Củ kiệu vừa được thu hoạch |
“Củ kiệu, dưa hành, đòn bánh tét. Bình hoa, chậu kiểng khá tinh tươm”
Củ kiệu và cả lá kiệu đều có thể làm các món ăn. Củ kiệu thường được muối dưa chua tương tự như cách muối dưa hành, dùng ăn kèm với thịt mỡ hoặc tước nhỏ trộn với bắp cải, thịt gà. Có thể nói thấy kiệu là thấy mùa Tết đã đến gần. Và ngược lại, Tết nhất cũng phải có củ kiệu dưa hành thì mới có không khí.
Toàn tỉnh Khánh Hòa có khoảng 120 hecta trồng kiệu Tết trong đó tại Cam Lâm đã có 90 hecta tập trung ở các xã Cam An, Cam Hiệp Nam, Cam Hải Đông và thị trấn Cam Đức. Kế đó là thành phố Cam Ranh với khoảng 12 hecta tập trung ở xã Cam Thành Nam và phường Cam Nghĩa. Có thể nói trồng kiệu mà chủ yếu là kiệu tết cũng là một nghề nông có tiếng của Cam Lâm Khánh Hòa nói riêng và khu vực Nam Trung Bộ nói chung, bên cạnh những vùng kiệu lớn trong miền tây hay khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu.
Cây kiệu là một loại cây ngắn ngày. Thường ở Cam Lâm người ta bắt đầu trồng (xuống giống) tầm tháng 6 và thu hoạch vào giữa hoặc cuối tháng 11 âm lịch hàng năm. Kiệu Cam Lâm chủ yếu tiêu thụ vào chợ đầu mối trong Sài Gòn một phần nhỏ bán lẻ tại địa phương trong các chợ.
Nông dân hối hả thu hoạch kiệu vụ Tết |
Giá bán kiệu thường giao động tùy thời vụ, lúc cao thì 50.000 đồng – 60.000 đồng/ kg. Khi thấp thì 30.000 hay 35.000 đồng/kg. Ngoài ra thì còn tùy kích thước kiệu to hay nhỏ. Nhiều người trồng kiệu lâu năm ở Cam Lâm có thể nhìn lá kiệu cũng có thể ước chừng được khối lượng củ kiệu nằm phía dưới lớp đất. Năng suất kiệu Tết dao động từ 6 – 12 tấn/ha.
Ông Nguyễn Ngọc Lưu (thôn Quảng Hòa, xã Cam Thành Nam, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) cho hay, cách đây 1-2 tháng, giá thu mua kiệu ở mức 30 - 35 triệu đồng/sào (1.000m2), nay đã tăng lên 40 - 45 triệu đồng/sào; quy ra giá kiệu tươi đã đạt mức 50.000 - 55.000 đồng/kg.
Với giá này, người trồng kiệu lãi 15-30 triệu đồng/sào tùy năng suất và chi phí đầu tư. Năm nay, ông Lưu trồng gần 1ha kiệu, tự thu hoạch, không bán cho thương lái, dự kiến sản lượng 10 tấn, lãi 300 - 350 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Thao (thôn Quảng Hòa) có thâm niên hàng chục năm trồng kiệu cho biết, giá kiệu càng về cuối năm càng cao. Gia đình ông trồng được 6 sào, ước năng suất 1,1 tấn/sào, dự kiến lãi hơn một trăm triệu đồng.
Năm nay, thời tiết khá thuận lợi nên cây kiệu phát triển tốt, ít sâu bệnh, chất lượng củ cao. Khoảng tháng 10 âm lịch, thương lái bắt đầu về các ruộng kiệu đặt mua. Song thời điểm này, củ kiệu còn mỏng nên giá thấp.
Kiệu muối chua, món ăn không thể thiếu dịp Tết |
Càng về sau, củ kiệu tích lũy tinh bột dày, nặng nên giá cũng được nâng dần. Lý giải chuyện giá kiệu tăng, nhiều người trồng kiệu cho rằng, những năm gần đây, diện tích trồng kiệu ngày càng giảm.
Cam Ranh chỉ còn 10ha trồng kiệu, chủ yếu ở xã Cam Thành Nam; Cam Lâm giảm 2ha (so với năm 2021), còn 56ha. Bên cạnh đó, chi phí trồng kiệu năm nay tăng mạnh; giá nhân công cũng tăng, đẩy chi phí lên cao. Tuy nhiên, người trồng kiệu thu nhập không thực sự cao bởi chi phí giống, vật tư, phân bón, công lao động đều tăng cao.
Người Cao Bằng làm giàu từ cây kiệu |
Truy tìm căn nguyên hành, kiệu chết bất thường sau khi phun thuốc BVTV |
Giá củ kiệu cao ngất ngưởng, tiểu thương không dám “ôm” bán Tết |