Không xây dựng barie từ đồng ruộng, nông sản sẽ khó đi đường dài

Năm 2024, xuất khẩu sầu riêng đạt 3,4 tỷ USD, phá vỡ kỷ lục được xác lập năm 2023 và đóng góp gần một nửa kim ngạch xuất khẩu (hơn 7,2 tỷ USD) của toàn ngành rau, quả. Tuy nhiên, chỉ trong chưa đầy 2 tháng đầu năm 2025, tình thế đã đảo chiều. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của “trái cây vua” này đã sụt giảm nghiêm trọng.
EU cảnh báo đối với 12 sản phẩm nông sản, thực phẩm của Việt Nam Vì sao xuất khẩu ngành nông nghiệp giảm nhẹ trong tháng 1? Nhiều nông sản Việt bị EU cảnh báo tồn dư hóa chất, kháng sinh
Không xây dựng barie từ đồng ruộng, nông sản sẽ khó đi đường dài
Tính đến giữa tháng 2, Việt Nam chỉ xuất khẩu được khoảng 3.500 tấn sầu riêng, giảm tới 80% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu sầu riêng giảm tới 80%

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tính đến giữa tháng 2, Việt Nam chỉ xuất khẩu được khoảng 3.500 tấn sầu riêng, giảm tới 80% so với cùng kỳ năm trước.

Việc xuất khẩu sầu riêng sụt giảm mạnh là do Trung Quốc siết chặt kiểm tra chất vàng O trên sầu riêng. Khi làm thủ tục xuất nhập khẩu, phía Trung Quốc sẽ lấy mẫu, kiểm tra 100% lô hàng, nếu không có dư lượng chất vàng O thì mới được thông quan.

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, quy định kiểm tra chất vàng O được nước nhập khẩu áp dụng như một biện pháp khẩn cấp để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt sau khi phía Trung Quốc phát hiện chất này trên các lô hàng sầu riêng của Thái Lan.

Mặc dù, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã có 9 phòng thí nghiệm kiểm tra chất vàng O, tuy nhiên, phía Trung Quốc vẫn kiểm soát nghiêm ngặt các lô hàng sầu riêng từ Việt Nam. Ngoài yêu cầu các lô hàng sầu riêng phải có thêm giấy kiểm định dư lượng Cadimi và chất vàng O (áp dụng từ ngày 10/01), phía Trung Quốc cũng kiểm tra 100% các lô hàng, nếu đạt chuẩn mới được thông quan. Điều này làm gia tăng thời gian, chi phí của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, sầu riêng Việt Nam xuất khẩu vào Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ phải chịu tăng tần suất kiểm tra tại biên giới từ 10% lên 20% do nhiều lần không tuân thủ các quy định về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Mới đây, cơ quan chức năng của Đài Loan (Trung Quốc) thông báo, sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam vào địa phương này sẽ bị gia hạn thời gian kiểm tra từng lô đến ngày 30/4.

Theo Thông báo của TFDA, để đảm bảo an toàn vệ sinh đối với sản phẩm nhập khẩu, theo quy định tại Khoản 1, Điều 10, Mục 4 của "Quy định về kiểm tra nhập khẩu thực phẩm và các sản phẩm liên quan", Đài Loan (Trung Quốc) sẽ tiếp tục áp dụng biện pháp kiểm tra từng lô đối với sản phẩm mã hàng "0810.60.00.00.7 - sầu riêng tươi" nhập khẩu từ Việt Nam đến 30/4/2025.

Trước đó, tại Thông báo số 1132004255B ngày 07/8/2024, TFDA đã ban hành yêu cầu kiểm tra từng lô sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam kể từ ngày 12/8/2024 đến ngày 11/02/2025 do trong vòng 6 tháng gần nhất phát hiện 04 lô hàng nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn.

Không chỉ sầu riêng gặp khó, tại Hội nghị “Triển khai cấp bách các biện pháp tăng cường tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU”, TS Ngô Xuân Nam - Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam thông tin, chỉ 2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo về nông, thủy sản tồn dư hóa chất, kháng sinh - cao nhất châu Á. Theo ông Nam, Việt Nam là quốc gia bị cảnh báo nhiều nhất châu Á từ EU, tiếp theo là Thái Lan với 6 cảnh báo, Indonesia và Hàn Quốc mỗi nước 2 cảnh báo.

Các vi phạm chủ yếu liên quan đến dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, độc tố nấm mốc và chất phụ gia, kháng sinh. Trong đó, 5 cảnh báo liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật, 1 về độc tố nấm mốc, 2 về chất phụ gia, còn lại là các vi phạm về ô nhiễm môi trường và sản phẩm mới.

Đáng báo động, thủy sản Việt Nam thường xuyên bị cảnh báo về tồn dư kháng sinh, trong khi rau quả bị dính dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Nhiều loại trái cây không đảm bảo thời gian cách ly, dẫn đến khi xuất khẩu vẫn còn tồn dư hóa chất. Trong số 16 cảnh báo đầu năm, Việt Nam đã phải tiêu hủy 3 lô hàng, thu hồi 9 lô và xử lý 4 lô theo các biện pháp khác.

Năm ngoái, Việt Nam cũng nhận 114 cảnh báo từ EU, tăng 70% so với năm 2023. "Rõ ràng, dữ liệu này không thể tương quan thuận được. Phân tích sâu hơn về dữ liệu, chúng tôi thấy rằng, không có mối tương quan thuận giữa việc gia tăng giá trị xuất khẩu đồng nghĩa với việc gia tăng cảnh báo" - ông Ngô Xuân Nam nói.

Cùng với đó, Văn phòng SPS Việt Nam cũng nhận được thông báo của nhiều thị trường về thay đổi các biện pháp SPS như thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc - New Zealand…

Trong khi đó, sản xuất trong nước còn gặp khó khăn ở khâu kiểm soát như vùng trồng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không đúng quy định; vẫn còn tồn tại sản phẩm vượt mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép; chưa tuân thủ các quy định của nhà nhập khẩu vì mức giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với mỗi hoạt chất của mỗi sản phẩm là khác nhau; hay ở vùng nuôi thủy sản do lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, môi trường nuôi bị ô nhiễm…; cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến chưa tuân thủ các biện pháp SPS về phụ gia thực phẩm, an toàn thực phẩm đối với bao bì, ghi nhãn hàng hóa…

Cần xây dựng barie từ đồng ruộng

Không xây dựng barie từ đồng ruộng, nông sản sẽ khó đi đường dài
Siết chặt kiểm tra từ gốc, minh bạch thông tin cũng là cách để ngành hàng nông sản đi đường dài.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, vấn đề sầu riêng nhiễm vàng O hay Cadimi từ nguồn nào hiện chưa có những thông tin cụ thể từ cơ quan chức năng. Do đó, rất cần vai trò của nhà nước trong việc xây dựng hành lang pháp lý trong việc kiểm soát chất lượng từ gốc, ví dụ tất cả các nhà vườn sầu riêng trước khi bán phải có giấy xác nhận không có vàng O, không có Cadimi.

Bởi tình trạng hiện nay, khi doanh nghiệp vào thu mua tại vườn, các nhà vườn sẽ yêu cầu doanh nghiệp cắt hàng xong, trả tiền, ra ngoài vườn thì mới được lấy mẫu kiểm tra. Việc này an toàn cho nhà vườn nhưng lại gây khó cho doanh nghiệp.

“Vàng O bây giờ không chỉ có trong vấn đề thuốc nhúng nữa mà rất có thể bị nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, cần phải có những quy định cụ thể đối với cả những hoạt chất trừ nấm,… có màu sắc cũng phải loại trừ”, ông Đặng Phúc Nguyên kiến nghị.

Siết chặt kiểm tra từ gốc, xây dựng các hàng rào, các barie từ đồng ruộng, minh bạch thông tin cũng là cách để ngành hàng nông sản đi đường dài. Việc thay đổi thói quen canh tác cùng quy định bắt buộc kiểm tra từ gốc sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng, thị trường xuất khẩu mà còn bảo vệ chính người sản xuất.

Theo ông Trần Ngọc Quân, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU, kiểm soát dư lượng đang là thách thức lớn để một số mặt hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU. Trong năm 2024, bước sang năm thứ tư thực hiện Thỏa thuận Xanh, EU đã ban hành nhiều chính sách tác động trực tiếp đến hàng hóa nhập khẩu. Đáng chú ý là Chiến lược "Từ trang trại đến bàn ăn", chống phá rừng EUDR, Kế hoạch hành động Kinh tế tuần hoàn mới, các chính sách về đa dạng sinh học…. Mặc dù Ủy ban châu Âu nhiệm kỳ mới đã có một số điều chỉnh linh hoạt hơn, kéo dài thời gian chuyển đổi nhưng về lâu về dài, EU vẫn sẽ thúc đẩy áp dụng các quy định này.

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU khuyến cáo các DN không nên thấy EU linh hoạt hơn trong các quy định bền vững mà cho rằng các quy định này sẽ không được thực hiện để từ đó không có kế hoạch chuyển đổi thích hợp. Việc EU điều chỉnh linh hoạt là để DN các nước có kế hoạch chuyển đổi từng bước, đáp ứng tốt các quy định của EU.

Trước những yêu cầu ngày càng khắt khe từ EU, các chuyên gia đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Bà Nguyễn Thị Huyền từ Văn phòng SPS nhấn mạnh rằng EU đã có quy định chặt chẽ hơn đối với thực phẩm hỗn hợp chứa thành phần động vật. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng và cơ sở sản xuất được phê duyệt theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Đào Văn Cường, Chuyên viên Văn phòng SPS Việt Nam cũng cảnh báo rằng doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đến việc đăng ký cấp phép nghiêm ngặt đối với các loại thực phẩm mới và phụ gia để tránh vi phạm.

Trong khi đó, Tiến sĩ Tôn Nữ Thục Uyên từ Văn phòng TBT Việt Nam nhấn mạnh vai trò của việc ghi nhãn sản phẩm minh bạch, tránh những tuyên bố sai lệch về dinh dưỡng hay sức khỏe, điều có thể gây ảnh hưởng lớn đến uy tín hàng hóa xuất khẩu.

Trong thời gian tới, theo Tiến sĩ Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, cần tăng cường giám sát chất lượng từ khâu sản xuất, thay vì chỉ tập trung kiểm tra sản phẩm cuối cùng. Nếu có thể kiểm soát toàn diện các yếu tố như phân bón, thuốc trừ sâu, và quy trình canh tác, thì sản phẩm đầu ra sẽ đảm bảo an toàn mà không cần phải tốn kém chi phí kiểm nghiệm.

Nhằm đảm bảo duy trì xuất khẩu bền vững, các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều biện pháp như hướng dẫn doanh nghiệp và hợp tác xã tuân thủ các tiêu chuẩn mới, tăng cường giám sát và cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, hỗ trợ truy xuất nguồn gốc và đăng ký mã vùng trồng. Đồng thời, việc cập nhật các quy định mới từ thị trường nhập khẩu cũng được phổ biến kịp thời đến các doanh nghiệp để đảm bảo tuân thủ.

Thời cơ và thách thức từ Lệnh 248 (sửa đổi) của Trung Quốc Thời cơ và thách thức từ Lệnh 248 (sửa đổi) của Trung Quốc
Ngành nông nghiệp cần làm gì để tránh rơi vào bẫy chạy theo sản lượng? Ngành nông nghiệp cần làm gì để tránh rơi vào bẫy chạy theo sản lượng?
Chuẩn hóa quy trình sản xuất để trái cây Việt vươn xa Chuẩn hóa quy trình sản xuất để trái cây Việt vươn xa
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Giá xăng dầu, giá gạo trong tháng 3 giảm theo giá thế giới đã kéo CPI bình quân quý I/2025 xuống còn 3,22%, thấp hơn mức tăng bình quân của 2 tháng đầu năm. Bình quân quý I/2025, lạm phát cơ bản tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,16 tỷ USD.
Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

Trong thế giới hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau ngày nay, các con số thống kê – nếu không được đặt đúng trong bối cảnh, hoàn cảnh – đôi khi có thể dẫn đến những ngộ nhận tai hại.
Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Không thay đổi mục tiêu tăng trưởng: Linh hoạt chính sách ứng phó thuế quan đối ứng

Cùng với việc chủ động và linh hoạt trong việc thực thi chính sách, để giảm thiểu tác động do chính sách thuế quan đối ứng của Hoa Kỳ đối với kinh tế nước ta, Chính phủ cần tiếp tục thực thi các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Chính phủ đàm phán với Mỹ điều chỉnh thuế đối ứng cho thủy sản, đồng thời muốn Việt Nam giảm thuế nhập hàng Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Phấn đấu đến 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Phấn đấu đến 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 157/TB-VPCP ngày 5/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.
Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 1/2025, cung cấp nhiều thông tin về việc chuẩn bị đàm phán với Mỹ khi nước này áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Thuế nhập khẩu hàng Việt vào Mỹ lên tới 46% có thể đẩy xuất khẩu vào thế khó. Không chỉ là thuế, đây là bài toán chiến lược, Việt Nam sẽ ứng phó ra sao?
Tăng trưởng GRDP quý I/2025 của Hà Nội cao nhất 5 năm

Tăng trưởng GRDP quý I/2025 của Hà Nội cao nhất 5 năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hà Nội quý I/2025 tăng 7,35%, mức cao nhất trong 5 năm gần đây, cùng với đó là kết quả tích cực từ thu ngân sách, đầu tư, du lịch và xuất nhập khẩu.
Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

"Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% phía Mỹ đưa ra. Cần làm rõ ngoài yếu tố thuế thì yếu tố gì, lý do gì để Mỹ đưa ra thuế đối ứng 46%, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp", đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng kịch bản tăng trưởng theo hướng rất tích cực, phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025 (cao hơn 2% so với mục tiêu Chính phủ giao là 9%).
Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex cho hay, với thị trường Mỹ, xuất khẩu cà phê tiêu không đáng lo ngại vì cà phê là mặt hàng thị trường Mỹ cần, nên sử dụng công cụ thuế ảnh hưởng cho người tiêu dùng Mỹ.
Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Vài giờ sau thông báo của Tổng thống Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng, website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng đăng tải công thức tính.
Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Theo các chuyên gia, Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu sẽ thách thức các nhà sản xuất lẫn các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Đặc biệt, mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam lại thấp hơn chúng ta.
Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Theo số liệu từ Hải Quan Việt Nam, trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hóa có trị giá 119,5 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này 15,1 tỷ USD.
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Mỹ công bố thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hoá nào bị ảnh hưởng?

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam có thể ảnh hưởng đến hàng loạt ngành nghề mũi nhọn như đồ gỗ nội thất, dệt may, linh kiện điện tử hay thủy sản.
Việt Nam xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Việt Nam đã trở thành một trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, nằm trong nhóm 20 nền thương mại hàng đầu, xếp thứ 32 trong top 100 giá trị thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới.
Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản bứt phá trong quý I/2025, đạt 2,45 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam phục hồi ấn tượng trong quý I/2025, với kim ngạch đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024.
Đạt hơn tỷ USD trong tháng 3, xuất khẩu cà phê hướng tới kỷ lục 8 – 10 tỷ USD

Đạt hơn tỷ USD trong tháng 3, xuất khẩu cà phê hướng tới kỷ lục 8 – 10 tỷ USD

Khối lượng xuất khẩu cà phê tháng 3 ước đạt 200.000 tấn với giá trị đạt 1,16 tỉ USD, nếu mức giá cao duy trì được trong 3 quý còn lại, cả năm có thể thiết lập mốc kỷ lục 8 tỷ USD.
Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Hội chợ VIETNAM EXPO 2025

Tiếp nối thành công của các kỳ hội chợ trước, Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (Vietnam Expo 2025) chính thức khai mạc sáng nay (2/4) tại Hà Nội. Hội chợ đã thu hút sự tham gia của khoảng 400 doanh nghiệp từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, với quy mô trên 500 gian hàng.
Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó

Hoa Kỳ “siết” tiêu chuẩn với hàng hóa nhập khẩu, Việt Nam chủ động ứng phó

Ngày 1/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cung cấp thông tin về tình hình sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam trong ba tháng đầu năm 2025.
VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

VIETNAM EXPO 2025: Đồng hành cùng doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VietNam Expo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội.
Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Lý do các sàn thương mại điện tử chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4

Theo các sàn thương mại điện tử, lý do các sàn thương mại điện tử vẫn chưa thể nộp thuế thay nhà bán từ 1/4 vì đến thời điểm này Nghị định quy định chi tiết về cách thức thực hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt và ban hành.
Singapore chính thức mở cửa thị trường một số sản phẩm thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam

Singapore chính thức mở cửa thị trường một số sản phẩm thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam

Việc Singapore mở cửa thị trường đối với một số sản phẩm thịt và trứng của Việt Nam được kỳ vọng sẽ mang lại cú huých đáng kể đối với kim ngạch xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động