Sử quân tử - cây cảnh đẹp, vị thuốc hay Cây tỳ bà - Vị thuốc quý trong đông y Những điều chưa biết về quả mắc kham |
Đặc điểm của cây hoa hồng
Hoa hồng thuộc chi Rosa, họ Rosaceae, với hơn 100 loài và màu sắc đa dạng. Phần lớn cây có nguồn gốc bản địa châu Á, một số ít có nguồn gốc bản địa từ châu u, Bắc Mỹ, và Tây Bắc Phi.
Thuộc nhóm cây thân gỗ, có nhiều cành và gai cong. Gồm có 2 phần đốt và lóng. Đốt là nơi mọc ra lá và chồi nách. Lóng là khoảng giữa của các đốt, chiều cao thường từ 20cm – 30cm, mọc thành bụi thẳng đứng, cứng cáp, phát triển thành bụi lớn có chiều cao từ 0,5 mét đến 2 mét.
Rễ hồng thường là rễ chùm, bộ rễ phát triển tương đối rộng, khi bộ rễ lớn phát triển thành nhiều rễ phụ.
Lá kép lông chim, mọc cách. Cuống lá có lá kèm, 3 – 5 lá chét. Tùy vào đặc điểm của giống lá sẽ có màu sắc xanh đậm hoặc xanh nhạt, răng cưa nông hay sâu, hoặc có dạng lá khác nhau.
Hoa lưỡng tính, cánh hoa mềm với nhiều màu sắc đa dạng như: đỏ, hồng trắng, vàng cam… và có mùi thơm.
Quả hình trái xoan, hạt hồng nhỏ có lông, khả năng nảy mầm rất kém do có lớp vỏ dày.
Cây thường làm cây cảnh trang trí giúp ngôi nhà thêm xanh đẹp. Với giống cây hồng leo, hồng bụi thì được trồng và uốn thành hàng rào. Khi nở như trở thành bức tường hoa thật sự lộng lẫy
Hoa hồng đôi khi còn làm thành mứt, thạch, mứt cam và ủ để pha trà với hàm lượng vitamin C cao tốt cho sức khỏe. Hoa hồng được ép và lọc làm siro. Cánh hoa hồng hoặc nụ hoa được kết hợp cùng các loại thảo mộc khác làm trà thảo mộc.
Nước hoa hồng hương vị rất đặc biệt và sử dụng trong ẩm thực của Trung Đông, Ba Tư và Nam Á; như món ngọt Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn
Tinh dầu được sử dùng làm nước hoa.
Quả của nhiều loài Hoa Hồng nhờ hàm lượng vitamin đáng kể nên làm thực phẩm chức năng, thuốc thảo dược điều trị vấn đề dạ dày và được nghiên cứu để kiểm soát phát triển của ung thư.
Ngoài ra, các hợp chất và dưỡng chất trong hoa hồng có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe và được sử dụng trong nhiều phương pháp điều trị theo y học cổ truyền. Một số hợp chất, chất dinh dưỡng có trong hoa hồng có khả năng chữa bệnh có thể kể đến như:
Thành phần hóa học
Hoa chứa flavonoid nhóm quinochalcon: carthamin (sắc tố vàng), carthamon (sắc tố đỏ), iso-carthamin, và các flavonoid khác như luteolin, dẫn chất của quercetin,..
Tinh dầu (caryophyllen, p-allyltoluen, 1-acetoxytetralin và heneicosan)
Ngoài ra, hoa còn chứa alkaloid là dẫn chất của serotonin.
Hạt chứa 20-30% dầu, giàu acid béo α-linoleic.
Theo y học cổ truyền
Hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Hoa hồng đỏ (mai khôi hoa) dùng làm huyết mạch lưu thông, chữa kinh nguyệt không đều, đau ở vùng bụng dưới, vết sưng tấy, đinh nhọt và viêm mủ da, bệnh bạch cầu. Hoa hồng trắng chứa nhiều vitamin, đường, tinh dầu, dùng chữa ho trẻ em rất công hiệu, ngoài ra còn có tác dụng nhuận tràng.
Bài thuốc sử dụng hoa hồng
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Hoa hồng bạch 9 - 15g, sắc uống hằng ngày hoặc hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà.
Đau nhức do phong thấp cấp và mạn tính
Hoa hồng 10g, đương quy 6g, nấu nước, bỏ bã, pha với 30 ml rượu uống lúc ấm 1 lần.
Chữa ho, khái huyết do phế hư
Hoa hồng bạch 15g, đường phèn lượng đủ dùng, sắc hoặc hấp uống hàng ngày, uống còn nóng. Uống liền 1 tuần.
Nếu trẻ em ho do lạnh có thể lấy cánh hoa hồng bạch còn tươi 15g, một quả quất chín (bỏ cuống), 1/2 thìa mật ong hoặc đường phèn. Cho tất cả vào chén nhỏ hoặc bát nhỏ, hấp cơm hoặc chưng cách thuỷ. Đem ra nghiền nát, trộn đều rồi gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
Tóc bạc, có gàu
Hoa hồng ngâm trong dầu ăn 3 ngày, thoa lên tóc, vài lần trong ngày.
Chữa táo bón do nhiệt
Hoa hồng trắng còn tươi hoặc khô 20 - 40g, hãm với 100ml nước sôi trong 15 - 20 phút, có thể thêm 1/2 thìa mật ong hoặc đường, uống 2 -3 lần trước bữa ăn. Uống liền 10 ngày, có thể nhắc lại liệu trình mới.
Chữa mụn nhọt sưng tấy (chưa vỡ mủ
Hoa hồng trắng 20g rửa sạch, giã nát đắp lên mụn sẽ tiêu.
Chữa lở miệng do nóng
Ngâm bột hoa hồng đỏ 5g với 25ml rượu trắng trong 24 giờ. Đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi, đến khi còn sền sệt thì cho thêm 30g mật ong vào đun nhẹ, khuấy đều rồi để nguội. Dùng tăm bông sạch thấm thuốc bôi vào chỗ đau, ngày 2 - 4 lần. Dùng liền 5 ngày.
Làm đẹp da mặt
Lấy 20g hoa hồng đỏ, rửa sạch cho vào chậu nước ấm để khoảng 10 đến 15 phút. Sau đó rửa mặt mỗi ngày giúp làn da căng mịn, sạch bụi bẩn. Cũng có thể lấy nước hoa hồng để tắm. Làm kiên trì, da sẽ mịn màng, tươi mát.
Kinh nguyệt quá nhiều, màu nhợt, sau kỳ (do huyết hàn)
Hoa hồng 10g, ích mẫu 40g, đường đen 15g, sắc uống, chia 3 lần trong ngày.
Hoặc rễ hoa hồng 10g, hoa mồng gà 10g, đường đen vừa đủ. Sau khi sắc nêm đường đen rồi uống.
Kinh nguyệt không đều
Hoa hồng tươi 300 đóa, đường phèn 0,5 kg. Hoa bỏ cuống và tim, thêm nước nấu, lọc lấy nước thuốc, lại thêm nước sắc tiếp, sắc tất cả 3 lần, trộn lại, tiếp tục nấu cô còn 500 ml, nêm đường phèn cho tan, cô thành cao, để nguội, chứa trong lọ kín. Mỗi lần dùng 2 - 3 muỗng canh, ngày 3 lần, uống với nước ấm.
Trị viêm vú
Hoa hồng 30 đóa, sau khi phơi râm mát, bỏ cuống và tim, ngâm trong rượu vừa đủ, đem chưng cách thủy, lấy nước uống ấm lúc bụng no, rất hiệu quả thời kỳ đầu bị viêm vú.Chữa hôi miệng
Hoa hồng 10g, ngâm trong nước ấm, sau khi nguội dùng súc miệng.
Hoặc hoa hồng tươi 10 đóa, mỗi lần lấy 2 - 3 đóa ngậm trong miệng, mỗi ngày không dùng quá 5g.
Lưu ý khi sử dụng hoa hồng để chữa bệnh
Hoa hồng có thể gây dị ứng cho một số người. Nếu bạn có bất kỳ phản ứng dị ứng nào sau khi sử dụng hoa hồng, bạn nên ngừng sử dụng và đi khám bác sĩ.
Hoa hồng không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Hoa hồng không nên sử dụng cho người bị viêm gan, viêm thận.
Những tác dụng chữa bệnh thần kỳ của hoa hồng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo và bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hoa hồng để làm thuốc hay chữa bất cứ một loại bệnh nào.
Gấc - Vị thuốc chữa bệnh từ thiên nhiên |
Củ cải trắng - Món ăn ngon, bài thuốc bổ |
Bát giác liên - Vị thuốc quý chữa rắn cắn |