Loại lá là kẻ thù của bệnh xương khớp, tưởng khó trồng thực ra rất dễ, chỉ giâm cành là hái mỏi tay Những bài thuốc dân gian hữu ích từ cây mỏ quạ Bất ngờ tác dụng của cây ngải cứu đối với sức khỏe |
Hương Nhu hay còn gọi là é rừng, mậu dược, sơn ông, hương thái,... có tên khoa học là Ocimum gratissimum. Sống ở môi trường đất khô thoáng, nhiều ánh sáng, thoát nước tốt và ở vị trí có ánh nắng đầy đủ.
Có đặc điểm là cây thân thảo, cây trưởng thành có thể cao từ 1 đến 2m, thân cây hình trụ vuông, gốc hóa thân gỗ, có màu nâu tím, phần thân trên non có lông nhỏ mọc phủ đầy, có khi có màu xanh nhạt.
Lá cây mọc đối nhau, cuống dài chừng 1 đến 2cm, phiến lá có răng cưa và có lông ở cả hai mặt lá.Hoa màu tím nhạt hoặc trắng hình sim, mọc thành cụm dài không đều nhau, hoa thường nở vào mùa hè khoảng tháng 5, tháng 6 hàng năm.
Theo y học cổ truyền, Hương Nhu có vị cay, tính hơi ôn, vào kinh phế và vị. Tác dụng phát hãn, thanh thử, tán thấp, hành thủy. Chữa cảm nắng, cảm hàn, sốt nóng, sợ rét, nhức đầu, đau bụng đi ngoài, thổ tả chuột rút, thủy thũng.
Một số công dụng chữa bệnh của hương nhu
Tốt cho mắt
Lá hương nhu rất giàu vitamin A, giúp thúc đẩy thị lực tốt. Vitamin A cần thiết cho võng mạc của mắt dưới dạng retinol, kết hợp với protein opsin để tạo thành rhodopsin, phân tử hấp thụ ánh sáng cuối cùng cần thiết cho cả thị lực nhìn xa (ánh sáng yếu) và thị lực màu.
Cải thiện chức năng tim
Lá hương nhu có chứa canxi và magiê, cả hai đều giúp giảm cholesterol xấu (cholesterol lipoprotein mật độ thấp) và tăng cường lưu thông máu. Cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành ở người lớn và do đó, tiêu thụ lá mùi có thể làm giảm nguy cơ này.
Hỗ trợ tiêu hóa
Lá hương nhu có thể giúp giảm đầy hơi và cũng giúp tiêu hóa các bữa ăn đúng giờ. Thêm nữa nó thể có tác dụng làm dịu dạ dày và giúp thông ruột. Uống trà lá hương nhu cũng làm giảm chứng ợ chua.
Điều trị rối loạn hô hấp
Lá Hương Nhu chứa interleukins, protein kinase rất tốt cho đường hô hấp khi bị ngạt mũi, khó thở.
Một số bài thuốc với cây Hương Nhu
Trị chứng hôi miệng: Hương nhu tía 10g sắc với 200ml nước còn 100ml. Dùng nước sắc từ hương nhu để súc miệng và ngậm hàng ngày, nên dùng vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Dùng liên tục trong 15 ngày.
Giúp tóc nhanh dài, bóng mượt: Hương nhu tía, lá bưởi (hoặc vỏ bưởi), quả bồ kết khô (đã đốt qua), mỗi vị 10g, nấu với 3 lít nước, pha ấm gội đầu. Tuần gội 2 lần, giúp tóc nhanh dài và rất mượt.
Chữa tiêu chảy do lạnh bụng: Hương nhu tía 12g, tía tô (lá và cành), mộc qua, mỗi vị 9g, sắc nước với 3 bát nước còn 1 bát, uống trong ngày sau bữa ăn sáng.
Chữa phù thũng, nước tiểu đục: Hương nhu tía 9g, bạch mao căn (rễ cỏ tranh) 30g, ích mẫu thảo 12g, sắc với 600ml nước còn khoảng 200ml, uống thay trà hàng ngày. Mỗi liệu trình điều trị trong 10 ngày.
Trẻ chậm mọc tóc: Hương nhu tía 40g, sắc với 200ml nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn, ngày bôi 1-2 lần. Trước khi bôi cần vệ sinh da đầu cho trẻ sạch sẽ tránh viêm nhiễm do da đầu bụi, bẩn.
Chữa cám sốt, nhức dầu, dau bụng, chân tay lạnh: Hương nhu tía 500g, hậu phác (tẩm gừng nưóng) 200g, bạch biến đậu (sao) 2000g. Tất cả tán nhỏ, trộn đều, mỗi lần uống 10g có khi đến 20g với nước sôi để nguội.
Trên đây là một số công dụng và bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, cần tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng những bài thuốc từ cây Hương Nhu để có hiệu quả tốt nhất.
Loại lá là kẻ thù của bệnh xương khớp, tưởng khó trồng thực ra rất dễ, chỉ giâm cành là hái mỏi tay |
Những bài thuốc dân gian hữu ích từ cây mỏ quạ |
Bất ngờ tác dụng của cây ngải cứu đối với sức khỏe |