Hoàng bá - Một trong 50 dược liệu quý trong Đông y chữa nhiều bệnh Củ nưa - Thảo dược quý chữa được nhiều loại bệnh Công dụng hữu ích của cây đăng tâm thảo |
Đặc điểm của cây tầm ma
Cây tầm ma có tên khác là cây lá gai, trữ ma, gai tuyết. Cây tầm ma thường cao trên 1m, gốc cây hóa gỗ. Phần lá cây có gai mọc so le nhau, lá hình tim, có lông, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu trắng bạc. Hoa mọc theo bông kép nằm ở kẽ lá.
Tầm ma thu hoạch quanh năm, thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch rễ là mùa thu và mùa đông.
Rễ cây tầm ma đem rửa sạch, cắt bỏ phần non, để nguyên hoặc thái mỏng, sau đó phơi khô. Rễ cây tầm ma có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Dược liệu khô cần được bảo quản nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc.
Thành phần hóa học: Trong cây tầm ma có Vitamin A, C và K, cũng như một số vitamin B, sắt, canxi, magiê, phốt pho, kali, natri, axit linolenic, axit linoleic, axit palmitic, axit oleic, axit stearic, tất cả các axit amin thiết yếu, quercetin, kaempferol, axit caffeic, coumarin và các flavonoid khác.
Nhờ các thành phần trên, tầm ma có thể được xem như rau ăn bổ dưỡng hằng ngày. Khi luộc chín, lá tầm ma mềm, không chứa axit nên không gây ngứa, mùi vị hơi giống rau dền.
Theo y học cổ truyền, các bộ phận của cây tâm ma đều có vị ngọt, tính hàn và không độc. Phần rễ cây tầm ma đi vào kinh tâm và can, phần lá vào kinh bàng quang.
Tác dụng của cây tầm gai
Chống lại quá trình lão hóa
Cây tầm ma chứa pro-vitamin A, vitamin C, kẽm, kali, flavonoid, các nguyên tố vi lượng... Những hoạt chất này được coi như chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp cơ thể giảm căng thẳng, hỗ trợ trong trường hợp trí tuệ mệt mỏi và làm việc quá sức. Uống 3 cốc nước từ lá cây tầm ma mỗi ngày để giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Kích thích tuyến giáp
Cây tầm ma giúp duy trì hoạt động bình thường của tuyến giáp, tuyến thượng thận và phù hợp cả với thời kỳ mãn kinh. Rễ của cây cũng được cho là có khả năng chống lại một số bệnh lành tính của tuyến tiền liệt.
Cây tầm ma có chứa hoạt chất beta – sitosterol. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Khoa học ung thư và trị liệu năm 2016, beta – sitosterol có khả năng prostaglandin (prostaglandin trực tiếp ảnh hưởng đến viêm tuyến tiền liệt, làm giảm lưu lượng máu và kích thước của tuyến tiền liệt).
Chắc khỏe xương, tóc và móng
Chất canxi và silica trong lá làm tầm ma có lợi thế trong chống lại bệnh loãng xương. Ngoài ra, loại cây này còn rất giàu khoáng chất, vitamin và axit amin, có tác dụng tái khoáng đối với các trường hợp sử dụng phương pháp điều trị nặng như hóa trị liệu.
Thải độc
Tầm ma còn có tác dụng làm sạch và khử cặn (loại bỏ clorua và urê). Nhờ công dụng lợi tiểu nên tầm ma được khuyến khích sử dụng để chăm sóc sức khỏe thận, thậm chí được chỉ định sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu.
Khả năng chống viêm
Cây có tác dụng khôi phục sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể. Do đó nó góp phần chống lại chứng viêm và đau mãn tính, làm dịu chứng ợ nóng, giảm viêm khớp, thấp khớp và đau khớp.
Bệnh tiểu đường
Một số bằng chứng tầm ma trên mặt đất có thể làm giảm lượng đường trong máu. Nó có thể làm tăng nguy cơ lượng đường trong máu thấp ở những người đang điều trị bệnh tiểu đường. Kiểm tra lượng đường trong máu một cách cẩn thận nếu bạn mắc bệnh tiểu đường khi sử dụng thảo dược này.
Hạ huyết áp
Cây tầm ma có thể hạ huyết áp. Về lý thuyết, tầm ma có thể làm tăng nguy cơ làm huyết áp giảm xuống quá thấp ở những người bị huyết áp thấp. Nếu bạn bị huyết áp thấp, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng thuốc.
Một số bài thuốc sử dụng cây tầm ma
Phong thấp, đau nhức các khớp
Rễ cây tầm ma 50g ngâm với 1 lít rượu uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 10ml, dùng đều đặn trong 1 tuần.
Cầm máu
Lá tầm ma đem rửa sạch giã nhuyễn, đắp vào vết thương rồi băng mỏng lại.
Lợi tiểu
Sắc 10 -30 gam rễ và lá tầm ma với nước uống.
Tiểu rắt, tiểu buốt, sỏi thận
Rễ cây tầm ma, hành và hoa mã kết hợp có thể trị được chứng bệnh trên.
Trị tiểu tiện, đại tiện ra máu
Sắc 15 – 20 gam lá tầm ma với nước uống trong ngày.
Tê mỏi chân tay
Rễ cây tầm ma 15 – 20g uống trong ngày.
Lưu ý khi sử dụng
Phụ nữ có thai nên tránh tiêu thụ tầm ma bởi nó có thể gây co bóp tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai.
Liều dùng của thảo dược này có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác
Tầm ma có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.