Bổ cốt chỉ - Dược liệu quý cho nam giới Tác dụng của bạch hoa xà thiệt thảo Một số công dụng hữu ích của cây Hương Nhu đối với sức khỏe |
Tía tô đất còn được gọi là cây bạc hà chanh |
Tía tô đất có tên khoa học là Melissa officinalis, nó được biết đến là một loài cây thân thảo thuộc họ Hoa môi, tất nhiên điều này đồng nghĩa rằng lá tía tô đất cũng có cùng họ với lá bạc hà. Chẳng khó hiểu khi bạn đang nhận thấy điểm chung tương đối trong hình thái hay hương vị của lá bạc hà lẫn lá tía tô.
Chẳng cần đặt mũi sát những chiếc lá tía tô để cảm nhận hương thơm từ nó toát ra, bạn chỉ cần cầm lá tía tô trên tay cũng có thể cảm nhận được hương thơm của nó. Một mùi chanh nhè nhẹ thơm mát dễ chịu vô cùng dành cho những ai yêu thiên nhiên.
Hình dáng cây tía tô đất cũng dễ nhận biết. Cây có chiều cao trung bình từ 70 – 150cm và thường mọc theo bụi. Điểm nổi bật của loài cây này đó là hình thù của những chiếc lá. Lá tía tô ẩn chứa sắc xanh, rìa lá có hình răng cưa và mặt lá lại có lông nhám nên rất dễ nhận biết.
Tên gọi khoa học của lá tía tô đất là “Melissa officinalis”, được hiểu là ong mật. Tại Hy Lạp cổ đại, những người nuôi ong ở đền Artemis trồng lá tía tô với mục đích dùng nó để thu hút ong.
Tía tô đất được biết đến có nguồn gốc từ nam châu Âu, lưu vực Địa Trung Hải, Iran và Trung Á.
Tại Hy Lạp và La Mã, lá tía tô được người dân nơi đây sử dụng để làm lành những vết thương.
Khắp châu Âu, đa phần người dân sử dụng lá tía tô suốt một thời gian dài trong việc hỗ trợ tiêu hóa và trị liệu tinh thần hiệu quả. Một bác sĩ người Hy Lạp Dioscorides đã sử dụng lá tía tô để điều trị tình trạng rối loạn của hệ thần kinh.
Ngày nay, ngoài việc sử dụng trong một số món ăn thì còn được ứng dụng rất nhiều trong y học.
Công dụng của tía tô đất
Giảm căng thẳng, lo lắng
Theo một nghiên cứu trên 25 người trưởng thành được công bố trên Tạp chí Nutrients, tía tô đất tác dụng giảm lo lắng, căng thẳng. Những người tham gia đã uống một loại nước ngọt chứa 0,3g chiết xuất tía tô đất. Kết quả, nhóm này giảm được căng thẳng và tâm trạng tốt hơn so với nhóm dùng giả dược.
Cải thiện tình trạng mất ngủ
Trong tía tô đất chứa axit rosmarinic, hợp chất được các nhà khoa học tại Đại học Khoa học Y dược Tehran (Iran) chứng minh là có tác dụng cải thiện giấc ngủ ở những người bị mất ngủ. Trong nghiên cứu này, tinh dầu tía tô đất được kết hợp với rễ cây nữ lang.
Phòng ngừa virus Herpes
Các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy tía tô đất tác dụng tiêu diệt nhiều loại virus, trong đó có herpes simplex loại 1 (HSV-1) - loại virus gây ra các vết loét và mụn rộp.
Giảm triệu chứng khó tiêu
Tía tô đất tác động tích cực tới hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy những người ăn món tráng miệng có tinh dầu tía tô đất có thể giảm triệu chứng khó tiêu, đầy bụng. Cũng nhờ tác dụng này, tía tô đất còn giúp giảm cảm giác buồn nôn.
Giảm đau đầu
Tía tô đất rất có lợi trong việc điều trị chứng đau đầu, đặc biệt đau đầu do căng thẳng. Loại tinh dầu này giúp cơ thể thư giãn, giải phóng căng thẳng và thư giãn cơ bắp.
Các hợp chất trong tía tô đất cũng giúp thư giãn các mạch máu, từ đó có thể góp phần giảm đau đầu.
Giảm đau răng
Đặc tính giảm đau của tía tô đất cũng giúp thảo mộc này là lựa chọn lý tưởng để giảm cơn đau răng. Ngoài việc thư giãn và giảm đau, tía tô đất còn có khả năng chống viêm cho răng lợi. Bạn có thể dùng tăm bông để chấm tinh dầu tía tô đất vào vùng răng đang bị đau.
Lưu ý khi dùng tía tô đất
Để phát huy tác dụng của tía tô đất một cách hiệu quả, bạn có thể dùng nó để thêm vào các món ăn hàng ngày hoặc làm trà để uống.
Mặc dù tía tô đất có nhiều tác dụng với sức khỏe, nhưng nó cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau đầu, tăng nhiệt độ cơ thể, nôn, đau bụng, chóng mặt, các phản ứng dị ứng.
Chỉ dùng một lượng nhỏ trong khoảng 1 tháng, tránh dùng liều cao và kéo dài vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng nhịp tim, buồn nôn, đau đầu...
Chú ý, cây này có thể tương tác với thuốc an thần khiến bạn buồn ngủ quá mức. Một số trường hợp có tương tác với thuốc trị tăng nhãn áp, tuyến giáp nên cần lưu ý khi dùng chung.