Hạt dẻ là một loại hạt của cây hạt dẻ |
Hạt dẻ là một loại hạt của cây hạt dẻ, đây là loài thực vật thuộc loại thân gỗ, có tuổi thọ sống lâu năm và có nguồn gốc từ những nước ở khu vực châu Âu, bán đảo châu Á (nay là lãnh thổ của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ).
Ngày nay, hạt dẻ được yêu thích sử dụng rộng rãi khắp thế giới, vì vậy nên người ta trồng cây hạt dẻ trên rất nhiều nơi ở khu vực châu Á và đặc biệt là lãnh thổ châu Âu.
Trong khoa học, hạt dẻ được gọi là Castanea Mollissima, ngoài ra người ta còn biết đến hạt dẻ với cái tên Sơn Hạch Đào. Đây là một loài cây thuộc họ Sồi dẻ (Fagaceae).
Hạt dẻ được bao bọc bởi lớp vỏ của quả đầy gai ở bên ngoài. Vào khoảng tháng 8 -10 mỗi năm, quả chứa hạt dẻ sẽ vào mùa chín, khi ấy, quả sẽ chuyển sang màu nâu đen và tự rụng xuống đất. Mỗi quả hạt dẻ thường chứ 1-2 hạt, có quả còn chứa đến tận 4 hạt dẻ bên trong.
Khả năng chịu rét và chịu nhiệt của cây hạt dẻ rất tốt. Cây hạt dẻ có rất nhiều giá trị kinh tế bởi không chỉ mang lại sản lượng hạt dẻ đều đặn kéo dài trong suốt 60 năm, cây còn được trồng nhằm mục đích lấy gỗ nhờ chất lượng của gỗ cây hạt dẻ rất tốt, khá chắc chắn và bền cứng.
Danh y Tôn Tư Mạc, thời nhà Đường (Trung Quốc) nói về hạt dẻ: Đó là “thứ hạt của thận, người bị bệnh thận nên sử dụng” (thận chi quả dã, thận bệnh nghi thực chi). Theo quan niệm của Đông y, thận là gốc của cơ thể, bổ thận càng tốt, càng dễ dàng khỏe mạnh. Một thực phẩm đặc biệt của mùa thu chính là hạt dẻ. Hãy xem loại hạt dẻ dại trong rừng này tại sao lại được Đông y đánh giá là “đệ nhất hạt”, “thần dược” trong việc chăm sóc thận nhé.
Đông y coi hạt dẻ là “đệ nhất bổ thận, hoạt huyết”
Hạt dẻ còn có tên khác là lật quả, bản lật, đại lật… Tên khoa học: Castanea mollissima Blume., họ Dẻ (Fagaceae). Hạt dẻ có protein, lipid, carbohydrate (dễ tan và không tan, nhiều loại sinh tố A, B1, B2, C, caroten, acid nicotinic và Ca, P, Fe, K, selen, kẽm, đồng…
Theo Đông y, hạt dẻ vị ngọt tính ấm; vào tỳ, vị, thận. Có tác dụng dưỡng vị kiện tỳ, bổ thận; hoạt huyết, chỉ thống. Dùng cho các trường hợp thận hư (bổ thận cường thận), hen suyễn, tiêu chảy do tỳ vị hư hàn, loét miệng, cơ thể suy nhược sau bệnh nặng dài ngày, chấn thương đụng giập, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, nôn oẹ, trào ngược.
Theo các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, trong hạt dẻ có acid béo chưa no, giàu sinh tố và chất khoáng có tác dụng dự phòng điều trị tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, nhuyễn xương rất thích hợp cho người cao tuổi; đặc biệt đối với các chứng thận hư thì hiệu quả rất rõ rệt.
Hạt dẻ tươi chứa nhiều vitamin C hơn cà chua – một loại quả giàu vitamin C đã được khoa học công nhận. Thậm chí hàm lượng này còn nhiều hơn gấp 10 lần so với táo. Đồng thời, hàm lượng kali cao hơn gấp 4 lần so với táo. Một chỉ số vô cùng ấn tượng.
Do những đặc tính dinh dưỡng ưu việt của hạt dẻ, đặc biệt là đối với các chứng thận hư cần được bổ thận thì hiệu quả rất rõ rệt mà danh y Tôn Tư Mạc đã đánh giá hạt dẻ là “thận chi quả, thận bệnh nghi thực chi”.
Theo các chuyên gia Đông y, hãy tích trữ một ít hạt dẻ để chăm sóc thận. Bởi đây là loại hạt “vua của mùa thu”, Đông y xưa cũng gọi hạt dẻ là “hạt của thận”, là “cao thủ dưỡng sinh”, phù hợp với nguyên tắc bổ ấm của mùa thu mà bất kỳ ai cũng nên áp dụng trước khi mùa đông đến.
Tác dụng của hạt dẻ đối với sức khỏe
Hạt dẻ có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người bởi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như chất béo, chất đạm, các vitamin B1, vitamin B2, vitamin C cùng một số loại khoáng chất khác. Dưới đây là một số tác dụng của hạt dẻ mà bạn nên biết.
Có đặc tính chống viêm mạnh
Chiết xuất từ aescin ở trong hạt dẻ ngựa có khả năng chống viêm mạnh. Do đó, tình trạng viêm của các bệnh như suy tĩnh mạch mãn tính, vết thương sau khi bị chấn thương hay sau khi phẫu thuật sẽ được cải thiện rất hiệu quả.
Theo kết quả của 17 cuộc nghiên cứu, hợp chất chiết xuất aescin của hạt dẻ ngựa không chỉ có tác dụng giảm tình trạng sưng và viêm ở chân và bàn chân mà khi sử dụng thuốc bôi có chứa hợp chất này thì những vết sưng tấy, viêm sau khi bị chấn thương do phẫu thuật hay hoạt động thể thao thì đều rất hiệu quả.
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Hàm lượng vitamin C trong hạt dẻ vượt trội hơn hẳn so với các loại hạt khác. Thêm vào đó là lượng tinh bột dồi dào khiến hạt dẻ trở thành một loại ngũ cốc cung cấp năng lượng dồi dào cho cơ thể. Chính vì thế mà hạt dẻ được xuất hiện nhiều trong thực đơn hằng ngày của những người vận động cơ thể nhiều như người tập thể hình, vận động viên,...
Khả năng chống oxy hóa
Hàm lượng của chất chống oxy hóa có trong hạt dẻ rất cao, vì vậy hạt dẻ có thể ngăn ngừa sự tổn thương của tế bào cơ thể bởi gốc tự do, từ đó cản trở diễn biến xấu đi của tình trạng viêm.
Thực tế cho thấy trong hạt dẻ có nhiều hợp chất flavonoid bao gồm kaempferol và quercetin, đặc biệt là trong hạt dẻ ngựa. Đây là những chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh.
Bên cạnh đó, khả năng chống oxy hóa của aescin trong hạt dẻ đã được chứng minh trong phòng thí nghiệm.
Phòng chống ung thư
Hạt dẻ có khả năng chống viêm và chống oxy hóa, ngoài ra còn có chất aescin nên việc sử dụng hạt dẻ thường xuyên có thể phòng ngừa bệnh ung thư.
Thực tế cho thấy, trong nhiều cuộc nghiên cứu đã tìm thấy rằng hợp chất aescin có trong hạt dẻ có thể làm giảm đi sự phát triển trong tế bào khối u một cách đáng kể, đặc biệt là tế bào ung thư trong gan, đa u tủy và bạch cầu. Không chỉ như vậy, aescin còn có khả năng tiêu diệt tế bào của ung thư phổi và ung thư tuyến tụy. Đến đây có lẽ bạn đã bất ngờ về công dụng của loại hạt thơm ngon này rồi đúng không nào?
Giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch
Chiết xuất hợp chất aescin trong hạt dẻ, đặc biệt là trong hạt dẻ ngựa có tác động tích cực khi giảm thiểu các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch một cách đáng kể. Vì vậy, đây được coi như là một liệu pháp chữa trị ngắn hạn và hữu hiệu đối với các triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch.
Từ 5 cuộc nghiên cứu lâm sàng cho thấy, aescin có thể gia tăng lưu lượng máu ở trong tĩnh mạch. Ngoài ra, từ 19 cuộc nghiên cứu, trong đó có 9 nghiên cứu đã cho ra kết quả phân tích rằng: việc sử dụng 50mg aescin trong mỗi 600mg chiết xuất hạt dẻ ngựa đều đặn sẽ hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng của suy tĩnh mạch như sưng, đau và ngứa chân.
Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ
Đây là một tác dụng tuy chưa được chứng minh kỹ càng nhưng chiết xuất từ hạt dẻ vẫn có tác dụng rõ ràng và hiệu quả để làm giảm thiểu triệu chứng của bệnh trĩ. Bởi vì trước đấy, đã có nhiều bằng chứng cho thấy từ việc các bệnh nhân bị trĩ đã được sử dụng đặc tính chống viêm từ chiết xuất hạt dẻ ngựa theo bác sĩ và đã có nhiều chuyển biến tích cực trong kết quả chữa bệnh. Họ đều nhận thấy sự thuyên giảm của các viêm và sưng tấy của các tĩnh mạch liên quan đến bệnh trĩ.
Chữa vô sinh ở nam giới
Nhờ hiệu quả trong việc giảm sưng tĩnh mạch mà hợp chất aescin, một chiết xuất được tìm thấy trong hạt dẻ ngựa có thể cải thiện bệnh vô sinh ở nam giới khi có thể làm giảm sưng các tĩnh mạch ở xung quanh khu vực tinh hoàn.
Một nghiên cứu kéo dài gần 2 tháng diễn với 100 người đàn ông bị vô sinh do giãn tĩnh mạch thừng tinh đã cho ra kết quả rất đáng kinh ngạc. Đó là mật độ, khả năng di chuyển và chất lượng tinh trùng đã được cải thiện hơn rất nhiều sau khi được uống 30mg aescin với tần suất 12 tiếng mỗi lần. Bên cạnh đó, tình trạng viêm sưng của tĩnh mạch cũng được giảm đi một cách đáng kể.
Những lưu ý khi ăn hạt dẻ
Khi ăn hạt dẻ, bạn nên nhai từ từ, chậm rãi và kỹ lưỡng. Khi không có lợn cợn trong miệng thì bạn mới có thể nuốt. Việc nhai chậm không chỉ có thể giúp tiêu hóa dễ dàng và đầy đủ hơn, mà còn giúp cơ thể hấp thụ nhanh hơn, mang lại tác dụng bổ sung dinh dưỡng hiệu quả.
Những người bị bệnh về lá lách và dạ dày, không nên ăn hạt dẻ tươi (sống), thay vào đó, bạn nên chế biến chín kỹ trước khi ăn, hoặc nấu cùng các thực phẩm khác như táo tàu, phục linh, gạo nếp, cháo.
Người bị táo bón không nên ăn nhiều hạt dẻ.
Bệnh nhân đái tháo đường cũng nên chú ý khi ăn hạt dẻ, nhớ rằng bạn có thể ăn nhưng không làm tăng tổng số lượng calo, nếu ăn hạt dẻ thì phải bớt đi khẩu phần ăn liên quan đến lương thực, chẳng hạn như nếu bạn ăn 100 gram hạt dẻ, thì phải giảm 50 gram cơm, để không dẫn đến calo dư thừa.