Thuỷ tùng là một loại cây phong thuỷ quen thuộc, không hiếm gặp nhưng lại có giá khá cao. Cây thủy tùng còn có tên gọi khác là cây thông nước, tên khoa học là Glyptostrobus pensilis. Cây thuộc họ Tùng, có nguồn gốc xuất xứ từ các khu vực nhiệt đới của vùng Đông Nam Trung Quốc.
Cây thủy tùng dạng thân gỗ sẽ có kích thước khá lớn, chiều cao có thể lên đến trên 30m với đường kính khoảng 1m. Vỏ cây dày, hơi có độ xốp và có những đường nứt dọc theo thân cây. Gỗ của cây cứng, không mối mọt, cong vênh, có mùi thơm và thớ gỗ mịn vậy nên nó là một trong các loại gỗ rất quý hiếm.
Thuỷ tùng là cây phong thuỷ được nhiều người yêu thích vì đẹp và có tác dụng lọc không khí |
Bên cạnh các loại cây thân gỗ to, thì cây thủy tùng kích thước nhỏ cũng được ưa thích để bài trí trên bàn làm việc, kệ trang trí,… Cây dạng để bàn là loại cây bụi, kích thước khá nhỏ cao khoảng 30cm. Các thân cành nhỏ chỉ từ từ 0,6 – 3cm có dáng thanh mảnh, mọc nhiều và dài hướng lên trên.
Tuy nhìn rất mỏng manh nhưng thân cây dẻo dai và bền chắc nên không dễ gãy. Rễ cây mọc rất nhanh, thuộc loại dài và khỏe mạnh nên cây hút nước rất tốt. Lá cây hình tam giác mọc dày và mọc nhiều tại đỉnh cây tỏa ra xung quanh tạo thế đẹp. Cả thân và lá đều có màu xanh sẫm mát mắt.
Dù rất đẹp nhưng toàn bộ cây thuỷ tùng đều có độc, trừ phần bọc quả. Thuỷ tùng chứa txin, một chất kiềm có độc tính cao gây co giật, hạ huyết áp và có thể dẫn đến tử vong. Thậm chí loại cây này được sử dụng để phá thai.
Cả cây thuỷ tùng đều chứa chất độc ngoại trừ phần bọc quả (thịt quả) |
Ý nghĩa của cây thuỷ tùng trong phong thuỷ
Cây Thủy tùng có sức sống dẻo dai, bền bỉ thể hiện cho ý chí kiên cường, không chịu khuất phục khó khăn. Cây còn mang ý nghĩa cho sự thanh tao, tượng trưng cho bậc chính nhân quân tử. Đặc biệt, cây còn được cho là mang đến tiền tài, tài lộc về cho gia chủ.
Thủy tùng có tác dụng hấp thu vượng khí và xua đuổi khí xấu rất tốt. Bởi vậy người ta thường dùng gỗ của loại cây này để tạc tượng thờ hoặc lục bình. Những vật phẩm này được cho là sẽ đem lại may mắn, bình an và thịnh vượng cho chủ nhân.
Tất cả các mệnh đều có thể trồng và bày cây thuỷ tùng trong nhà. Bên cạnh đó vì cây có màu đặc trưng là màu vàng xanh nên đặc biệt thích hợp với người mệnh Thổ và mệnh Kim. Những người mệnh này trồng chúng sẽ càng giúp cây phát huy tốt những ý nghĩa phong thủy. Mang lại sự êm ấm, hòa thuận cho gia đình, sự nghiệp vững bền.
Cây thuỷ tùng mang đến may mắn cho người tuổi Thân |
Loại cây này đặc biệt phù hợp với người tuổi Thân. Nếu gia chủ tuổi Thân trồng loại cây này sẽ mang đến điềm lành và may mắn cho người sở hữu nó. Chúng còn giúp đầu óc thư thái, bình tĩnh để xử lý vấn đề, đưa ra những quyết định nhanh chóng và chính xác trong làm ăn và kinh doanh.
Vị trí đặt cây xanh cũng là yếu tố rất quan trọng giúp cây phát huy tối đa công dụng. Đối với cây thủy tùng, nếu muốn đặt ở các góc nhà, góc văn phòng thì phía Đông hoặc Đông Nam là hướng phù hợp nhất. Đặt cây ở vị trí này có ý nghĩa rất lớn trong việc thu hút vượng khí, khuyến khích tinh thần làm việc thêm hăng say, tăng hiệu quả công việc.
Bên cạnh đó, với mỗi mệnh tuổi khác nhau thì hướng đặt cây cũng sẽ khác nhau. Với người mệnh kim, thuộc tây tứ mệnh nên vị trí, hướng đặt cây thích hợp sẽ là Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc. Với người mệnh thổ hợp hướng Đông Bắc và Tây Nam.
Cách chọn và chăm sóc thuỷ tùng
Thuỷ tùng là cây ưa nước, lưu ý tưới cho cây mỗi ngày để tuổi thọ cây kéo dài |
Cần chọn những cây thủy tùng khỏe mạnh, xanh tươi và không có sâu bệnh hay dấu hiệu bất thường. Tránh chọn những cây có lá hai màu, màu lá nhợt nhạt hoặc màu loang lổ, hầu hết các loại cây nên có lá xanh với màu sáng và đều.
Đất trồng: Chọn đất trồng tơi xốp và giàu dinh dưỡng, có thể sử dụng các loại đất thịt, đất vườn có trộn lẫn phân ủ mục, phân NPK để trồng cây.
Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng để cây sinh trưởng là từ 18 – 25 độ C.
Ánh sáng: Thủy tùng là cây ưa bóng nên có thể trồng ở cả trong phòng lẫn nơi râm mát ngoài trời. Nếu để cây ở trong phòng có điều hòa thì lưu ý mang cây ra ngoài nắng vào sáng sớm vài tiếng 1 tuần để cây sinh trưởng tốt nhất.
Tưới nước: Thủy tùng là loại cây có nhu cầu nước tưới khá cao. Nên tưới định kỳ cho cây hàng ngày với lượng vừa phải. Những ngày hè nhiệt độ cao, có thể tưới phun sương hàng ngày để đảm bảo độ ẩm đất và làm mát cho cây. Ngược lại, nếu cây trong phòng máy lạnh hoặc mùa đông, mức nước tiêu thụ của thủy tùng cũng giảm bớt.
Sâu bệnh: Cây thường gặp một số bệnh như vàng lá, khô lá, rụng lá. Bạn có thể tự chữa cho cây bằng cách cắt bỏ những phần nhiễm bệnh để tránh những bộ phận này lây bệnh cho toàn bộ cây.
Phân bón: Có thể dùng các loại phân vi sinh, phân NPK bón cho cây định kỳ 3 lần/năm. Mỗi năm có thể thay đất cho chậu cây 1 lần, chú ý đảm bảo kỹ thuật để cây không bị tổn thương rễ khi thay chậu mới nhé.