Truy tìm căn nguyên hành, kiệu chết bất thường sau khi phun thuốc BVTV Giá củ kiệu cao ngất ngưởng, tiểu thương không dám “ôm” bán Tết Bí quyết trồng dưa kiểu mới ra quả la liệt thu tiền tỷ mỗi vụ |
Thu hoạch kiệu |
Củ kiệu có tên khoa học là Allium Chinense, thuộc họ Hành. Củ kiệu là cây thân thảo, nhỏ. Phần củ có màu trắng, hình tròn hoặc tròn dài giống củ hành nhưng thường nhỏ hơn. Củ kiệu có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài. Củ kiệu còn được biết với những cái tên khác như tiểu toán (tỏi nhỏ), tiểu căn toán, đại đầu thái tử, dã toán, hỏa thông…
Củ kiệu là cây gia vị xuất hiện và được sử dụng rất sớm trên thế giới. Bắt nguồn từ một số tỉnh của Trung Quốc, củ kiệu nhanh chóng di thực sang toàn bộ châu Á và khu vực Bắc Mỹ.
Giờ đây cây kiệu được trồng khắp nơi, ngoài phục vụ kinh tế người dân thường trồng để lấy củ muối dưa, dùng lá làm gia vị như một loại rau thơm còn dùng là một vị thuốc trong Y học.
chủ ruộng trả tiền công người nhổ kiệu thuê ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang cao hơn bình thường. |
Tại xã Mỹ Thuận - nơi được xem là thủ phủ kiệu của huyện Hòn Đất và tỉnh Kiên Giang, có tổng diện tích kiệu khoảng 12ha. Dù chi phí trồng kiệu khá cao, từ 30-40 triệu đồng/công nhưng năm nay được mùa, trúng giá, hút hàng nên tiểu thương ở các chợ Rạch Giá, Hòn Đất vào tận ruộng thu mua kiệu với 25.000 đồng/kg.
Những hộ dân trồng kiệu cho biết giá này cao gấp đôi so với những năm trước nên ai cũng phấn khởi. “Để cung ra thị trường Tết năm nay, gia đình tôi trồng 7 công kiệu, năng suất trung bình khoảng 3,5-4 tấn/công. Với năng suất và giá như hiện nay, mỗi công kiệu lời khoảng 30 triệu đồng” - ông Nguyễn Văn Hiếu, ở xã Mỹ Thuận, huyện Hòn Đất, cho biết.
Bà Trần Thị Nhanh, ở thị trấn Sóc Sơn, huyện Hòn Đất, cho biết giá kiệu năm nay làm bà con ai cũng vui, chứ mấy năm trước mỗi công chỉ lời hơn 10 triệu đồng. Giá cao, hút hàng nên các thương lái phải tranh thủ đặt cọc sớm mới có kiệu bán Tết.
“Mấy hôm trước thấy giá kiệu lên, tôi nhận cọc tại ruộng 19.000 đồng/kg nhưng lái trả luôn 21.000 đồng/kg. Tôi tính giá vậy là tốt lắm rồi không ngờ kiệu lại tiếp tục tăng. Tuy nhận giá vậy nhưng 3 công kiệu của gia đình tôi cũng lời khoảng 90 triệu đồng” - bà Nhanh nói.
Hiện nay, giá kiệu khoảng 25.000 đồng/kg lấy tại ruộng, mức giá này nông dân lời khoảng 30 triệu đồng/công, gấp 10 lần so với trồng lúa.
Cách muối củ kiệu giòn, trắng và ngon đúng điệu
Cách chọn mua củ kiệu ngon
Ở đây thì mình mua 1kg củ kiệu nha, bạn nên chọn kiệu Huế (hay còn gọi là kiệu quế), củ sẽ khá to, rễ nhiều, lá kiệu mảnh, thân kiệu nở tròn, thắt eo rõ ràng, đuôi nối với thân, vị hăng nồng.
Dùng kiệu Huế để muối, kiệu sẽ thơm ngon và giòn hơn rất nhiều so với kiệu trâu, kiệu trâu sẽ có dáng củ thon và nối thân dài chứ không thắt eo như kiệu Huế.
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn củ kiệu nhỏ vừa phải, trắng đều, còn tươi xanh, không vết trầy xước hay bị dập nát.
Cách làm củ kiệu ngâm ngon
Bước 1: Sơ chế kiệu
Kiệu sau khi mua về, các bạn ngâm kiệu với nước muối trong ít nhất 8 tiếng để rửa cho sạch và cũng như để khử bớt vị hăng của kiệu.
Sau khi đã ngâm nước muối được khoảng 8 tiếng, bạn lấy kiệu ra và rửa thật sạch nhiều lần với nước.
Sau khi rửa xong, các bạn chuẩn bị 1 thau nước khác và cho 1 viên phèn chua vào, tiếp tục cho kiệu vào ngâm thêm ít nhất là 4 tiếng nữa để kiệu khi muối được trắng và giòn, bảo quản được lâu hơn.
Sau khi ngâm xong thì bắt đầu lột vỏ kiệu nha. Bạn sẽ cắt rễ trước, lưu ý là cắt sát vừa đủ thôi chứ không được cắt phạm vào thịt kiệu nếu không khi muối kiệu sẽ bị mềm. Sau đó cắt phần chân, cũng lưu ý là không cắt sâu vào thịt kiệu nha.
Cuối cùng đó chính là lột vỏ, lúc này thì lớp màng bên ngoài đã mềm và tróc ra hết nên rất dễ lột. Làm theo cách này thì có 10kg củ kiệu cũng chẳng sợ nữa bởi vì rất dễ thực hiện. Lột vỏ xong thì bạn đem kiệu đi rửa thật nhiều lần với nước sạch.
Bước 2: Phơi nắng
Sau khi rửa kiệu xong, các bạn trải đều kiệu ra trên một cái khay như thế này rồi đem đi phơi ở bóng mát khoảng 4 - 5 tiếng cho kiệu ráo, nhiều bạn phơi kiệu ngoài nắng để tiết kiệm thời gian, nhưng như củ kiệu chỉ cần héo vừa đủ, nhiệt độ cao ngoài nắng dễ làm cháy lớp bên ngoài của kiệu, vừa làm mất đi lượng nước khi muối sẽ không ngon, nhớ là khi phơi nhớ dùng một tấm vải mùng hay đồ đậy để tránh bụi.
Bước 3: Ướp đường
Sau khi phơi kiệu xong, mình sẽ tiến hành ướp đường cho kiệu. Mình sẽ đổ một lớp kiệu vào tô trước, sau đó đến một lớp đường, tiếp tục là một lớp kiệu, rồi lại một lớp đường, làm cho đến khi hết lượng kiệu thì bọc màng bọc thực phẩm lại, chờ cho đến khi đường tan hết.
Thông thường thì nhà mình sẽ nấu nước giấm đường rồi cho vào ngâm kiệu luôn nhưng sau khi mình học lỏm được bí quyết này từ một người đồng nghiệp thì món kiệu của mình càng ngon và thấm vị hơn nữa.
Sau khi đường tan hết thì bạn sẽ vớt củ kiệu ra riêng, phần nước đường này sẽ dùng để nấu nước ngâm kiệu.
Bước 4: Nấu nước giấm
Bạn cho 325ml giấm vào nồi, muối kiệu thì các bạn nên chọn giấm nuôi để muối thì sẽ ngon hơn là giấm công nghiệp nhé. Kế đến bạn múc 275ml nước đường đã ngâm kiệu lúc nãy cùng 300g đường vào nồi, đun cho đến khi hỗn hợp tan hết thì tắt bếp, để cho thật nguội.
Bước 5: Muối kiệu
Cuối cùng, bạn xếp kiệu từng lớp lớp vào lọ thủy tinh hình trên rồi đổ hỗn hợp nước ngâm kiệu vào, đậy nắp thật kín và chờ khoảng 2 - 3 ngày là kiệu có thể ăn được rồi.
Thành phẩm
Kiệu làm theo cách này đảm bảo vừa nhanh gọn mà lại còn rất giòn, thơm ngon và bảo quản được lâu nữa, vì là làm ở nhà ăn nên mọi công đoạn đều thực hiện rất kỹ nên chắc chắn món kiệu của mình khi ăn sẽ vô cùng ưng ý.