Tại vòng đàm phán thứ 3 diễn ra từ ngày 9–12/6 tại Washington D.C, phía Mỹ đánh giá cao thiện chí và nỗ lực của Việt Nam, đồng thời cơ bản thống nhất với các ý tưởng do Việt Nam đề xuất. Đây là bước tiến quan trọng trong tiến trình hướng tới một thỏa thuận thương mại song phương vì lợi ích cân bằng, bền vững cho cả hai quốc gia.
Xử lý tài sản công sau sáp nhập: Hoàn tất trước ngày 30/6/2025

Xử lý tài sản công sau sáp nhập: Hoàn tất trước ngày 30/6/2025

Bộ Tài chính vừa ban hành hướng dẫn chi tiết, yêu cầu các địa phương khẩn trương xây dựng và hoàn tất phương án xử lý tài sản công dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính, chậm nhất trước ngày 30/6/2025, nhằm tránh lãng phí, thất thoát và sử dụng kém hiệu quả tài sản công.
Xem thêm

Tin đọc nhiều

Giá tiêu bật tăng mạnh, doanh nghiệp kỳ vọng xuất khẩu khởi sắc

Xuất hóa đơn điện tử từ 1/7: Ghi địa chỉ mới hay giữ theo giấy đăng ký kinh doanh?

Giá cà phê hôm nay tiếp tục chịu áp lực giảm: Triển vọng sản lượng toàn cầu ở mức kỷ lục

Giá tiêu tăng vọt lên 142.000 đồng/kg, Việt Nam thành tâm điểm cung ứng toàn cầu

Giá cà phê trong nước tăng nhẹ theo đà robusta, arabica giảm sâu vì áp lực mùa vụ

Thanh Hóa tạo đột phá chiến lược từ tổ chức bộ máy: Công bố nhân sự chủ chốt tại 166 xã, phường

Dấu mốc 24 năm thành lập - Halcom Việt Nam kiên định phát triển bền vững, vươn mình cùng Kỷ nguyên mới của dân tộc

Thịt heo nhập khẩu tăng vọt: Bài toán cạnh tranh và định vị thương hiệu nội địa

Giá vật liệu xây dựng tăng vọt: Hồi chuông cảnh báo về khai thác tài nguyên tự nhiên

Vải không hạt có gì đặc biệt mà gây ấn tượng mạnh trên thị trường?

Đô la Mỹ suy yếu, vàng tăng mạnh: Chu kỳ mới hay nhất thời?

Chi tiết các đối tượng không chịu thuế VAT trong Nghị định 181/2025/NĐ-CP

Lãi suất cho người trẻ mua nhà xã hội giảm còn 5,9%

Thương hiệu cá tra Việt Nam: Chất lượng, giá rẻ và sức hấp dẫn tại thị trường Mỹ

Bứt tốc xuất khẩu nông sản cuối năm 2025

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động