Không phải loại rau nào cũng có thể phù hợp để nhúng vào nổi lẩu, cùng xem đó là những loại nào để tránh “rước họa vào thân”.
![]() |
Không nhúng rau kinh giới vào lẩu gà
Trong Đông y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, có tính hàn; còn rau kinh giới có vị cay, tính nóng. Nếu nhúng rau kinh giới vào lẩu gà và ăn chung sẽ gây ra tình trạng chóng mặt, ù tai, run rẩy, thậm chí nổi mẩn ngứa.
Nếu muốn nồi lẩu gà được ngon, nên ăn cùng lõi chuối thái mỏng, rau muống, nấm tươi,... là đúng vị nhất.
Không nhúng rau mồng tơi vào lẩu bò
Mồng tơi là loại rau thương thấy khi ăn lẩu, vì chúng có vị ngọt, dễ ăn. Tuy nhiên theo Đông y, thịt bò có tính ôn, còn rau mồng tơi lại có tính hàn, vị chua,… khi ăn lẩu bò, tuyệt đối không nhúng mồng tơi bởi rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu, thậm chí có thể gây ra táo bón.
![]() |
Ảnh minh họa |
Không nhúng giá đỗ vào lẩu riêu cua bò
Thứ rau “đại kỵ” với lẩu riêu cua bò là giá đỗ. Bởi giá đỗ được nảy mầm trong nhiệt độ khoảng từ 30 - 35 độ C, vì vậy có chứa nhiều vi sinh vật, nếu ăn sống hoặc chỉ chần trong nước lẩu thời gian ngắn, sẽ rất dễ gây đầy bụng, khó chịu..
Không kết hợp cà chua, khoai lang và khoai tây chung nồi lẩu hải sản
Cà chua được xem như nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi nồi lẩu, vừa giúp đẹp mắt lại tăng thêm hương vị cho nước dùng.
Tuy nhiên, trong nồi lẩu hải sản, “đừng dại” kết hợp cà chua, khoai lang và khoai tây chung với nhau vì khi ăn sẽ rất dễ bị khó tiêu, đầy bụng, đau bụng và rối loạn tiêu hóa.
![]() |
Ảnh minh họa |
Để không gây hại cho hệ tiêu hóa, khi ăn lẩu cần lưu ý:
Không nên ăn đồ nhúng còn tái, đỏ
Không nên ăn quá lâu, liên tục
Không ăn thức ăn quá nóng
Không dùng đũa chung để gắp thức ăn sống, chín
Không ăn lẩu và uống đồ lạnh cùng lúc
Nên ăn thêm tinh bột
Thay nước lẩu sau một tiếng...