Còn thương rau đắng mọc hoang sau nhà món canh yêu thương làm mát gan bổ thận Những bài thuốc dân gian hữu ích từ cây mỏ quạ |
![]() |
Bổ cốt chỉ có tên khoa học: Psoralea Corylifolia L. Tên thường gọi: phá cố chỉ, hồ phi tử, phản cố chỉ, bà cố chỉ, hồ cố tử, cát cố tử, phá cốt tử, cố tử, thiên đậu, hạt đậu miêu…Thuộc họ cánh bướm (Papilionaceae).
Phần nhiều là loại cây trồng, mọc hoang ở một số tỉnh miền núi phía Bắc. Bổ cốt chỉ sử dụng là dược liệu với phần hạt chín phơi khô của cây.
Dược liệu có nguồn gốc ở Ấn Độ. Sau đó có di thực vào Trung Quốc và Việt Nam. Ở Trung Quốc cây mọc khỏe, giai hạt vào màu xuân, thu hoạch vào mùa thu.
Bổ cốt chỉ là một loại cây thảo cứng, ít phân nhánh, có chiều cao khoảng 1m, phủ nhiều lông trắng.
Lá Phá cổ chỉ thuôn có hình trứng, đầu nhọn, đáy lá tròn, mép lá có nhiều răng cưa, dài khoảng 6 – 9 cm, rộng 5 – 7 cm, cuống lá dài khoảng 2 – 4 cm, có lá kèm. Lá chỉ có một chét hình trái xoan, hai mặt có nhiều tuyến hình mắt lông chim, màu đen.
![]() |
Phá cổ chỉ tính ôn không độc thường dùng chữa liệt dương, di tinh |
Bổ cốt chỉ chứa lipid và acid béo (20%), coumarin (psoralen, psoralidin, isopsoralen), furanocoumarin, flavonid... Hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống phóng xạ, chống u bướu, an thần, chống co giật, hưng phấn cơ tim, giãn mạch vành, đề cao khả năng miễn dịch...
Theo Đông y, bổ cốt chỉ vị cay đắng, tính ôn; vào kinh Tỳ, Thận và Tâm bào lạc. Tác dụng bổ thận tráng dương, ôn tỳ chỉ tả. Trị di tinh liệt dương, tiểu dắt, buốt, di niệu, đau mỏi lạnh vùng thắt lưng và đầu gối, tiêu chảy dài ngày, hen suyễn… Ngày dùng 4 - 12g, sắc uống hoặc chế thuốc hoàn tán để uống.
Bổ cốt chỉ được dùng làm thuốc trong các trường hợp:
Trị tiêu chảy
Bổ cốt chỉ khoảng 240g, Nhục đậu khấu sống 120g, tán bột. Táo giã nhuyễn. Trộn các dược liệu trên, làm thành viên to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 50 – 70 viên lúc đói với nước cơm.
Chữa chứng đái dầm ở trẻ nhỏ do hư yếu bàng quang
Sử dụng Bổ cốt chỉ, sao vàng, tán thành bột mịn. Mỗi đêm trước khi đi ngủ cho trẻ uống 1.5 g với nước ấm.
Chữa tiểu không kiểm soát, tiểu són
Bổ cốt chỉ 12g, Hoài sơn 16g. Thục địa 12g, Ngưu tất 12g, Khiếm thực 12g, Kim 12g. Trạch tả 8g, Phục linh 8g, Phụ tử chế 8g, Tang phiêu tiêu 8g, Nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang thuốc.
Trị di tinh, liệt dương
Bổ cốt chỉ 9g, Thỏ ty tử 9g, Hồ đào nhục 9g, Trầm hương 1,5g. Tất cả trộn với mật làm viên. Ngày uống 3 lần, mỗi lần lần uống 9g với nước muối.
![]() |
Trị đau lưng do thận hư
Bổ cốt chỉ 30g, sau đó sao và tán bột, uống chung với rượu nóng, mỗi lần 9g hoặc thêm Mộc hương 3g.
Trị chứng tay chân nặng nề, mồ hôi ra nhiều, hư nhược ở hạ nguyên
Sử dụng Phá cổ chỉ 120 g chừng với rượu. Lại dùng Hồ đào nhục (bỏ vỏ) 30 g, Trầm hương (tán thành bột mịn) 4.5 g, gia thêm mật làm thành viên hoàn, kích thước to bằng hạt ngô đồng.
Mỗi lần dùng uống 20 – 30 viên với nước muối hoặc rượu nóng, dùng thuốc khi đói. Uống thuốc từ tiết Hạ chí đến Đông chí, mỗi ngày 1 lần.
Chữa đau lưng do có thai
Sử dụng Phá cố chỉ 60 g, sao vàng, tán bột. Trước khi dùng thuốc cần nhai nửa trái Hồ đào nhục. Sau đó uống 6 g dược liệu cùng với rượu nóng, uống thuốc lúc đói.
Chữa răng sâu, đau buốt lên đỉnh đầu
Sử dụng Bổ cốt chỉ (sao) 15 g, Nhũ hương 7.5 g, tán thành bột, thoa vào răng đau. Hoặc có thể làm thành viên hoàn, dùng nhét vào chỗ răng đau hằng ngày.
Chữa tử cung xuất huyết
Dùng Bổ cốt chỉ và Xích thạch chi, phân lượng bằng nhau, chế thành thuốc viên, dùng để cầm máu.
Trị hói tóc, bạch đới
Dùng Bổ cốt chỉ 40 g, ngâm với 100 ml cồn 75% trong 5 – 7 ngày. Dùng bôi lên vùng da bệnh và chích vào bắp một ngày 1 lần, mỗi lần 5 ml.
Kiêng kỵ sử dụng Bổ cốt chỉ
Một số đối tượng không được dùng Bổ cốt chỉ bao gồm: Người âm hư hỏa vượng; Đái ra máu; Dương vật hay cương lên, mộng tinh, di tinh; Táo bón; Tiểu nhiệt;Đắng miệng, khát nước do nội nhiệt, đỏ mắt; Đỏ mắt do hỏa thượng lên; Yếu nhiệt do phong thấp; Ăn vào đói liền; Yếu xương.
Bổ cốt chỉ kiêng kỳ Vân đài, thịt dê và những loại huyết khí khác.
* Dược liệu bổ cốt chỉ được sử dụng với nhiều công dụng với sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi sử dụng dược liệu người dùng nên trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng và liều lượng.
![]() |
![]() |