Lá cây móp gai |
Móp gai là dạng cây thân thảo, với thân và gốc rễ nằm dưới đất bùn ẩm ướt, thân cây dạng bò phình to như củ, mang nhiều mắt và sẹo của lá rụng.
Móp gai có ở hầu khắp ba miền Bắc, miền Trung và miền Nam chứ không phải chỉ riêng miền nam. Ở miền Nam cây được gọi là cây mớp gai hay móp gai, miền Bắc gọi là cây ráy gai.
Loài cây này thường mọc ở những vùng đất hoang ẩm ướt, những nơi có mực nước thấp như: Các kênh rạch hay vùng ngập nước ở vùng nam bộ, những vùng đất ngập nước ở cạnh các khe suối khắp miền Bắc, miền Trung.
Cây được thu hoạch Lá non hay đọt non dùng làm rau ăn. Còn thân cây (hay củ) được dân gian sử dụng làm thuốc.
Đọt non móp gai là một loại rau đặc sản |
Đọt non được người dân thu hái quanh năm để sử dụng làm rau ăn, đây là một loại rau ngon và cực kỳ sạch. Móp gai vị đặc biệt thơm ngon, là một loại đặc sản cao cấp cho người sành ăn.
Dùng để ăn sống và bóp gỏi: Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng làm rau sống và bóp gỏi.
Dùng làm rau luộc: Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng làm rau luộc ăn rất ngon và bổ.
Dùng làm rau xào: Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng làm rau xào với thịt, tôm và hải sản khác, là món ăn cao cấp ở các nhà hàng.
Dùng để nấu canh chua và nhúng lẩu: Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng để nấu canh chua và nhúng lẩu chua là món ăn đặc sản.
Dùng để muối dưa chua: Đọt non, lá và bẹ non và phát hoa non của cây móp gai được dùng muối dưa chua có hương vị rất ngon.
Trồng và thu hoạch móp gai |
Củ của cây được đào về cắt bỏ rễ con, cuống lá sau đó đem rửa sạch, thái mỏng phơi khô để làm thuốc. Củ móp gai có vị hơi cay, tính mát, không có độc và không ngứa như các cây họ ráy.
Theo Y học cổ truyền Việt Nam, thân rễ ráy gai có vị cay, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tán ứ, được coi là vị thuốc hay. Ráy gai có thể chữa nhiều bệnh.
Các bài thuốc từ cây móp gai
Dùng cho người xơ gan cổ trướng, viêm gan, vàng da: Theo kinh nghiệm dân gian của người dân miền Nam bộ được ghi chép trong cuốn từ điển; “Từ điển bách khoa dược học” mớp gai dùng kết hợp với các vị thuốc ô rô nước, lá quao có công dụng điều trị các bệnh về gan như: Viêm gan, xơ gan cổ trướng, vàng da.
Dùng Củ cây móp gai 15g, lá cây quao 15g, cây ô rô nước 15g, tất cả đều phơi khô. Sau đó đem sắc với khoảng 4 chén nước sạch, đun cạn lấy khoảng 2 chén nước sau đó chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Dùng cho người lở ngứa ngoài da: Dùng cả cây móp gai hoặc phần thân rễ nấu nước tắm rửa rất hiệu quả. Ngày 1 lần
Dùng cho trẻ nhỏ da lở loét do thai độc: Lấy cây ráy gai nấu nước rửa, sau rắc bột thân rễ lên chỗ da bị bệnh, rất hiệu quả
Dùng cho người viêm gan, xơ gan: Dùng 30g thân rễ ráy gai khô (tươi khoảng 100g); trái dứa dại khô 30g (tươi 100g); chó đẻ răng cưa khô 10g (tươi 30g). Cho các vị vào nấu với 2.000ml nước, đun nhỏ lửa khi nước còn 300ml thì chắt ra. Chia 3 lần uống trong ngày rất hiệu quả (theo dân gian dùng tươi tốt hơn hẳn khô)
Dùng cho người tê thấp, lưng, gối cẳng chân tê buốt: Dùng thân rễ ráy gai 12g, cẩu tích 12g, kê huyết đằng 12g, kim cang 12g, ngưu tất 12g, tỳ giải 12g, sắc nước uống trong ngày. Cần dùng 5 - 7 thang liền
Dùng cho người nám mặt do độc trong gan: Củ móp gai tươi thái mỏng, đổ nước vào nồi ngập xâm xấp, đun sôi rồi để nguội, dùng nước để uống như nước trà, uống liên tục trong nhiều ngày. Có thể dùng xác đã nấu để nấu lại lần hai (theo kinh nghiệm dân gian vùng Đồng Tháp Mười).
Thanh nhiệt, giải độc: Củ móp gai rửa sạch, xắt mỏng, phơi khô rồi đem sao thủ thổ, dùng một nhúm nấu nước sôi, uống như nước trà (theo kinh nghiệm dân gian vùng Đồng Tháp Mười).
Lưu ý
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, sử dụng bất kỳ bài thuốc nào, nhất là đối với những người có bệnh nền hoặc đang dùng thuốc khác. Nên theo dõi khi sử dụng các phương pháp trên và dừng lại khi thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào liên quan đến sức khỏe.