Rộn ràng Hội chợ xuân quận Tân Bình Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý hàng giả trong dịp Tết Hà Nội chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần |
Giá củ kiệu cao ngất ngưởng |
Giá củ kiệu đầu mùa đang cao ngất ngưởng, gấp đôi năm ngoái nên nhiều người cân nhắc với kế hoạch chế biến, kinh doanh mặt hàng này mùa Tết.
Ông Nguyễn Lê Quốc Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Chế biến Thực phẩm công nghệ Sông Hương (Sông Hương Foods), cho biết giá củ kiệu năm nay công ty nhập vào gấp đôi năm ngoái vì hàng khan hiếm. Giá các sản phẩm từ củ kiệu Sông Hương Foods đã chốt với các siêu thị từ trước nên mặt hàng này sẽ lỗ nhưng công ty giữ chữ tín và tình cảm với người tiêu dùng.
"Do nguyên liệu hiếm, giá cao, Tết này sản lượng củ kiệu Sông Hương Foods tung ra thị trường chỉ bằng 1/3 năm ngoái. Rút kinh nghiệm, năm sau Sông Hương Foods sẽ về Đồng Tháp làm việc với nông dân từ tháng 6 để lên kế hoạch trồng, cung ứng đủ cho công ty. Đây là vùng trồng cho củ kiệu to, trắng tinh tự nhiên và để lâu không bị mềm, thích hợp với công nghệ chế biến của công ty dù giá cao nhất thị trường" – ông Tuấn lý giải.
Đại diện Công ty quản lý chợ đầu mối Thủ Đức cũng xác nhận kiệu về chợ từ nhiều nguồn như: Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Phú Yên, các tỉnh miền Tây và giá bán rất khác nhau. Khoảng 1 tuần nữa, tại chợ đầu mối Thủ Đức sẽ có khu kinh doanh tập trung đối với mặt hàng củ kiệu để tiện cho việc mua bán.
Đây là thời điểm các cơ sở chế biến củ kiệu lớn nhập hàng để chuẩn bị hàng cho kênh phân phối hiện đại bán hàng, sau đó là các cơ sở chế biến mùa vụ mua củ kiệu về chế biến tiêu thụ ở kênh truyền thống, cận Tết là thời điểm các bà nội trợ mua kiệu về chế biến dùng trong gia đình.
Theo bà Can (Bình Định), một người dân sống tại "vựa kiệu" Phù Mỹ, cho hay năm nay, do kiệu giống đắt nên ít nông dân trồng, sản lượng ít. "Hiện một số vườn đã nhổ bán kiệu sống, loại kiệu còn nguyên lá với giá từ 25.000 – 30.000 đồng/kg, gấp đôi năm ngoái nên thời gian tới, thu hoạch củ kiệu giá dự báo sẽ cao hơn nữa" – bà Can nói.
Khảo sát tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), giá củ kiệu Huế ở mức 70.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi năm ngoái; giá củ kiệu Đồng Tháp thì lên mức 80.000 – 90.000 đồng/kg. Với mức giá này, một số người khéo tay, chuyên làm củ kiệu (ngâm đường, ngâm nước mắm, chua ngọt,…) bán Tết cho biết chỉ làm theo đơn đặt hàng vì giá cao, không dễ bán cho khách vãng lai.
Củ kiệu muối chua ngọt giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn |
Củ kiệu (Giới bạch, tiển toán, tiểu căn toán) hay còn có tên tiếng Anh là Allium chinense G.Don. Củ kiệu thuộc dòng họ nhà hành. Phần đầu của củ kiệu có màu trắng to, hơi phình ra. Nhìn nó rất giống hành nhưng kiệu lại nhỏ hơn hành nhiều.
Củ kiệu được trồng quanh năm nhưng người dân thường trồng chủ yếu từ tháng 9 năm năm đến tháng 1 năm sau để thu hoạch vào dịp cận Tết. Kiệu được có chiều dài từ 15 - 35cm. Phần củ kiệu được trồng dưới đất tầm 3 - 5cm.
Kiệu thường được trồng ở các khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới của Trung Quốc và Nhật Bản. Ở Việt Nam, củ kiệu được trồng ở các tỉnh miền Trung, sau này được trồng nhiều ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Theo Tiến sĩ - bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan (Phó giám đốc kiêm Trưởng phòng Đào tạo Nghiên cứu, Viện Y dược học dân tộc TP. HCM) cho biết:
Khi bạn muối củ kiệu kiểu chua ngọt thì sẽ giúp tăng cường các vi khuẩn có lợi cho hệ thống tiêu hóa như acidophilus, lactobacillus và plantarum. Từ đó các chất đó sẽ kích thích hệ tiêu hóa được hoạt động một cách tốt hơn.
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa tăng 20% phục vụ Tết 2021 |
Rộn ràng Hội chợ xuân quận Tân Bình |
Sức mua hàng Tết giảm mạnh vì Covid-19 |