Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn Nữ Giám đốc khát khao nâng tầm nông sản Việt từ than gáo dừa Nông sản vươn xa nhờ chủ động xây dựng thương hiệu |
Cơ duyên đến với Meet more
Trên thế giới, các sản phẩm đồ uống được “mix” với cà phê đã có từ rất lâu, và được nhiều quốc gia đón nhận. Tuy nhiên, tại Việt Nam, một trong những đất nước trồng và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, câu chuyện về sản phẩm “mix” giữa cà phê và các sản phẩm nông sản khác dường như chỉ mới bắt đầu.
Theo ông Nguyễn Ngọc Luận - Nhà sáng lập và điều hành Công ty TNHH Liên Kết Thương Mại Toàn Cầu, việc kết hợp cà phê với nông sản với ông cơ duyên bắt nguồn từ gần mười năm trước, khi con là Chủ tịch của CLB Doanh nghiệp Sài Gòn ASEAN.
“Khi đó tôi có cơ hội dẫn các doanh nghiệp nước ngoài đi khảo sát mô hình để đầu tư và hỗ trợ. Khi thấy nhiều loại nông sản không có đầu ra, bạn bè nước ngoài của tôi nói rằng, nông sản Việt quá phong phú, nhưng lại để lãng phí nhiều. Từ đó, tôi bắt đầu chiến dịch giải cứu nông sản cho nông dân. Sau nhiều lần giải cứu và những câu chuyện được mùa mất giá, được giá khi mất mùa tiếp diễn khiến tôi trăn trở, tôi quyết tâm tìm ra hướng đi mới cho các loại hoa quả và nông sản nước nhà”, ông Nguyễn Ngọc Luận chia sẻ.
Ông Nguyễn Ngọc Luận - Nhà sáng lập và điều hành Công ty TNHH Liên Kết Thương Mại Toàn Cầu |
Ông Luận cho rằng, các sản phẩm sấy hoặc nước ép ra thì bị cạnh tranh nhiều nên không phát triển kịp với các hãng lớn trên thế giới được. Ngoài ra, nhận thấy cà phê cũng là một loại nông sản nhưng chúng ta chưa tạo ra giá trị tương xứng với nó mà chỉ là xuất thô, nên phải làm gì đó để nâng tầm cho giá trị của nông sản Việt nói chung và cà phê nói riêng. Từ đó, thương hiệu cà phê trái cây, cà phê nông sản ra đời, sự kết hợp này tạo nên thứ đồ uống không chỉ để thưởng thức, mà còn có giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.
Nhưng khi bắt đầu ra sản phẩm, Meet More lại ít được người tiêu dùng trong nước đón nhận, do thói quen của người Việt Nam sử dụng đồ uống không chuộng dòng cà phê “lạ”.
“Ngay từ ban đầu mình đã không có ý định đánh vào thị trường Việt Nam mà muốn hướng đến việc xuất khẩu. Bởi, vì mình biết là thị trường trong nước thay đổi thói quen rất là khó. Người tiêu dùng trong nước thích đi theo truyền thống, họ sẽ uống một thứ gì đó phải có thương hiệu. Nếu như thế, đối với thị trường trong nước, sản phẩm này sẽ không được đón nhận nhiều, vì thị trường trong nước đa phần thói quen của người Việt uống là cà phê là phải đắng, phải đậm đặc, trái cây là trái cây mà cà phê là cà phê, họ không thích pha trộn.
Nhưng ở nước ngoài lại khác, từ xưa đến nay nhiều nước trên thế giới đã biết đến dòng cà phê hỗn hợp này, dòng cà phê có vị nhạt nên nó hợp với họ hơn. Thêm vào đó, sản phẩm cà phê nông sản của mình đang đánh vào đúng những thứ người tiêu dùng nước ngoài họ đang cần, đang thiếu như: dừa, khoai môn, đậu xanh,… mà những nông sản này lại đang là thế mạnh của chúng ta”, ông Nguyễn Ngọc Luận cho biết.
Tính đến thời điểm này, Hàn Quốc là thị trường quốc tế đầu tiên mà Meet More đặt chân đến và đã được người tiêu dùng đón nhận. Tiếp đến là các thị trường Châu Âu, Mỹ, Nga, Úc, Ấn Độ.
Kết nối sản phẩm với chương trình OCOP
Theo chia sẻ của ông chủ Meet More, vừa qua, cả 5 sản phẩm của đơn vị này tham gia chương trình OCOP và đang được xét duyệt sản phẩm 4 sao, gồm: cà phê dừa; cà phê khoai môn; cà phê đậu xanh; cà phê bạc hà; cà phê trái nhàu.
Sản phẩm cà phê "mix" mang thương hiệu Meet More. |
“Đối với OCOP, đúng nghĩa nó rất quan trọng, đó là tôn vinh sản phẩm, tôn vinh công sức của doanh nghiệp. Để khuyến khích cho các doanh nghiệp khác hướng theo làm những sản phẩm đạt chất lượng và sự khác biệt. Nếu chúng ta làm đúng thì nó cực kỳ ý nghĩa, sẽ thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển mạnh hơn nữa”, ông Nguyễn Ngọc Luận nói về tầm quan trọng của OCOP.
Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Luận, để cho OCOP thực sự là một chương trình ý nghĩa, các cơ quan chức năng cần có hỗ trợ cụ thể đối với những sản phẩm đạt OCOP bằng cách đưa những sản phẩm này trưng bày trên hệ thống các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại để người tiêu dùng biết đến.
Đồng thời, địa phương cũng cần hỗ trợ tuyên truyền, hỗ trợ phát triển đầu ra cho doanh nghiệp không những trong nước mở mà cả quốc tế.
“Trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp đã đạt OCOP nhưng họ không tìm được đầu ra, dần dần để duy trì họ sẽ không còn đủ khả năng để làm hàng chất lượng nữa, tự nhiên sản phẩm OCOP của chúng ta dần mất thương hiệu. Vì khách hàng đi mua sản phẩm OCOP mà thấy sản phẩm không đạt tiêu chuẩn thì nó không thể tồn tại được”, ông Luận nhấn mạnh.
Ước muốn nâng tầm nông sản Việt
Cũng theo ông chủ Meet More, hiện ông và đội ngũ của mình vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và phát triển thên để kết hợp cà phê với những loại nông sản khác tạo nên sản phẩm có chất lượng và dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng.
CEO Nguyễn Ngọc Luận tại mội hội chợ Quốc tế |
“Vì sứ mệnh nâng tầm nông sản Việt, đưa nông sản Việt ra thế giới, không chỉ dừng lại ở cà phê mix, chúng tôi còn mở rộng thêm nhiều dòng sản phẩm khác như nước trái cây tươi, trà thảo mộc ba miền,… Đây là những thức uống được nghiên cứu dựa theo sở thích, nhu cầu của chính người tiêu dùng phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, mỗi sản phẩm đều có tác dụng riêng cho cơ thể”, ông Nguyễn Ngọc Luận khẳng định.
Bên cạnh đó, ông luôn có mong muốn thay đổi cách nhìn của người Việt về những sản phẩm do chính người Việt tạo ra,“người Việt dùng hàng Việt”.
Cùng với đó, ông Luận cũng mong muốn đưa sản phẩm nông sản Việt Nam ra thế giới, để cho những kiều bào và người dân của nước ngoài biết, và sử dụng sản phẩm từ nông sản Việt nhiều hơn.