Vài năm trở lại đây, loại quả này bỗng trở nên hot, được nhiều người sống ở thành phố tìm mua ăn chơi. |
Ở Việt Nam, quất hồng bì chỉ là quả dại, nhưng đây lại là trái cây "vàng" mùa hè của rất nhiều người dân Trung Quốc. Cứ vào mùa hè, nhiều người lại săn lùng loại trái cây có hương vị thơm thơm, chua chua, thanh thanh - được Đông y đánh giá là rất có lợi cho sức khỏe.
Xưa quất hồng bì được trồng nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hòa Bình... Thậm chí có thời kỳ quả chín rộ, người dân không ăn xuể đành để chín rụng đầy gốc hoặc hái rồi đem cho trâu bò ăn. Song vài năm trở lại đây, loại quả này bỗng trở nên hot, được nhiều người sống ở thành phố tìm mua ăn chơi.
Quất hồng bì được Đông y gọi là Quả hoàng bì (vỏ vàng) và có thêm những cái tên khác như Hoàng bì tử, hoàng đạn tử, kim đạn tử… là loại quả quen thuộc của người dân miền Bắc nước ta. Chúng có đặc điểm: cây có thể cao tới 10m, trung bình khoảng 3-6m; cành sần sùi và có nhiều hạch, màu xám đen; lá dạng kép, mọc so le, phía cuống lá hơi tròn nhẫn; phần hoa mọc thành từng chùy thưa ở phía ngọn cành, màu trắng...; quả sắc vàng lấm tấm xanh, vỏ mỏng có lông tơ, thịt chua nhẹ và ngọt thơm.
Ở Việt Nam, quất hồng bì chỉ là quả dại, nhưng đây lại là trái cây "vàng" mùa hè của rất nhiều người dân Trung Quốc. |
Giá trị dinh dưỡng đặc biệt, hiếm có trong nhóm hoa quả mùa hè
Đông y nghiên cứu về Quất hồng bì rất kỹ, theo tài liệu công bố, thành phần dinh dưỡng của trái cây này khá đặc biệt. Trong 100g có tới 0,60 (ug) Selenium và 226,00 (mg) Kali. Đây là 2 chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng và thiết yếu đối với nhu cầu phát triển của cơ thể.
Về đặc tính, quất hồng bì có tính lạnh, vị chua, với lượng calo khoảng 30,00 kcal (125 kJ)/100 g. Vốn được biết đến với nhiều công dụng cụ thể như sinh tân (tạo nước bọt, các nguồn nước/dịch cơ thể), giải khát, chữa hen suyễn, chăm sóc tốt cho dạ dày , thông tiện, loại bỏ khí, tiêu sưng viêm, chăm sóc tốt cho lá lách, giảm đau và điều hòa kinh nguyệt.
Do có vị chua ngọt, được đánh giá là một trong những loại trái cây có hương vị đặc trưng và đặc biệt trong nhóm những trái cây mùa hè, được so sánh là tuyệt vời như quả vải và hội tụ đủ 3 yếu tố: Sắc, Hương, Vị thuộc dạng "tuyệt phẩm" trong họ trái cây.
Quả quất hồng bì có nhiều dưỡng chất tốt, đặc biệt là giàu chất đồng - một nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với sức khỏe |
Giá trị đặc biệt trong chữa bệnh của quất hồng bì
Trong quả quất hồng bì có nhiều dưỡng chất tốt, nhưng có một giá trị dinh dưỡng đặc biệt đó chính là giàu chất đồng - một nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với sức khỏe thể chất, có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đến các bộ phận cơ thể như cơ quan nội tạng, máu, hệ thần kinh trung ương, hệ miễn dịch, tóc, da, mô xương cũng như bộ não, gan, tim...
Quất hồng bì thích hợp cho cho hầu hết mọi người, đồng thời loại quả này rất tốt cho những nhóm người mắc các bệnh như: Chóng mặt , thiếu năng lượng, mệt mỏi, ù tai và chóng mặt. Những người chân tay nhờn nhớt, da dẻ nhợt nhạt, cảm thấy không đủ khí để thở sau khi hoạt động thể chất, loãng xương, tim đập nhanh…
Tác dụng của quất hồng bì là gì?
Quất hồng bì có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của con người, một số tác dụng nổi bật nhất của loại quả này:
Theo y học hiện đại
Chống viêm: Quất hồng bì có đặc tính chống viêm, nên sản phẩm làm từ vỏ và rễ cây khô được dùng để hỗ trợ điều trị cảm lạnh thông thường và các chủng cúm nhẹ. Do hàm lượng vitamin C cao nên quất hồng bì cũng có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch.
Ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giảm huyết áp: Trong quả quất hồng bì có chứa Vitamin C, hỗ trợ sự giãn nở của các mạch máu khi bị xơ vữa động mạch, cholesterol cao, suy tim sung huyết, huyết áp cao và đau thắt ngực. Khi bổ sung Vitamin C sẽ giúp tăng cường sự giãn nở của các mạch máu và ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giảm huyết áp.
Có thể nói hiếm có loại thuốc bổ nào lại đa năng như nó bởi vừa dùng trị ho, hạ sốt, chữa cảm, viêm họng... đều rất hiệu nghiệm. |
Cân bằng mức cholesterol: Việc hấp thụ nhiều Vitamin B3 giúp giảm mức cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt, giúp ngăn ngừa sự dày lên của thành động mạch và các tình trạng như xơ vữa động mạch. Quất hồng bì có chứa Vitamin B3, các bạn có thể bổ sung thường xuyên loại quả này.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Vitamin B3 trong quất hồng bì giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và lượng đường trong máu cao. Vitamin B3 còn giúp kiểm soát nồng độ HBA1C một cách hiệu quả.
Cung cấp năng lượng: Vitamin B2 có một vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lượng vì nó hỗ trợ quá trình chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein trong cơ thể.
Tốt cho hệ thần kinh: Vitamin B2 điều trị các bệnh về hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, tê thấp, lo âu, đa xơ cứng và động kinh. Do đó, khi ăn quất hồng bì sẽ bổ sung một lượng lớn Vitamin B2, rất tốt cho hệ thần kinh.
Có khả năng chống ung thư: Theo nghiên cứu (1), vỏ quất hồng bì sở hữu đặc tính chống khối u khá mạnh, có nghĩa là nó có khả năng ức chế sự gia tăng của tế bào ung thư.
Sử dụng quất hồng bì ngâm với đường phèn hoặc mật ong rất tốt cho người bị ho, viêm họng |
Theo y học cổ truyền
Các bộ phận như lá, rễ, quả đều được sử dụng hỗ trợ điều trị bệnh như:
Lá được dùng chữa hen suyễn, ho, bệnh da liễu và viêm gan. Là còn được dùng để sắc nước gội đầu, giúp tóc chắc khỏe, trị gàu.
Quả chưa chín phơi khô và rễ thái lát được dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị viêm phế quản. Quả chín có tác dụng tiêu thũng, giải nhiệt.
Lá, hạt và quả được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như loét và viêm mãn tính.
Rễ được sử dụng để chữa bệnh sốt rét và viêm phế quản.
Các chất chiết xuất từ hạt có đặc tính ức chế sự sao chép ngược của virus gây suy giảm miễn dịch và kháng nấm.
Các chất chiết xuất từ trái cây giúp giảm sưng tấy (sưng tấy) và viêm.
Nước quất hồng bì giúp thanh nhiệt mùa hè rất hiệu quả |
Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ quất hồng bì
Quất hồng bì có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh ho, viêm họng, giảm sốt, … rất hiệu quả. Sau đây sẽ là các bài thuốc dân gian hỗ trợ trị bệnh từ quất hồng bì:
Bài thuốc hỗ trợ điều trị ho: Các bạn có thể dùng quất hồng bì hấp với đường (tốt nhất là đường phèn), mỗi ngày dùng từ 4 đến 6g để đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, các bạn có thể ngâm với mật ong, cách làm này vừa dùng được lâu dài mà đem lại hiệu quả rất tốt.
Dùng khoảng 500g quất hồng bì, đem rửa sạch, để ráo nước. Sau đó xếp quất hồng bì vào những lọ thuỷ tinh, đổ xen kẽ theo đó là các lớp mật ong, đảm bảo sao cho mật ong ngập hết được quất hồng bì. Khoảng 4-5 ngày sau bạn có thể sử dụng, mỗi ngày có thể dùng 2-3 thìa đến khi bệnh ho được thuyên giảm.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị sốt, cảm cúm: Cách làm rất đơn giản, các bạn mang lá tươi quất hồng bì đem phơi khô, sau đó sắc thành nước uống, đây là cách hạ sốt khá hiệu quả.
Bài thuốc tốt cho người bị viêm họng: Phần quả, đặc biệt là vỏ quất hồng bì có tác dụng hỗ trợ chữa ho, viêm họng. Các bạn có thể hấp với đường, ngâm với mật ong như cách trị họ, hoặc đơn giản hơn là ngậm 2 đến 3 quả quất hồng bì (rửa sạch, ngậm cả vỏ) cùng với một chút muối.
Bài thuốc kích thích tiêu hoá: Dùng 30g rễ cây hồng bì cùng, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Sao vàng các vị sau đó sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Dùng 3 - 5 ngày.
Bài thuốc hỗ trợ giảm đau dạ dày: Các bạn dùng hạt quất hồng bì đem phơi khô, sao thơm rồi tán mịn, pha với nước ngày uống 2 - 3 lần.
Ngoài ra, mọi người có thể dùng lá quất hồng bì, nấu thành nước gội đầu thường xuyên, giúp tóc bóng mượt, hết gàu.
Một số lưu ý khi dùng quất hồng bì hỗ trợ điều trị bệnh
Mặc dù rất tốt cho sức khoẻ cũng như có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh, tuy nhiên các bạn cần lưu ý khi sử dụng quất hồng bì như là một loại thuốc Đông y.
Quất hồng bì chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý, triệu chứng của bệnh nhẹ. Nếu mắc bệnh có các triệu chứng nặng thì cần can thiệp y khoa, chẩn đoán và điều trị từ bác sĩ.
Có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng cần kiên trì mới thấy được tác dụng. Vì vậy, các bạn không nên nóng vội, lạm dụng loại cây - quả này dẫn tới những hệ lụy nguy hiểm.
Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ cây quất hồng bì, nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường người dùng cần dừng ngay, đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán.