Gỡ khó cho khai thác rừng ở Tuyên Quang

TH&SP Với các chính sách hỗ trợ kịp thời của tỉnh Tuyên Quang, thời gian không lâu nữa kỳ vọng thị trường tiêu thụ gỗ sẽ được khai thông, giá gỗ sẽ tăng lên, nhiều diện tích rừng trồng được khai thác theo đúng kế hoạch.

Tuyên Quang có tỷ lệ bao phủ rừng luôn đứng trong top đầu cả nước. Đáng nói, từ khi có dịch Covid, nhiều diện tích rừng trồng ở tỉnh này chưa được khai thác theo kế hoạch, giá gỗ giảm khiến người trồng gặp khó.

Trưởng phòng Kế hoạch kỹ thuật của doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành gỗ của địa phương cho biết, công ty đang quản lý trên 6.500 ha đất lâm nghiệp, trong đó, diện tích rừng trồng là 3.545 ha (diện tích rừng đến tuổi khai thác là 756 ha), còn lại là các loại các rừng khác. Trong 6 tháng đầu năm 2020, công ty mới khai thác được 2.187/20.000m3 (đạt 10,9 kế hoạch năm). Doanh thu đạt 1.432 triệu đồng/11.480 triệu đồng (đạt 12,5% kế hoạch năm).

Theo vị cán bộ này, nguyên nhân rừng trồng khai thác chậm vì các cơ sở chế biến không xuất khẩu được nên tạm thời không thu mua hoặc thu mua hạn chế. Giá mua cũng giảm so với 2019, giá gỗ nguyên liệu giảm từ 200.000 - 300.000 đồng/tấn, gỗ chế biến giảm 150.000 - 250.000 đồng/m3, giá bán này người trồng lỗ hoặc không có lãi. Hiện công ty gặp khó khăn do nguồn thu giảm mạnh nhưng vẫn phải đầu tư cho chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, tiền trả lãi và gốc vay ngân hàng. Để giảm bớt khó khăn công ty xin được giãn nộp thuế, bảo hiểm xã hội, giãn nợ gốc, lãi vay ngân hàng. Xem xét cho công ty được tiếp cận nguồn vốn ngắn hạn và trung hạn để duy trì hoạt động sản xuất.


ds

Gỡ khó cho khai thác rừng ở Tuyên Quang


Về vấn đề trên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cũng chia sẻ: Đến ngày 15/7/2020, Tuyên Quang đã khai thác 4.791,9 ha/9.600 ha rừng trồng, với khối lượng 405.634,2/880.000m3 đạt 46% kế hoạch. Do ảnh hưởng của dịch Covid một số đơn hàng của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu bị hủy, do vậy, sản lượng gỗ khai thác chậm so với cùng kỳ. Đồng thời giá gỗ cũng giảm từ 200.000 - 300.000 đồng/m3/tấn đã ảnh hưởng nhiều đến các công ty lâm nghiệp, người trồng rừng và các nhà máy chế biến.


Về giải pháp tháo gỡ, Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hóa cho biết, chúng ta cần làm tốt công tác phòng chống dịch Covid từ đó mới ổn định lại tình hình, kéo theo giá bán mới tăng trở lại. Nếu người trồng rừng chưa thực sự cần tiền thì hãy chờ tình hình ổn định, giá lên cả bán.

Còn theo cán bộ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang cho, dịch Covid tạo nên sức ép rất lớn đến diện tích rừng trồng, đơn hàng của các nhà máy chế biến không tiêu thụ được sẽ ảnh hưởng lớn đến đầu vào. Khi nguyên liệu đầu vào bị dừng sẽ ảnh hưởng đến cả 1 chuỗi. Nhiều nơi có hiện tượng rừng bán rồi nhưng chưa được khai thác hoặc khai thác cầm chừng. Thời điểm này năm ngoái, tỉnh đã khai thác được 50%, nhưng hiện nay chỉ hơn 40%. Tỉnh Tuyên Quang đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người trồng, doanh nghiệp. Trước đây, người trồng khai thác bán cho nhà máy phải tự đi làm hóa đơn thuế, bây giờ cán bộ thuế xuống tận nhà làm cho người dân; nhà máy thanh toán theo đợt, nay người dân có nhu cầu thanh toán từng xe.


ds

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh gỗ đang được hỗ trợ. Ảnh TTXVN


Các nhà máy cũng phải chuyển hướng tìm các thị trường mới, đổi mới công nghệ, thiết kế, tạo ra những mặt hàng đa dạng hơn, phong phú hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ví dụ, ở Công ty cổ phần Woodsland Tuyên Quang ngoài thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật thì họ phải tìm thị trường mới và thúc đẩy phát triển thị trường nội địa. Về lâu dài cần đẩy mạnh liên kết chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ.

Bộ NN&PTNT có chương trình sản xuất gỗ lớn phục vụ cho chế biến. Gỗ lớn mang lại giá trị gia tăng lớn hơn. Ví dụ, 1m3 gỗ nguyên liệu ở huyện Sơn Dương bán 1,1 triệu đồng/m3, ở huyện Chiêm Hóa bán khoảng 600.000 - 700.000 đồng/m3. Nếu 1m3 khối gỗ này chuyển thanh gỗ lớn có thể bán 1,5 thậm chí lên tới 2 triệu đồng/m3.

Đối với gỗ chưa khai thác nó vẫn phát triển bình thường, vẫn tăng trưởng, tăng trưởng càng lớn giá trị càng cao. Tuy nhiên, để vậy nguy cơ xảy ra cháy, gió bão, trộm cắp làm hư hao, nếu người dân bảo quản được có khi lại có lợi. Mình không mong người trồng để lại hết nhưng rõ ràng phải chọn phương án thích ứng. Nếu bà con chưa khai thác được mình sẽ khắc phục bằng cách tạo việc làm khác, hoặc liên kết làm cùng một số việc thay vì chặt cây đó.

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid, bằng các chính sách hỗ trợ kịp thời của tỉnh Tuyên Quang, sự chuyển hướng kịp thời của các doanh nghiệp chế biến, sự linh hoạt của người trồng, các công ty lâm nghiệp. Mong rằng không lâu nữa thị trường tiêu thụ gỗ sẽ được khai thông, giá gỗ sẽ tăng lên, nhiều diện tích rừng trồng được khai thác theo đúng kế hoạch.

Linh Anh

Linh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn

Phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn

Trong 8 năm, Đề án Tây Bắc đã phát hiện và đánh giá 110 mỏ khoáng sản, trong đó có 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với trữ lượng gần 30 tấn vàng.
Phát hiện trà mi hoa vàng có giá trị dược liệu cao ở Ninh Thuận

Phát hiện trà mi hoa vàng có giá trị dược liệu cao ở Ninh Thuận

Sau nhiều năm không ghi nhận phân bố ngoài tự nhiên, thậm chí có nghi hoặc về khả năng tuyệt chủng, mới đây, các viên chức thuộc phòng Khoa học và Bảo tồn thiên nhiên – Ban quản lý Vườn quốc gia Phước Bình đã phát hiện trà mi hoa vàng, một loài thực vật cực kỳ quý hiếm thuộc họ Chè, tại Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận.
Những cách cắm hoa bưởi đẹp mê li, thơm phưng phức

Những cách cắm hoa bưởi đẹp mê li, thơm phưng phức

Với mùi hương thơm dịu nhẹ, vẻ đẹp giản dị nhưng đầy tinh tế, hoa bưởi ngày càng được nhiều người cắm để làm đẹp không gian sống. Cùng ngắm những cách "biến tấu" với hoa bưởi vô cùng hút mắt dưới đây.
Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Nghề đánh bắt, chế biến sứa mang lại thu nhập khá tốt cho ngư dân ở Thanh Hoá. Năm nay vụ sứa đến muộn, sản lượng giảm hơn so với năm ngoái nhưng lại xuất hiện nhiều loài sứa đỏ, có giá trị kinh tế cao hơn nên phần nào giúp ngư dân yên tâm đánh bắt.
Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Để nâng cao giá trị từ cây chè, huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) sẽ tập trung phát triển vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hơn nữa thương hiệu, giá trị chè Shan tuyết cổ thụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.
Thái Nguyên: Xây dựng mã số vùng trồng, nâng cao giá trị nông sản

Thái Nguyên: Xây dựng mã số vùng trồng, nâng cao giá trị nông sản

Để được cấp mã số vùng trồng, nông sản TP. Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) phải được sản xuất theo một quy trình nhất định với những yêu cầu về diện tích, điều kiện canh tác, sổ sách ghi chép, vệ sinh đồng ruộng, thành phần dịch hại trong vùng sản xuất, về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Bằng nhiều biện pháp triển khai, các sản phẩm, nông sản hàng hóa của Sơn La đã có mặt tại các trang thương mại điện tử, doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX).... đã từng bước đưa hoạt động thương mại điện tử của tỉnh Sơn La hội nhập trong nước và quốc tế.
Tận dụng thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề phát triển

Tận dụng thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề phát triển

Trong xu hướng chuyển đổi số và thương mại điện tử phát triển ngày càng mạnh mẽ, các làng nghề, làng nghề truyền thống của Hà Nam cũng không thể ngoại lệ. Để phát triển làng nghề, yêu cầu đặt ra là phải mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
“Hạt muối không chỉ mặn vì nước biển, mà còn mặn vì mồ hôi người làm nghề”

“Hạt muối không chỉ mặn vì nước biển, mà còn mặn vì mồ hôi người làm nghề”

Trong bức thư chúc mừng tỉnh Bạc Liêu và tất cả những người làm muối khắp mọi miền đất nước nhân sự kiện Festival muối Việt Nam - Bạc Liêu lần thứ nhất đang diễn ra tại Bạc Liêu từ ngày 6 đến 8/3, Phó chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan viết “Nhìn những cánh đồng muối lấp lánh dưới ánh mặt trời, chợt nhớ đến câu nói của một người làm muối lớn tuổi: “Hạt muối không chỉ mặn vì nước biển, mà còn mặn vì mồ hôi người làm nghề”.
Bún song thằn An Thái - cực phẩm tiến vua nức tiếng của Bình Định

Bún song thằn An Thái - cực phẩm tiến vua nức tiếng của Bình Định

An Nhơn (Bình Định) là "đất hai vua", có điều kiện để quy tụ nghệ nhân giỏi khắp nơi, hình thành những làng nghề có bề dày lịch sử hàng trăm năm qua. Trong đó, có nghề làm bún song thằn "tiến vua" nổi tiếng.
Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực

Ngày 28/2/2025 , Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 463/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển và hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam với sâm Ngọc Linh là cây chủ lực”.
Ngư dân Nghệ An trúng 26 tấn cá cơm sau một ngày ra khơi

Ngư dân Nghệ An trúng 26 tấn cá cơm sau một ngày ra khơi

Sau gần một ngày ra khơi, đội tàu của ngư dân Trần Văn Lưu (phường Nghi Thủy, thành phố Vinh, Nghệ An) đã đánh bắt được 26 tấn cá cơm, thu về hơn 300 triệu đồng.
Khu bảo tồn Xuân Liên được nâng hạng thành vườn quốc gia

Khu bảo tồn Xuân Liên được nâng hạng thành vườn quốc gia

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn quốc gia Xuân Liên. Đây là Vườn quốc gia thứ hai của tỉnh, sau Vườn quốc gia Bến En.
Bắc Giang: Khởi tố một giám đốc vi phạm quy định về khai thác tài nguyên

Bắc Giang: Khởi tố một giám đốc vi phạm quy định về khai thác tài nguyên

Ngày 11/02/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định khởi tố bị can; Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc; Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú; Quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Đình Văn về tội “Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên” được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Chả cá Quy Nhơn - Đặc sản "gây thương nhớ" của vùng đất võ

Chả cá Quy Nhơn - Đặc sản "gây thương nhớ" của vùng đất võ

Bình Định nổi tiếng không chỉ với danh lam thắng cảnh mà còn với nền ẩm thực phong phú. Đặc biệt, món chả cá Quy Nhơn đã trở thành đặc sản nơi đây.
Về Giang Xá thưởng thức bánh bác tiến vua

Về Giang Xá thưởng thức bánh bác tiến vua

Cùng với bánh phu thê, cá anh vũ, gà Đông Cảo,…bánh bác là một trong những sản vật tiến vua thời xưa. Trong tâm thức người Giang Xá, bánh bác chính là biểu tượng của làng. Món bánh này "khai sinh" cùng thời Lý Nam Đế lập quốc.
Thứ tưởng như bỏ đi bất ngờ thành đặc sản Tết, giá tiền triệu vẫn đắt khách

Thứ tưởng như bỏ đi bất ngờ thành đặc sản Tết, giá tiền triệu vẫn đắt khách

Những năm gần đây, xuất hiện loại mứt lạ được làm từ rễ cây đinh lăng, quả cau khô và chuối tá quạ gây sốt trên thị trường vừa lạ miệng vừa có nhiều công dụng đối với sức khỏe, giá đắt đỏ vẫn rất đắt khách.
Nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu trúng mùa bưởi da xanh

Nông dân Bà Rịa-Vũng Tàu trúng mùa bưởi da xanh

Những ngày này là cao điểm của các nhà vườn trồng bưởi tại thị xã Phú Mỹ - khu vực có diện tích trồng bưởi lớn nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang tất bật, nhộn nhịp vào mùa thu hoạch và xuất bán.
Trà Mã Dọ là gì mà cứ lập Xuân người dân lại rủ nhau đi hái?

Trà Mã Dọ là gì mà cứ lập Xuân người dân lại rủ nhau đi hái?

Cứ vào tiết lập Xuân, người dân xã Xuân Lộc, thị xã Sông Cầu (Phú Yên) lại lên đỉnh Cù Mông hái chè Mã Dọ về nấu uống hàng ngày. Một số người còn lấy chè Mã Dọ sấy khô, bán cho khách thập phương.
Mùa Xuân - mùa hái lộc nhung hươu

Mùa Xuân - mùa hái lộc nhung hươu

Khi tiết trời vào Xuân là thời điểm của sự sinh sôi nảy nở, cũng là mùa “hái lộc” nhung hươu của người dân huyện miền núi Hương Sơn (tỉnh Hà Tĩnh). Nhung hươu là một loại dược liệu quý giá trong Đông y, hay còn gọi là lộc nhung, là sừng non của con hươu đực, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người.
Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Đắk Lắk: Thừa tiềm năng, thiếu cơ chế

Nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Đắk Lắk: Thừa tiềm năng, thiếu cơ chế

Với hàng trăm hồ chứa, hàng chục ngàn ha diện tích mặt nước, tỉnh Đắk Lắk có tềm năng rất lớn trong việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Song hiện nay do chưa có cơ chế, chính sách nên hàng ngàn ha mặt nước vẫn đang "bỏ hoang".
Bưởi vuông, dưa hấu thỏi vàng... hút hàng dịp Tết

Bưởi vuông, dưa hấu thỏi vàng... hút hàng dịp Tết

Ngoài các sản phẩm truyền thống, thị trường Tết Ất Tỵ 2025 xuất hiện nhiều sản phẩm trái cây tạo hình mới lạ như bưởi vuông in hình bản đồ Việt Nam, bưởi thỏi vàng, dưa lưới hồ lô, dưa lưới thỏi vàng.
Hoa cầm tay của Á hậu Phương Nhi thuộc top đắt nhất thế giới

Hoa cầm tay của Á hậu Phương Nhi thuộc top đắt nhất thế giới

Bó hoa cưới mix giữa hai loại hoa khác nhau mà con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng mang đến tặng cô dâu Phương Nhi không chỉ đắt đỏ mà là biểu tượng của tình yêu, gắn liền với nghi lễ thiêng liêng và trang trọng.
5 loại hoa nhập khẩu "hot trend" được hội chị em "săn lùng"

5 loại hoa nhập khẩu "hot trend" được hội chị em "săn lùng"

Bên cạnh các loại hoa truyền thống, những dòng hoa nhập khẩu với giá cả phải chăng đang được nhiều người ưa chuộng mua về trưng trong nhà dịp Tết Nguyên đán 2025.
Chiêm ngưỡng những loại hoa độc lạ được săn đón chơi Tết

Chiêm ngưỡng những loại hoa độc lạ được săn đón chơi Tết

Bên cạnh các loại hoa truyền thống như: Đào, mai, quất, cúc, dơn,… thì nhiều năm trở lại đây, các loại hoa có hình dáng độc đáo, lạ mắt được người dân ưa chuộng săn đón để chơi Tết Nguyên đán.
Hoa tuyết mai là gì mà “làm mưa làm gió” thị trường hoa Tết?

Hoa tuyết mai là gì mà “làm mưa làm gió” thị trường hoa Tết?

Hoa tuyết mai với cái tên mỹ miều giữa cái “tuyết” của mùa đông và “mai" trong nét đẹp đặc trưng ngày tết đã tạo nên dấu ấn riêng cho chính nó.
Vì sao đào đông đỏ nhập khẩu hút khách dịp Tết?

Vì sao đào đông đỏ nhập khẩu hút khách dịp Tết?

Đào đông đỏ là loại hoa nhập khẩu "hot" nhất thị trường hoa vào mỗi dịp xuân về. Những bình hoa không chỉ mang vẻ đẹp rực rỡ, tươi mới mà còn ẩn chứa những thông điệp về sự may mắn, thịnh vượng và đoàn viên.
Đào mốc, mơ rừng "xuống phố" dịp Tết 2025

Đào mốc, mơ rừng "xuống phố" dịp Tết 2025

Đào mốc và mơ rừng là những loại cây đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, trong vài năm gần đây chúng trở thành tâm điểm được săn đón mỗi dịp Tết Nguyên đán. Xu hướng đưa các loại cây cảnh độc lạ này "xuống phố" không chỉ thể hiện nét đẹp của thiên nhiên hoang dã mà còn mang ý nghĩa văn hóa, phong thủy sâu sắc.
Người trồng chỉ cách chọn, chăm sóc đào quất dịp tết

Người trồng chỉ cách chọn, chăm sóc đào quất dịp tết

Chọn đào, quất trưng vào dịp Tết Nguyên đán được người dân rất cẩn trọng. Theo quan niệm phải lựa cây có đầy đủ hoa, nụ lộc, tán tròn đẹp...Ưu tiên cây có dáng thế tự nhiên, không bị gò ép, hoa và quả không quá dày….
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

Phiên bản di động