Cây cóc mẳn còn có tên khác là cỏ the, nga bất thực thảo, cây thuốc mộng, cây trăm chân…
Cóc mẳn mọc hoang ở những nơi ẩm thấp, thường thấy ở ruộng bỏ hoang, bờ ao, ven đường... Ngay trong thành phố Hà Nội, ở nhiều chân tường ẩm, cũng thấy cây mọc nhiều.
Cóc mẳn là một loại cỏ nhỏ, thân mềm, mọc bò lan, cành lòa xòa mọc sát mặt đất, phân rất nhiều cành, ở ngọn có lông trắng mịn, nhưng toàn thân trông nhẵn bóng. Lá đơn, mép có khía 1-3 răng cưa, mọc so le. C
ụm hoa hình đầu, mọc ở kẽ lá, hoa cái gồm nhiều lớp, cánh hoa hình ống màu trắng, trên có răng cưa, tràng hoa hình chuông có 4 răng hình trứng, màu hơi tím. Để dùng làm thuốc, thường dùng toàn cây cả rễ, dùng tươi hoặc sấy khô.
Theo Đông y, cóc mẳn có vị cay, tính ấm; vào kinh Thủ thái âm; có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi; dùng chữa cảm mạo, viêm họng, viêm amiđan, hen suyễn, ho gà, kiết lỵ, viêm da mẩn ngứa, mụn nhọt, tụ máu trong chấn thương phần mềm.
Một số bài thuốc có cây Cóc mẳn
Phòng và trị cảm cúm: Cây Cóc mằn tươi 100g, đi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút rượu trắng, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống nhân lúc còn ấm.
Có tác dụng khu phong tán hàn, chống virut. Dùng chữa cúm thể phong hàn (cảm lạnh, với các triệu chứng: phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, mũi chảy nước, đau đầu, đau mình mẩy,…):
Chuẩn bị lấy 100g cây Cóc mẳn tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút rượu trắng, chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên uống nhân lúc còn ấm (nếu nguội có thể hâm lại cho ấm). Có tác dụng khu phong tán hàn, chống virut. Dùng chữa cúm thể phong hàn (cảm lạnh, với các triệu chứng: phát sốt, sợ lạnh, tắc mũi, mũi chảy nước, đau đầu, đau mình mẩy,…)
Mẩn ngứa do thay đổi thời tiết: Cây Cóc mằn tươi rửa sạch, giã nát, rồi đắp lên chỗ mẩn ngứa xát vào chỗ bị mẩn ngứa, ngày làm nhiều lần. Làm trong vài ngày.
Chữa trĩ lở loét sưng đau: Cóc mẳn tươi chuẩn bị khoảng một nắm, rửa sạch, có thể ngâm nước muối trước rồi rửa lại, giã đắp vào, dùng băng gạc cố định.
Chữa viêm da thần kinh: Cóc mẳn rửa sạch, giã nát rồi chà xát vào chỗ da bị bệnh, có tác dụng chống ngứa, tiêu viêm.
Chữa Mẩn ngứa eczema: Cóc mằn 20g + Ðậu xanh 10g, thêm vào chút muối. Đem tất cả đi giã nhỏ đắp lên chỗ mẩn ngứa đã rửa sạch.
Chữa viêm mũi:
Bài 1: Cóc mẳn tươi, rửa sạch, hong khô, giã nát vắt lấy nước cốt, nhỏ vào mũi ngày 1-2 lần, mỗi lần 2-3 giọt, khi nhỏ nằm ngửa 20-30 phút. Dùng liên tục trong 1 tuần – tương đương với 1 liệu trình. Sử dụng đều đặn khoảng 1-3 liệu trình để thấy kết quả.
Bài 2: Cóc mẳn tươi giã nát, làm thành viên tròn rồi nhét vào lỗ mũi.
Hỗ trợ chữa viêm phế quản mạn tính: Cóc mằn tươi, bách bộ mỗi vị cân lấy 10g + lá hen 12g + trần bì 8g, sắc lấy nước uống, mỗi ngày một thang. Uống 10-15 ngày.
Ho do cảm cúm: Cóc mằn, lá xương sông, râu ngô, mỗi vị 40g, cho vào sắc lấy nước uống, ngày 1 thang. Uống liên tục trong 3 – 5 ngày.
Chữa ho gió (do ngoại cảm): Cây Cóc mẳn khô cân lấy 15g khô, thêm vào 500ml nước, sắc đến khi còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày. Nếu bạn không có khô thì có thể dùng tươi với lượng khoảng 30g.
Lưu ý
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để chữa bệnh. Cần theo dõi khi sử dụng các phương pháp trên và dừng lại khi thấy có bất kỳ biểu hiện bất thường nào liên quan đến sức khỏe.