Loại cây như cỏ dại này có tên khoa học là Artemisia sphaerocephala |
Trên các sườn đồi, hay ven đường ẩm thấp ở Trung Quốc thường có những loại cây dại trông chẳng có giá trị gì, nhưng nhưng nó lại là món ăn ngon ít ai biết, được người dân nông thôn yêu thích.
Loại cây như cỏ dại này có tên khoa học là Artemisia sphaerocephala, họ Compositae cùng với cây ngải cứu. Nhìn sơ quá nó cũng có ngoại hình khá giống ngải cứu ở nước ta. Artemisia sphaerocephala là một loại thảo mộc lâu năm, thường mọc ven đường, sườn đồi hoặc đất ruộng, cây có thể cao tới 150cm, thân và lá phủ một lớp lông tơ màu xám.
Vào mùa đông, thân cây Artemisia sylvestris héo rũ trên mặt đất, nhưng đến mùa xuân tới, cây con mới sẽ mọc lên, lá màu trắng xám hoặc xanh lục, phủ đầy lông tơ mềm như nhung.
Mọc dại là thế nhưng loại cây này chứa nhiều axit amin, vitamin C, vitamin B và hơn 20 loại nguyên tố vi lượng, có tác dụng giảm nhiệt, tiêu ẩm, bổ gan, hạ huyết áp, chống cảm cúm mùa xuân, viêm gan và nấm da.
Vì có mùi thơm ngào ngạt nên nó được làm thuốc hoặc gia vị cho các món tráng miệng hoặc món nướng, được mệnh danh là “vua của các loại cỏ”.
phơi khô và cho vào cùng với trà, giải nhiệt rất tốt |
Thông thường, người dân sẽ nhổ cây này về, rửa sạch, dùng tay vò lấy nước sốt màu xanh để loại bỏ bớt vị đắng, sau đó cắt nhỏ cho vào trứng, đem hấp. Nó có mùi thơm, hơi dẻo, vị rất ngon. Ngoài ra, nó có thể phơi khô và cho vào cùng với trà, giải nhiệt rất tốt.
Vào tháng 4 và tháng 5 âm lịch, loại rau này không thể ăn được và chỉ có thể làm củi đốt. Do đó, vào mùa xuân, khi nó mọc mầm non mơn mởn, người ta sẽ tranh thủ hái nó ăn. Vào thời điểm phát triển tốt nhất, nó được bán với giá 30 tệ/lạng (tương đương 100.000 VNĐ/lạng), đắt hơn cả thịt nhưng vẫn được mọi người tìm mua.
Ngải cứu vốn là một loại cây cỏ mọc dại ở rất nhiều địa phương phía Bắc |
Trong khi đó, người “anh em” ngải cứu vốn là một loại cây cỏ mọc dại ở rất nhiều địa phương phía Bắc Việt Nam. Chúng thường được dùng làm món ăn hàng ngày và xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian. Ngải cứu còn có tên gọi khác là rau ngải, ngải diệp.
Ngải cứu là cây thân cỏ, cây trưởng thành có thể cao từ 0.4 - 1m, thuộc họ cúc. Cây có khả năng sống lâu năm, mọc dại nên nhiều nơi coi là cỏ dại cần diệt trừ. Lá cây màu xanh, mặt dưới có một lớp lông nhung trắng, mọc lo le. Cây có mùi thơm đặc trưng, lá có tinh dầu.
Trong lá cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu tương đối lớn. Thành phần trong đó chủ yếu là monoterpen, tetradecatrilin, dehydromatricaria ester, tricosanol, rachel ancol và một số chất khác. Trong dan gian, cây ngải cứu được dùng rất nhiều trong những bài thuốc chữa các bệnh thông thường. Đặc biệt là tác dụng tốt đối với cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau đầu, tiêu chảy, chướng bụng,… Ngài cứu được dùng như một loại rau ăn thường ngày của nhiều gia đình và được yêu thích với vị hơi đắng và thơm.
Cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu từ 0,20 - 0,34% với thành phần chủ yếu là monoterpen, dehydromatricaria ester, tetradecatrilin, tricosanol, aracholalcol và sesquiterpene...
Cây ngải cứu có nhiều tác dụng như an thần, lợi mật, có thể kháng khuẩn, cầm máu... Theo kinh nghiệm dân gian, ăn rau ngải cứu có tác dụng trong điều trị kinh nguyệt không đều, đại tiểu tiện ra máu, chống đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón...
Có nhiều cách sử dụng rau ngải cứu |
Có nhiều cách sử dụng rau ngải cứu khác nhau, tùy vào mục đích của người sử dụng, ngải cứu có thể sao khô để sử dụng lâu dài hoặc ăn trực tiếp ngải cứu tươi.
Mặc dù ăn rau ngải cứu có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể nhưng mọi người không nên lạm dụng nó, việc ăn rau ngải cứu quá nhiều hoặc quá thường xuyên có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt đối với cơ thể. Ăn rau ngải cứu nhiều có thể gây ngộ độc dẫn đến tình trạng chân tay run hoặc co giật dẫn đến tổn thương tế bào não.
Mọi người chỉ nên ăn rau ngải cứu từ 1-2 lần trong một tuần, nếu bị bệnh sử dụng ngải cứu khô để uống thì chỉ nên uống từ 3-5g khô và uống từng đợt, khi khỏi bệnh thì ngưng uống, không nên sử dụng lâu dài.