Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị: “Nhà hát Opera Hà Nội là sự cộng thêm cho sự phát triển của thủ đô”

Là một kiến trúc sư nổi tiếng tại Việt Nam và từng là thành viên của hội Kiến trúc sư Pháp, Hồ Thiệu Trị được biết đến nhiều nhất tại Việt Nam với dự án tu bổ Nhà hát Lớn Hà Nội. Dưới đây là những nhìn nhận và chia sẻ của ông về quy hoạch xây dựng nhà hát Opera tại khu vực Hồ Tây.
Đà Nẵng sẽ là thành phố đáng đến, đáng sống và đáng đầu tư Renzo Piano – Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu Khám phá 5 điểm cộng của townhouse Koto “đốn tim” giới đầu tư địa ốc
Ông Hồ Thiệu Trị là kiến trúc sư nổi tiếng ở Việt Nam, từng là thành viên của Hội Kiến trúc sư Pháp.
Ông Hồ Thiệu Trị là kiến trúc sư nổi tiếng ở Việt Nam, từng là thành viên của Hội Kiến trúc sư Pháp.

Thưa ông, dư luận đang có nhiều ý kiến trái chiều về công trình nhà hát Opera mà UBND quận Tây Hồ đang lấy ý kiến về quy hoạch. Thực tế, có khá nhiều công trình kiến trúc trên thế giới trước khi ra đời gặp phải phản ứng, thậm chí là phê phán, nhưng sau đó lại thành công rực rỡ. Ông nghĩ sao về điều này?

Một công trình mới theo quan điểm của tôi, mọi người đừng vội phê phán về nghệ thuật hay kiến trúc, bởi tất cả chỉ là quan điểm cá nhân. Mỗi công trình đều có tiếng nói riêng, đều có linh hồn, và đó là nơi gửi gắm tâm huyết, tài năng, sức sáng tạo của người kiến trúc sư, nhằm tạo nên dấu ấn không chỉ cho vùng đất, cho đất nước, mà có khi là cho cả thế giới sau này.

Ví dụ như bảo tàng Guggenheim ở Bilbao hay Nhà hát con sò ở Sydney. Nếu ai quan tâm tới kiến trúc thì đều biết bảo tàng Bilbao từng bị phê phán, nhiều người không hiểu vì sao phải làm một công trình tốn kém như vậy. Hay nhà hát Con Sò ban đầu chỉ là những nét vẽ đơn sơ, nhưng để thành hình thì đó là cả quá trình rất dài từ nghiên cứu kết cấu, ánh sáng... Công trình này ban đầu bị phê phán, nhưng sau đó trở thành biểu tượng, và mọi người lại nói "Ồ tôi đã hiểu cái quan điểm, ý đồ của kiến trúc sư rồi".

Một công trình khác mà cả thế giới đều biết đén là tháp Eiffel, trước đây được xây để dùng cho triển lãm quốc tế ở Paris, dự định xây xong sẽ phá bỏ. Trước khi xây, nhiều người nói đó là sự điên rồ, xây xong lại muốn bỏ đi, họ ví đây là "một kết cấu thép như con khủng long" giữa một thành phố toàn công trình đá. Nhưng ngày nay nó thu hút biết bao nhiêu du khách, hiệu quả kinh tế là vô cùng, trở thành hiện tượng của cả thành phố, của cả nước Pháp. Rõ ràng, những kiến trúc sư như ông Eiffel đã thể hiện tầm nhìn đi trước thời đại rất nhiều và đặc biệt họ giữ được sự kiên quyết để tạo nên các tác phẩm của mình. Nếu không có họ, sẽ chẳng có những công trình biểu tượng, và cũng không có sự phát triển.

Vậy đấy, chúng ta thường chưa thể hiểu hết ý đồ của kiến trúc sư khi công trình bắt đầu hình thành, cho nên thực tế một công trình thường sẽ gặp nhiều ý kiến khác nhau thủa ban đầu. Kể cả khi đưa công trình ra hội đồng xét duyệt, thì quan điểm của mỗi thành viên cũng đã khác nhau. Cho nên, phản ứng trái chiều là điều không thể tránh khỏi. Nhưng những giá trị của sự sáng tạo, độc đáo và cô đọng sẽ là những giá trị vĩnh cửu.

Từng bị chỉ trích và yêu cầu dỡ bỏ, tháp Eiffel ngày nay trở thành biểu tượng của Paris, Pháp, đón hàng triệu khách mỗi năm.
Từng bị chỉ trích và yêu cầu dỡ bỏ, tháp Eiffel ngày nay trở thành biểu tượng của Paris, Pháp, đón hàng triệu khách mỗi năm.

Có nhiều ý kiến cho rằng đây chưa phải là thời điểm để đầu tư xây dựng một công trình văn hoá tầm cỡ như nhà hát Opera Hà Nội, khi mà nền kinh tế đất nước chưa đủ mạnh như các nước phát triển. Ông nghĩ sao về điều này?

Sự phát triển của một đất nước thường được đánh giá qua kinh tế, thương mại. Tuy nhiên xu hướng phát triển bây giờ còn phải đồng bộ với văn hóa, với tư duy, và với nghệ thuật. Đây là yếu tố mà chúng ta thường nghĩ không cần thiết làm ngay, hay không cần làm trong thời điểm khó khăn của đất nước. Có thể thấy, tư duy của con người không thể thay đổi trong một sớm một chiều, văn hóa cũng vậy, càng cần dày công mới có thể bồi đắp.

Có thể nói, sự phát triển về văn hóa, tư tưởng, suy nghĩ của con người là rất quan trọng, đôi khi được đặt lên hàng đầu trong sự phát triển chung của đất nước. Chẳng hạn một ví dụ, nước Pháp nơi tôi sống thời gian khá lâu. Sự phát triển văn hóa của Pháp, châu Âu và các nước tiên tiến khác trên thế giới đã được đầu tư ngay từ bước đầu chứ không phải tới bây giờ họ mới phát triển. Đó là yếu tố sâu sắc, khiêm tốn mà lâu dài. Đó là yếu tố tối cần cho sự phát triển của một đất nước.

Cho nên, không thể nói phát triển văn hóa nghệ thuật đặt ra ngày hôm nay là có thể thực hiện được ngay. Sự phát triển về văn hoá phải tiềm tàng trong tư duy, giáo dục, phong cách sống mỗi người. Soi chiếu vào công trình nhà hát Opera Hà Nội, đây rõ ràng không phải là công trình gây khó khăn trong kinh tế, gây khó khăn cho sự phát triển mà là sự cộng thêm cho sự phát triển của thủ đô. Giá trị cộng thêm ở đây là văn hóa nghệ thuật, và sức hấp dẫn du lịch từ một tác phẩm đẹp. Đó là sự phát triển mang tính chất đồng bộ mà đất nước luôn cần.

Nhà hát Opera Hà Nội
Nhà hát Opera Hà Nội

Nhà hát Opera Hà Nội với một mái vòm như lớp sóng Hồ Tây, và bao quanh là cả một không gian văn hóa nghệ thuật đậm sắc màu văn hoá. Với một công trình như vậy, ông có cảm nhận gì?

Có thể thấy, đây thực sự là một công trình có ý nghĩa, nơi tôi có thể cảm nhận một sự đồng điệu về giấc mơ, về cảm hứng, và cả sự chân thành của kiến trúc sư trong việc mong muốn tạo ra một công trình đầy tính nghệ thuật và văn hoá tại khu vực Hồ Tây. Từ những nét vẽ mộc mạc cho đến hình ảnh Hồ Tây, đó là những hình ảnh rất đẹp được gom vào một công trình đầy cảm xúc. Nếu công trình này là một con đường, thì đó chính là đường đi đúng, là một tấm gương mà mọi kiến trúc sư đam mê đều mơ ước mình có thể làm được.

Với tôi, công trình này là một yếu tố rất cần thiết cho đất nước Việt Nam, trong giai đoạn này. Và dĩ nhiên về sau nữa, một công trình hàm chứa sự mới mẻ, sự gắn bó kiến trúc và cả những giá trị ẩn chứa lớp văn hóa trừu tượng, lịch sử sâu đậm, đó chính là điều mà đất nước luôn luôn cần.

Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị: “Nhà hát Opera Hà Nội là sự cộng thêm cho sự phát triển của thủ đô”
Kiến trúc sư Hồ Thiệu Trị

Với cá nhân ông, kiến trúc sư Renzo Piano – người thiết kế nhà hát Opera Hà Nội là người như thế nào?

Đối với kiến trúc sư Renzo Piano, tôi có một sự kính trọng sâu sắc. Ở Pháp, thỉnh thoảng tôi cũng gặp ông. Tôi thực sự tôn trọng ông như một kiến trúc sư tài hoa và có nhiều cống hiến trong ngành kiến trúc.

Tôi luôn đánh giá cao Renzo Piano, và thiết kế nhà hát Opera Hà Nội đã thể hiện tầm nhìn xa của ông. Tôi mong một ngày nào đó được tận mắt thấy công trình này trở thành một biểu tượng văn hóa cho thành phố Hà Nội. Tôi nghĩ công trình nhà hát Hồ Tây của kiến trúc sư Renzo Piano sẽ là một trong những công trình biểu tượng cho văn hoá nghệ thuật của thủ đô, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch văn hóa của Hà Nội và đất nước Việt Nam.

Nhà hát Opera Hà Nội được thiết kế bởi kiến trúc sư lừng danh người Italy - Renzo Piano.
Nhà hát Opera Hà Nội được thiết kế bởi kiến trúc sư lừng danh người Italy - Renzo Piano.

Ông nhận định thế nào khi một công trình văn hoá tầm cỡ như nhà hát Opera Hà Nội được đầu tư theo xu hướng Xanh, với rất nhiều cây xanh được trồng bao quanh và giữ nguyên các không gian tâm linh vốn có khu vực Hồ Tây?

Xu hướng mà kiến trúc thế giới bây giờ là bảo vệ môi trường và bền vững, với từ khoá "kiến trúc xanh", "không gian xanh". Thành phố Hà Nội cũng chủ trương quy hoạch và xây dựng theo xu hướng Xanh, giữ nền cây xanh và giữ lại không gian truyền thống. Có thể thấy, nhà hát Opera Hà Nội đã đi đúng con đường phát triển của thời đại.

Thêm vào đó, thủ đô Hà Nội đã có chất văn hóa hàng nghìn năm, nghìn đời để lại. Việc lựa chọn địa điểm xây nhà hát trên mặt nước thanh tao của khu vực Hồ Tây, tôi đánh giá là có sự nghiên cứu sâu sắc. Đây thực sự là một điểm chói sáng của công trình này.

T.Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Cùng với việc chủ động và linh hoạt trong việc thực thi chính sách, để giảm thiểu tác động do chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đối với kinh tế nước ta, Chính phủ cần tiếp tục thực thi các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Chính phủ đàm phán với Mỹ điều chỉnh thuế đối ứng cho thủy sản, đồng thời muốn Việt Nam giảm thuế nhập hàng Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Phấn đấu đến 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Phấn đấu đến 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 157/TB-VPCP ngày 5/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.
Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 1/2025, cung cấp nhiều thông tin về việc chuẩn bị đàm phán với Mỹ khi nước này áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Thuế nhập khẩu hàng Việt vào Mỹ lên tới 46% có thể đẩy xuất khẩu vào thế khó. Không chỉ là thuế, đây là bài toán chiến lược, Việt Nam sẽ ứng phó ra sao?
Tăng trưởng GRDP quý I/2025 của Hà Nội cao nhất 5 năm

Tăng trưởng GRDP quý I/2025 của Hà Nội cao nhất 5 năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hà Nội quý I/2025 tăng 7,35%, mức cao nhất trong 5 năm gần đây, cùng với đó là kết quả tích cực từ thu ngân sách, đầu tư, du lịch và xuất nhập khẩu.
Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

"Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% phía Mỹ đưa ra. Cần làm rõ ngoài yếu tố thuế thì yếu tố gì, lý do gì để Mỹ đưa ra thuế đối ứng 46%, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp", đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng kịch bản tăng trưởng theo hướng rất tích cực, phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025 (cao hơn 2% so với mục tiêu Chính phủ giao là 9%).
Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex cho hay, với thị trường Mỹ, xuất khẩu cà phê tiêu không đáng lo ngại vì cà phê là mặt hàng thị trường Mỹ cần, nên sử dụng công cụ thuế ảnh hưởng cho người tiêu dùng Mỹ.
Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Vài giờ sau thông báo của Tổng thống Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng, website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng đăng tải công thức tính.
Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Theo các chuyên gia, Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu sẽ thách thức các nhà sản xuất lẫn các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Đặc biệt, mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam lại thấp hơn chúng ta.
Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Theo số liệu từ Hải Quan Việt Nam, trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hóa có trị giá 119,5 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này 15,1 tỷ USD.
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam có thể ảnh hưởng đến hàng loạt ngành nghề mũi nhọn như đồ gỗ nội thất, dệt may, linh kiện điện tử hay thủy sản.
Việt Nam xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu, xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý I/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Đạt hơn tỷ USD trong tháng 3, xuất khẩu cà phê hướng tới kỷ lục 8 – 10 tỷ USD

Đạt hơn tỷ USD trong tháng 3, xuất khẩu cà phê hướng tới kỷ lục 8 – 10 tỷ USD

Khối lượng xuất khẩu cà phê tháng 3 ước đạt 200.000 tấn với giá trị đạt 1,16 tỉ USD, nếu mức giá cao duy trì được trong 3 quý còn lại, cả năm có thể thiết lập mốc kỷ lục 8 tỷ USD.
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025) chính thức khai mạc sáng nay (2/4) tại Hà Nội. Hội chợ đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả "đi được đường dài"

Cần chiến lược dài hơi để xuất khẩu rau quả "đi được đường dài"

Rau quả được coi điểm sáng nhất trong xuất khẩu nhóm nông sản năm 2024. Tuy nhiên, bước sang năm 2025, xuất khẩu những mặt hàng này lại giảm 3 tháng liên tiếp, các chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng này kéo dài sẽ khó đạt chỉ tiêu 8 tỉ USD đã đề ra.
Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó

Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó

Ngày 1/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cung cấp thông tin về tình hình sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2025.
VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VietNam Expo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội.
Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Theo các sàn thương mại điện tử, lý do các sàn thương mại điện tử vẫn chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4 vì đến thời điểm này Nghị định quy định chi tiết về cách thức thực hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt và ban hành.
Singapore chính thức mở cửa thị trường một số sản phẩm thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam

Singapore chính thức mở cửa thị trường một số sản phẩm thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam

Việc Singapore mở cửa thị trường đối với một số sản phẩm thịt và trứng của Việt Nam được kỳ vọng sẽ mang lại cú huých đáng kể đối với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024.
Cherry, táo, nho khô được giảm thuế nhập khẩu, nông sản Việt có bị "lép vế"?

Cherry, táo, nho khô được giảm thuế nhập khẩu, nông sản Việt có bị "lép vế"?

Từ 31/3, một số mặt hàng như ô tô, gỗ, ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry, nho khô... sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới. Đây là áp lực lớn cho ngành nông sản Việt, đòi hỏi phải có sức cạnh tranh tốt hơn để không rơi vào tình cảnh thua trên “sân nhà”.
Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát hàm lượng asen trong sản phẩm

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tăng cường kiểm tra, giám sát hàm lượng asen trong sản phẩm

Theo TS. Ngô Xuân Nam – Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, trước việc EU kiểm soát asen vô cơ trong cá và một số loại thủy sản nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu đã và đang chủ động thích ứng, kiểm soát nâng cao chất lượng để sẵn sàng xuất khẩu vào thị trường EU.
Giảm thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ôtô: Khách hàng, nhà nước cùng có lợi

Giảm thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ôtô: Khách hàng, nhà nước cùng có lợi

Bộ Tài chính đang đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với các dòng xe ô tô thuộc mã HS 8703.23.63, 8703.23.57 và 8703.24.51 nhằm đa dạng hóa nguồn cung xe nhập khẩu, thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động