Cây me trái lúc lỉu còn được dùng chữa nhiều bệnh về tiêu hóa, bạn biết chưa?

Cây me và trái me đều là những hình ảnh quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Quả me có công dụng rất đa dạng như ăn trực tiếp, làm mứt, làm gia vị... Bên cạnh đó, me còn được dùng trong nhiều bài thuốc hay theo đông y.
Loại cây chỉ nghe tên đã biết tác dụng, là thuốc quý cho người mắc bệnh xương khớp Cây phát tài trổ hoa, gia chủ mừng như vớ được vàng, nhà vườn tiết lộ bí kíp chăm sóc đặc biệt Dùng cây lá quanh nhà chữa viêm da dị ứng
Cây me trái lúc lỉu còn được dùng chữa nhiều bệnh về tiêu hóa, bạn biết chưa?

Ở Việt Nam, me được trồng phổ biến từ lâu, từng hàng me xanh mướt dọc đường phố, đường làng ngõ xóm, trong các vườn cây ăn quả. Các bộ phận của cây đều dùng làm thuốc: trái me dưỡng can, minh mục, hoá tích, tán bì, sát khuẩn, thoái nhiệt, chỉ khát, mát gan, phổi, dạ dày, tiêu thực, chữa nóng quá sinh phiền khát, tiểu đỏ sẻn, trị nóng rát cổ, ho khản tiếng.

Me có vị chua, tính mát. Quả Me có tác dụng thanh nhiệt, giải nắng, giúp tiêu hoá, lợi trung tiện và nhuận tràng. Hạt Me có tác dụng tẩy giun. Gỗ Me có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu nhẹ. Vỏ cây Me có vị chát, làm săn da. Lá Me giải độc.

Cây me trái lúc lỉu còn được dùng chữa nhiều bệnh về tiêu hóa, bạn biết chưa?

Các công dụng của cây me

Lá me non dùng như một loại rau có chất chua: Lá me non dùng để ăn sống, bóp gỏi: Do lá me non có vị chua nên được trộn với rau sống khác như chuối cây xắt, bắp chuối xắt, bông súng, kèo nèo, rau mác, hẹ nước dùng làm rau ghém hoặc dùng để bóp gỏi.

Lá me non được dùng để nấu canh chua với ếch, nhái, cá đồng, cá biển...rất phổ biến ở Nam Bộ Việt Nam.

Cùi thịt quả dùng làm chất chua: Quả tươi được nướng hay luộc chín, dầm nát trong nước sôi để lấy nước nấu canh chua, nấu lẩu, bóp gỏi... như

Quả chín lột vỏ, dầm nước xôi để lấy nước chua nấu canh chua, nấu lẩu, bóp gỏi..

Quả me sống và đặc biệt là me dốt được dùng để ăn sống trực tiếp, nhất là những phụ nữ mang bầu.

Quả me sắp chín gọt vỏ, tách hạt ngào đường làm mứt, ô mai là món ăn rất khoái khẩu.

Cùi thịt quả chín xay nhuyễn hòa với nước đường làm nước giải khát, gải nhiệt.

Cùi thịt quả chín xay nhuyễn làm tương me trong chế biến gia vị hiện đại như tương ớt.

Thân cây me là loại gổ tốt: Thân cành cây me khô dùng làm củi đốt có năng lượng cao.

Gổ me có tỷ trọng cao, rắn chắc, ít tạo dâm, được dùng làm thớt me để chặt vật cứng như xương, bầm mắm, cá, thịt...

Gổ me bền, dể cẩn, khắc, được dùng để gia công đồ mỹ nghệ như tượng, dụng cụ...

Cây me trái lúc lỉu còn được dùng chữa nhiều bệnh về tiêu hóa, bạn biết chưa?

Nhiều bộ phận của cây me dùng làm thuốc

Ở Ấn Độ : Do các tính chất y học của cây me nên nó còn được dùng trong y học Ayurveda để điều trị một số bệnh liên quan đến dạ dày hay đường tiêu hóa nói chung và trong hoạt động bảo vệ tim mạch.

Ở miền bắc Nigeria : vỏ thân cây me tươi và lá tươi được sử dụng như thuốc sắc pha trộn với bồ tạt cho điều trị các rối loạn dạ dày, đau cơ thể, sốt vàng da, vàng và là loại thuốc bổ máu và những chất rửa da.

Ở Philipin: Lá me được dùng trong một số loại trà thuốc để giảm sốt rét.

Ở Việt Nam:Theo các nhà dinh dưỡng, trong quả me có nhiều vitamin C, B, khoảng 14% acid tartaric và một số nhỏ malic acid… nên có tác dụng nhuận tràng, giúp kích thích vị giác, cải thiện tình trạng kém ăn, mệt mỏi do nắng nóng hay buồn nôn, chán ăn khi mang thai. Trái me góp phần bù nước, điện giải, cung cấp vitamin, khoáng chất, giải nhiệt...

Trong Đông y, quả me có vị chua, tính mát, thanh nhiệt, giải khát, tăng cường tiêu hóa. Chữa các bệnh: phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn; chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa; trị chứng hay chảy máu chân răng; chữa sốt do nắng nóng...

Theo tây y:

Trong nghiên cứu trên động vật, me đã được tìm thấy để giảm cholesterol huyết thanh và nồng độ đường trong máu. Do thiếu thử nghiệm lâm sàng có sẵn, có đủ chứng cứ để khuyến cáo me để điều trị tăng cholesterol máu hoặc tiểu đường.

Dựa trên nghiên cứu ở con người, me có thể trì hoãn sự tiến triển của nhiễm fluor xương bằng cách tăng cường sự bài tiết của fluoride. Tuy nhiên, nghiên cứu bổ sung là cần thiết để xác nhận các kết quả này.

Cây me trái lúc lỉu còn được dùng chữa nhiều bệnh về tiêu hóa, bạn biết chưa?

Một số bài thuốc sử dụng me làm dược liệu:

Có thai, chán cơm hay nôn nghén: Ăn mứt Me hay sắc quả Me lấy nước uống.

Có mang táo bón hay người già táo bón mạn tính: Gỗ Me 100g sắc uống hàng ngày thay nước trà.

Tẩy giun: Hạt Me 4-8g phối hợp với quả Giun 6-12g sao vàng tán bột uống, uống liền trong ba ngày vào lúc sáng sớm.

Phụ nữ mang thai nôn nghén, chán ăn: 30g quả me xanh 30g, 10g đường trắng. Me cạo vỏ, cho vào nồi nấu với 300ml nước, đun còn 200ml, chắt nước bỏ bã. Cho đường quấy đều, uống 3 lần trong ngày. Uống trong vài ba ngày liên tiếp. Hoặc ngày ngậm 5-7 lần ô mai me.

Chữa ho, làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa: Ngậm ô mai me vài lần trong ngày. Cách làm ô mai me: Quả me xanh đem cạo vỏ ngoài, rửa sạch, để ráo nước, giã nát với gừng tươi cho thật nhuyễn, loại bỏ xơ. Thêm đường đủ ngọt. Đun nhỏ lửa, đảo đều cho bay bớt nước. Trộn với bột cam thảo vừa đủ khô, rồi đóng khuôn làm thành dạng ô mai. Bài thuốc này vừa đơn giản mà lại hiệu quả.

Cây me trái lúc lỉu còn được dùng chữa nhiều bệnh về tiêu hóa, bạn biết chưa?

Hay chảy máu chân răng: 3-5g thịt từ quả me chín pha với một chén nước ấm uống trong ngày, uống vào buổi sáng sau bữa ăn. Dùng liên tục trong 7 ngày. Hoặc 20g quả xanh, nạo bỏ vỏ, đun với hai bát nước còn một bát, chia uống hai lần trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong. Uống từ 5-7 ngày.

Sốt do nắng nóng: 15g quả me xanh đã nạo vỏ, đem đun khoảng 1 bát nước, khi sôi dầm nát quả me, sau đó bỏ vỏ và hạt, chắt lấy nước, khi uống pha thêm mật ong. Bài thuốc này, giúp cơ thể hạ nhiệt nhanh chóng, người bệnh cảm thấy thèm ăn.

Đau nhức xương khớp: 100g quả me xanh, đem đun với nước, khi chín vớt ra dầm nát lấy phần thịt (bỏ vỏ và hạt), để nguội trộn với muối đã giã nhỏ thoa đều lên chỗ xương khớp đau nhức, nên thoa vào trước các giấc ngủ trưa và tối. Mỗi liệu trình trong 7 ngày.

Lưu ý: Nên tham khảo và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu có ý định sử dụng các bài thuốc, phương pháp trên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Hải sản nhìn giống con trai, xưa ít người ăn nay khan hiếm 120.000 đồng/kg, đem nấu canh chua nhà giàu cũng thích mê Hải sản nhìn giống con trai, xưa ít người ăn nay khan hiếm 120.000 đồng/kg, đem nấu canh chua nhà giàu cũng thích mê
Trồng cây ăn được cả củ lẫn lá, không chỉ Trồng cây ăn được cả củ lẫn lá, không chỉ "đẻ ra" 30 triệu/công, Tết đến muối chua giải ngán cực tốt
Những công dụng sức khỏe thú vị của cây đào mùa xuân có thể bạn chưa biết Những công dụng sức khỏe thú vị của cây đào mùa xuân có thể bạn chưa biết
Trái rừng tên nghe lạ lẫm có vị chua nhưng là chua ngon, sao hôm nay ăn mai đã thấy thèm Trái rừng tên nghe lạ lẫm có vị chua nhưng là chua ngon, sao hôm nay ăn mai đã thấy thèm
Trồng cây này trong nhà vừa hút tài lộc lại có công dụng chữa bệnh Trồng cây này trong nhà vừa hút tài lộc lại có công dụng chữa bệnh
Loại cây phong thuỷ đẹp nhưng toàn thân đều chứa chất kịch độc nhiều người chưa biết Loại cây phong thuỷ đẹp nhưng toàn thân đều chứa chất kịch độc nhiều người chưa biết
Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Củ ráy - Giải pháp tự nhiên cho các bệnh về da và khớp

Củ ráy - Giải pháp tự nhiên cho các bệnh về da và khớp

Cây ráy được coi như một loại dược liệu cổ truyền, đã được sử dụng rất lâu trong dân gian bởi các tác dụng quý báu, đặc biệt là phần củ.
Cây địa hoàng - Vị thuốc thông dụng trong y học cổ truyền

Cây địa hoàng - Vị thuốc thông dụng trong y học cổ truyền

Địa hoàng tươi khi nếm có vị ngọt, đắng, tính hàn; có công dụng thanh nhiệt, làm mát máu. Dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc
Ngải cau - Món quà từ thiên nhiên cho sức khỏe phái mạnh

Ngải cau - Món quà từ thiên nhiên cho sức khỏe phái mạnh

Theo y dược cổ truyền, cây ngải cau có vị cay tính ấm có tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương... Thường được sử dụng cho nam giới.
Tác dụng bất ngờ từ vỏ sầu riêng

Tác dụng bất ngờ từ vỏ sầu riêng

Vỏ sầu riêng là thường được người sử dụng bỏ đi khi đã lấy múi. Tuy nhiên theo y học cổ truyền, vỏ sầu riêng có thể được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị các vấn đề như: Đầy bụng, khó tiêu, cảm sốt….
Tác dụng bất ngờ từ uống nước ép khoai lang sống

Tác dụng bất ngờ từ uống nước ép khoai lang sống

Khoai lang là một loại thực phẩm được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Khoai lang được chế biến theo nhiều cách khác nhau, trong đó phải kể đến việc chế biến khoai lang sống thành nước ép – một loại nước uống rất tốt cho sức khỏe.
Bài thuốc từ các loại hoa có trong vườn nhà

Bài thuốc từ các loại hoa có trong vườn nhà

Trong vườn nhà, đặc biệt là ở các vùng nông thôn luôn có một số loài hoa, nếu chúng ta không biết thì chỉ coi đó là hoa bình thường. Nhưng sự thật đằng sau lại thật bất ngờ, bởi những loài hoa đó có thể làm thuốc, ví dụ như: Hoa cau, hoa bưởi, hoa chuối.
Tác dụng bất ngờ từ mật gà

Tác dụng bất ngờ từ mật gà

Gà là một loại thực phẩm được sử dụng nhiều, tuy nhiên ít ai biết đến một bộ phận khác của gà là mật gà cũng có tác dụng đối với sức khỏe.
Thanh lọc, giải độc cơ thể bằng loài cây quen thuộc

Thanh lọc, giải độc cơ thể bằng loài cây quen thuộc

Sả là một loại dược liệu được sử dụng nhiều trong cuộc sống thường ngày, bởi những tác dụng bất ngờ mà loại cây này mang lại.
Rau tiến vua giúp hỗ trợ tim mạch, tăng cường trí nhớ

Rau tiến vua giúp hỗ trợ tim mạch, tăng cường trí nhớ

Rau tiến vua là một loại rau có nguồn gốc từ Trung Quốc, từ xa xưa đây được coi một loại rau quý dùng để tiến vua.
Rau sam tốt cho tim mạch

Rau sam tốt cho tim mạch

Rau sam là một loại rau mọc hoang dại ở nhiều nơi trên đất nước ta, đây là loại rau được thế giới ví như "thần dược". Bởi có thể dùng làm thuốc, phòng chống một số bệnh như: Tốt cho tim mạch, bệnh tiểu đường, đường tiểu hóa…
Chè (trà) khô hỗ trợ giảm cân và chống lão hóa

Chè (trà) khô hỗ trợ giảm cân và chống lão hóa

Chè khô là một loại nước uống quen thuộc được người dân trên thế giới thường xuyên sử dụng, trong đó có Việt Nam. Uống chè không chỉ giúp giải khát mà còn có tác dụng phòng chống một số bệnh như: Hỗ trợ giảm cân, giảm thiểu các bệnh về tim mạch…
Ngao giúp chống phù nề

Ngao giúp chống phù nề

Các nghiên cứu đã chứng minh, ngao khi được sử dụng đúng cách giúp phòng chống một số bệnh như: Phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt, chống bệnh phù nề…
Cá mòi biển giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Cá mòi biển giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Cá mòi biển là một loại thực phẩm được sử dụng thường xuyên trong thực đơn ăn uống hàng ngày của các bà nội trợ. Đây là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, giúp phòng chống một số bệnh như: Phòng ngừa bệnh tim, duy trì sức khỏe xương, thúc đẩy chức năng não…
Tác dụng bất ngờ của cá trích với bà bầu

Tác dụng bất ngờ của cá trích với bà bầu

Theo các nghiên cứu, cá trích là một loại hải sản ngoài tác dụng về dinh dưỡng, còn giúp phòng chống một số bệnh như: Nâng cao hệ miễn dịch, chống lão hóa, phòng ngừa các bệnh về tim mạch…
Sò điệp rất tốt cho não và hệ thần kinh

Sò điệp rất tốt cho não và hệ thần kinh

Sò điệp là một loại động vật có vỏ, được sử dụng phổ biến trên thế giới. Đây là một trong những loại nguyên liệu thực phẩm để chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe.
Tác dùng bất ngờ đến từ đậu phụ không phải ai cũng biết

Tác dùng bất ngờ đến từ đậu phụ không phải ai cũng biết

Theo các nghiên cứu, đậu phụ là một loại thực phẩm có rất nhiều tác dụng, giúp phòng chống một số bệnh như: Giảm nguy cơ ung thư dạ dày, giảm nguy cơ ung thư vú, các bệnh tim mạch…
Táo ta giúp tăng cường sức đề kháng

Táo ta giúp tăng cường sức đề kháng

Táo ta là một loại hoa quả rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, táo ta không chỉ là hoa quả giúp cung cấp vitamin cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp phòng chống một số bệnh như: Tăng cường sức đề kháng, chữa trĩ, cảm lạnh…
Rau bina giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Rau bina giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, rau bina là loại rau không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, mà còn giúp phòng chống một số bệnh như: Kiểm soát bệnh tiểu đường, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, phòng ngừa bệnh hen suyễn…
Cá cơm giúp sản sinh hồng cầu

Cá cơm giúp sản sinh hồng cầu

Cá cơm là loại thực phẩm có nguồn gốc từ biển và đại dương, sử dụng cá cơm đúng cách sẽ giúp phòng chống một số bệnh như: Cải thiện chức năng gan, tốt cho xương, giúp sản sinh hồng cầu…
Tỏi đen giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư

Tỏi đen giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư

Tỏi đen được coi như một vị thuốc "thần dược" trong dân gian. Theo như đông y tỏi đen giúp phòng chống một số bệnh như: Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tế bào gan…
Vì sao ăn hàu lại tăng cường sinh lực nam giới?

Vì sao ăn hàu lại tăng cường sinh lực nam giới?

Hàu là một loại hải sản ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, hàu còn được sử dụng như một vị thuốc giúp phòng chống một số bệnh như: Cải thiện sinh lý ở nam giới, tốt cho mắt, cải thiện chức năng não...
Tác dụng bất ngờ từ lá cây vú sữa

Tác dụng bất ngờ từ lá cây vú sữa

Cây vú sữa được trồng nhiều ở các tỉnh thành của Việt Nam, với mục đích vừa lấy quả, vừa tạo bóng mát. Tuy nhiên không phải ai cũng biết ngoài quả vú sữa thì lá vú sữa cũng được sử dụng làm các bài thuốc dân gian để chữa một số bệnh như: Đau dạ dày, nhanh làm lành vết thương, bệnh đường ruột…
Nấm hương giúp xương chắc khỏe, tốt cho tim mạch

Nấm hương giúp xương chắc khỏe, tốt cho tim mạch

Không chỉ được dùng để chế biến các món ăn, nấm hương còn được sử dụng như các bài thuốc để phòng chống một số bệnh như: Tim mạch, ngăn ngừa bệnh ung thư, giúp xương chắc khỏe…
Lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe của măng tây

Lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe của măng tây

Măng tây là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Ngoài bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, măng tây còn có tác dụng phòng chống một số bệnh như: Tim mạch, giảm cân, ngăn ngừa bệnh ung thư…
Hạt tiêu đen giúp phòng ngừa bệnh ung thư

Hạt tiêu đen giúp phòng ngừa bệnh ung thư

Không chỉ là một loại gia vị phổ biến được dùng để chế biến những món ăn, hạt tiêu còn được biết tới là một vị thuốc đông y với tác dụng phòng chống một số bệnh.
Những loại rau, củ, quả giúp phòng chống bệnh ung thư

Những loại rau, củ, quả giúp phòng chống bệnh ung thư

Một số loại rau chúng ta dễ bắt gặp như: Củ nghệ, nấm hương, măng tây, các loại rau họ cải…giúp phòng chống một số bệnh ung thư.
Rau dền tốt cho bệnh tiểu đường

Rau dền tốt cho bệnh tiểu đường

Rau dền được trồng hoặc mọc hoang dại ở những nơi đất bỏ hoang. Ngoài công dụng cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cơ thể, rau dền còn được sử dụng giống như một vị thuốc để phòng chống một số bệnh như: Tim mạch, tiểu đường, cải thiện chứng thiếu máu…
Rau muống giúp phòng chống bệnh thiếu máu

Rau muống giúp phòng chống bệnh thiếu máu

Rau muống là loại rau quen thuộc trong mâm cơm của gia đình Việt, đặc biệt trong những ngày hè oi bức. Rau muống không chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp phòng chống một số bệnh như: Bệnh vàng da, bệnh về gan, bệnh khó tiêu, bệnh thiếu máu…
Rau mồng tơi tăng sữa cho sản phụ sau sinh

Rau mồng tơi tăng sữa cho sản phụ sau sinh

Rau mồng tơi là loại rau không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà còn giúp phòng chống được nhiều bệnh và làm đẹp da.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động