Xuất khẩu viên nén gỗ “hạ sốt”, khó đạt mục tiêu 1 tỷ USD trong năm 2023

Dự kiến, cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu viên nén chỉ đạt 660-665 triệu USD, giảm 16% so với năm 2022. Như vậy, mục tiêu xuất khẩu viên nén đạt kim ngạch 1 tỷ USD trong năm 2023 mà VIFOREST đề ra từ đầu năm khó có thể trở thành hiện thực.
Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam vào Trung Quốc đạt gần 2 tỉ USD Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam có xu hướng tăng trở lại Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ đạt mức cao nhất trong 1 năm qua

Lý do khiến xuất khẩu viên nén gỗ sụt giảm

Xuất khẩu viên nén gỗ “hạ sốt”, khó đạt mục tiêu 1 tỷ USD trong năm 2023
Năm 2023, xuất khẩu viên nén gỗ dự kiến sụt giảm 17% so với năm ngoái.

Theo số liệu của Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST), năm 2022, Việt Nam xuất khẩu viên nén gỗ đạt trên 787 triệu USD, tăng hơn 90% so với năm 2021. Tuy nhiên, năm 2023, với những yếu tố tác động từ thị trường nhập khẩu, dự báo, xuất khẩu viên nén gỗ của Việt Nam sẽ sụt giảm khoảng 15 - 17% so với năm 2022.

Là doanh nghiệp sản xuất viên nén xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản, ông Lê Văn Tuyển - Giám đốc Nhà máy viên nén năng lượng Cam Lộ (Quảng Trị) - cho hay, nếu năm ngoái, tình hình thị trường “khá chạy” thì năm nay ngược lại, tình hình bán hàng rất chậm. Mặc dù đơn hàng đã ký, nhưng khách hàng trì hoãn việc lấy hàng.

Nguyên nhân do, năm ngoái, thị trường này nhập hàng nhiều hơn cần thiết, lượng tồn kho còn nhiều, dùng chưa hết. Các kho bên Nhật Bản đã đầy, nhập hàng về họ cũng không biết để đâu. Bên cạnh đó, qua trao đổi với một số khách hàng thì được biết, một số nhà máy chuyển đổi từ các nhà máy nhiệt điện đốt bằng các vật liệu khác như than đá,… sang viên nén. Việc chuyển đổi này vẫn chưa được thông suốt, tình trạng các nhà máy bị gặp trục trặc vẫn xảy ra, do đó, họ phải dừng lại để xử lý sự cố.

“Hiện, giá viên nén đang ở mức 140 - 145 USD/tấn với các hợp đồng mới ký, còn với các hợp đồng đã ký từ trước đó thì mức giá này chỉ khoảng 130 - 140 USD/tấn. Đáng chú ý, có thời điểm giá viên nén gỗ xuất khẩu xuống còn 100 USD/tấn, giảm gần một nửa so với thời điểm cao nhất của năm 2023”, ông Lê Văn Tuyển cho biết.

Tương tự, theo ông Nguyễn Văn Hiển - Giám đốc Công ty Tâm Phúc Gia Lai, trước đây doanh nghiệp cũng xuất khẩu đi Hàn Quốc, nhưng không cạnh tranh được với hàng Nga. Giá viên nén xuất khẩu đi Hàn Quốc đang rất thấp. Hiện giá bán 120 USD, trong khi giá thành 125 - 130 USD, đơn hàng ít, tình hình thị trường vẫn thiếu các yếu tố tích cực.

Theo chia sẻ từ một số doanh nghiệp xuất khẩu, lượng viên nén của Việt Nam xuất sang thị trường Hàn Quốc giảm không phải là giảm cầu tại thị trường này mà do các doanh nghiệp Hàn Quốc nhập khẩu viên nén từ các nguồn cung khác, bao gồm cả nguồn cung từ Nga.

Đa dạng tệp khách hàng, nắm bắt cơ hội thị trường

Xuất khẩu viên nén gỗ “hạ sốt”, khó đạt mục tiêu 1 tỷ USD trong năm 2023
Việt Nam, quốc gia lớn thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu viên nén, trên 95% viên nén của Việt Nam được xuất vào Nhật và Hàn Quốc.

Việt Nam, quốc gia lớn thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu viên nén, trên 95% viên nén của Việt Nam được xuất vào Nhật và Hàn Quốc. Theo ước tính, ngành viên nén gỗ hiện có sự tham gia của 400 - 500 doanh nghiệp đang tham gia khâu sản xuất và thương mại xuất khẩu. Trong đó có khoảng trên dưới 100 doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào khâu xuất khẩu. Điều này có nghĩa phần lớn các doanh nghiệp trong ngành đóng vai trò sản xuất, cung sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Các doanh nghiệp xuất khẩu viên nén gỗ nhận định, phải đến quý II/2024 tình hình thị trường xuất khẩu mới có thể được cải thiện. Dự báo là vậy nhưng thực tế không biết ra sao. “Chúng tôi cũng tin tưởng tốc độ tiêu thụ của các nhà máy nhiệt điện Nhật Bản ổn định trở lại thì đến năm 2024 thị trường sẽ khả quan hơn giai đoạn 2023 vừa rồi”, ông Nguyễn Văn Hiển nói.

Thị trường viên gỗ nén toàn cầu được nhận định sẽ đạt khoảng 31 tỷ USD vào năm 2030. Các doanh nghiệp cho rằng, khó khăn về thị trường chỉ mang tính chất ngắn hạn, về dài hạn, tiềm năng vẫn là rất lớn. Do đó, việc đa dạng tệp khách hàng cũng là hướng đi mà các doanh nghiệp tính đến.

“Chúng tôi cũng đã đầu tư 1 nhà máy mới ở Kom Tum công suất 80 nghìn tấn/năm, chạy từ đầu năm đến nay với công suất 30 - 40% để chờ đón cơ hội thị trường”, ông Nguyễn Văn Hiển nói.

Với khách hàng Nhật Bản, ông Lê Văn Tuyển cho hay, hiện doanh nghiệp đang tìm kiếm các đối tác, ký kết các hợp đồng dài hạn 5 - 10 năm. Về giá, doanh nghiệp cũng đang đàm phán theo hướng 1 phần phải thả nổi theo thị trường, thị trường biến động bao nhiêu % thì doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giá. Tuy nhiên, việc này chưa tìm được tiếng nói chung với khách hàng Nhật Bản.

Với thị trường EU, theo ông Tuyển, giá xuất khẩu sang thị trường này sẽ tốt hơn sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, thị trường EU có các tiêu chuẩn khá khắt khe, doanh nghiệp xuất khẩu gặp rào cản về chứng chỉ, ngoài FSC, họ yêu cầu tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội và nhiều tiêu chuẩn khác. Ngoài ra, viên nén gỗ Việt sẽ chịu sự cạnh tranh rất lớn với viên nén gỗ của Nga về chất lượng và giá bán. Do đó, để có thể thành công tại thị trường EU, các doanh nghiệp cần phải làm theo chuỗi, hoặc thông qua các doanh nghiệp làm thương mại.

Chuyên gia phân tích chính sách Tổ chức Forest Trends nhận định, tính bền vững của ngành viên nén của Việt Nam trong tương lai phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cầu của thị trường và tính bền vững của nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào.

Ngành viên nén Việt Nam vẫn có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt tại Nhật Bản. Theo đánh giá của các doanh nghiệp viên nén, nhu cầu tiêu thụ viên nén gỗ tại Nhật Bản sẽ mở rộng gấp 3 lần so với hiện tại.

Viên nén xuất khẩu vào Nhật Bản đòi hỏi cần có chứng chỉ bền vững. Do nguồn cung viên nén làm từ vỏ dầu cọ (PKS) có nguồn gốc từ Indonesia có thể sẽ không đạt được chứng chỉ và do vậy không đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật Bản. Nếu điều này xảy ra, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội thay thế nguồn cung PKS từ Indonesia.

Tại thị trường Hàn Quốc, dư địa phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tương lai không nhiều. Quy mô của thị trường này không có nhiều thay đổi. Đây là thị trường tương đối dễ tính, chấp nhận các nguồn cung với chất lượng và tiêu chuẩn không cao.

Theo một số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang xuất khẩu viên nén vào Hàn Quốc, một số nhà mua lớn của thị trường này đang bắt đầu đòi hỏi các bằng chứng về truy xuất nguồn gốc. Nên trong 4 - 5 năm tới, yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm có thể sẽ là bắt buộc khi xuất khẩu vào Hàn Quốc.

Xuất khẩu viên nén gỗ khó đạt mục tiêu 1 tỷ USD

Xuất khẩu viên nén gỗ “hạ sốt”, khó đạt mục tiêu 1 tỷ USD trong năm 2023
Mục tiêu xuất khẩu viên nén đạt kim ngạch 1 tỷ USD trong năm 2023 mà VIFOREST đề ra từ đầu năm khó có thể trở thành hiện thực.

Nếu như năm 2022 xuất khẩu viên nén có nhiều đột phá khi kim ngạch xuất khẩu đạt 790 triệu USD với số lượng 4,9 triệu tấn, bước sang năm 2023 xuất khẩu viên nén giảm sút cả về số lượng cũng như giá trị xuất khẩu.

Theo VIFOREST, giá trị xuất khẩu viên nén tháng 11/2023 chỉ đạt 58 triệu USD, lũy kế 11 tháng đạt 597 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022. Dự kiến, cả năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu viên nén chỉ đạt 660-665 triệu USD, giảm 16% so với năm 2022.

Như vậy, mục tiêu xuất khẩu viên nén đạt kim ngạch 1 tỷ USD trong năm 2023 mà VIFOREST đề ra từ đầu năm khó có thể trở thành hiện thực.

Chia sẻ từ một số doanh nghiệp xuất khẩu cho thấy, lượng viên nén của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc giảm không phải là giảm cầu tại thị trường này mà do các doanh nghiệp Hàn Quốc nhập khẩu viên nén từ các nguồn cung khác, bao gồm cả nguồn cung từ Nga.

Thực tế giá xuất khẩu (FOB) sang thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản tháng 12/2022 đạt trung bình khoảng 185 USD/tấn, tăng mạnh từ khoảng 145 USD/tấn tại Nhật Bản và 173 USD/tấn tại Hàn Quốc vào tháng 6 trong cùng năm. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau đó, giá xuất khẩu lao dốc. Giá xuất khẩu tháng 4 năm 2023 vào Nhật giảm còn 167 USD/tấn trong khi giá tại Hàn Quốc chỉ còn 111 USD/tấn. Giá xuất khẩu trung bình vào Hàn Quốc trong tháng 9/2023 chỉ hơi nhích so với trước năm 2022, đạt 115 USD/tấn, tương đương 60% mức giá xuất vào thị trường này vào các tháng cuối năm 2022.

T.S Tô Xuân Phúc (chuyên gia phân tích – Giám đốc Chương trình chính sách, thương mại và tài chính lâm nghiệp – Forest Trends), nhấn mạnh: Ngành viên nén trải qua những biến động thị trường rất lớn trong một năm trở lại đây.

"Sau thời gian “sốt” năm 2022 với lượng xuất khẩu tăng 30% và giá xuất khẩu tăng 150-200%, xuất khẩu viên nén sụt giảm cả về lượng và đơn giá xuất khẩu, đặc biệt là tại thị trường Hàn Quốc. Nếu đà xuất khẩu như hiện nay được duy trì, quy mô xuất khẩu năm 2023 sẽ tụt khoảng 15-17% so với năm 2022", TS Tô Xuân Phúc dự báo.

Tính toán số liệu cho thấy, lượng xuất khẩu viên nén bình quân mỗi tháng của quý 4 năm 2022 vào Hàn Quốc đạt trên 200.000 tấn. Mặc dù xuất khẩu viên nén giảm, nhưng các doanh nghiệp vẫn tin tưởng ngành viên nén vẫn có cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt tại Nhật Bản. Vì vậy, việc một số nước giảm nhập khẩu viên nén trong năm nay không đáng lo ngại.

Theo báo cáo của Công ty tư vấn kinh doanh Grand View Research, thị trường nhu cầu viên nén gỗ trên toàn cầu đang và sẽ có tốc độ độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6,85% trong giai đoạn 2022-2027. Điều này cho thấy, xuất khẩu viên nén có thể "chững" lại trong năm 2023 nhưng cũng có thể bùng tăng trở lại trong năm tới. Hơn nữa, xung đột quan hệ Nga-Ukraina nếu chưa có thay đổi, thì nhu cầu viên nén ở Châu Âu vẫn cao.

Dự báo, nhu cầu thị trường viên nén gỗ toàn cầu sẽ đạt giá trị 17,33 tỷ USD vào năm 2027. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu viên nén lớn thứ hai trên thế giới, sau Mỹ. Bởi sở hữu các ưu điểm như giúp giảm lượng khí thải carbon, tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng so với các loại nhiên liệu hóa thạch.

Grand View Research nhận định, việc áp dụng và triển khai ngày càng nhiều các nguồn năng lượng tái tạo thay thế như điện mặt trời, năng lượng gió ở các khu vực khác nhau trên thế giới có khả năng cản trở sự tăng trưởng của thị trường viên nén trong tương lai. Cùng với đó, công nghệ viên gỗ nén cũng đã được nâng cấp để tăng hiệu quả chuyển đổi năng lượng, giảm lượng tro và khí thải. Với những diễn biến này, thị trường xuất khẩu viên nén trong những năm tới sẽ cạnh tranh khốc liệt về công nghệ và chất lượng sản phẩm.

Nếu các doanh nghiệp sản xuất viên nén tại Việt Nam chậm đổi mới công nghệ nhằm giảm giá thành, tăng hiệu suất nhiệt lượng, giảm lượng phát thải, thì nguy cơ sẽ bị nhiều nước “qua mặt” giành lấy thị trường xuất khẩu viên nén. Do đó, đổi mới công nghệ sản xuất là vấn đề rất quan trọng để DN có thể giữ được thị trường xuất khẩu cũng như mở rộng thị trường.

Theo TS.Tô Xuân Phúc, để nắm bắt cơ hội, nhà quản lý cần có các cơ chế chính sách hợp lý, đặc biệt là chính sách về cân bằng giữa năng lực chế biến và vùng nguyên liệu rừng trồng. Cụ thể, các cơ quan quản lý tại các địa phương phải tính toán khả năng cung gỗ nguyên liệu của các diện tích rừng trồng (và các cơ sở chế biến) trong phạm vi địa phương của mình, đánh giá năng lực và công suất của các dự án chế biến, dựa trên đó quyết định cấp phép cho các dự án này theo khả năng cung nguyên liệu.

“Cơ chế, chính sách hỗ trợ cũng có thể là gián tiếp, thông qua các công cụ nhằm khuyến khích mở rộng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa mặt hàng này, bao gồm ưu đãi về giá điện sử dụng viên nén, ưu đãi đối với các doanh nghiệp chuyển đổi từ nguyên liệu phát thải cao sang sử dụng viên nén. Thực hiện hiệu quả các cơ chế chính sách dành riêng cho ngành viên nén sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy ngành phát triển bền vững trong tương lai”, ông Phúc nhấn mạnh.

Việt Nam là thị trường cung cấp quả chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc Việt Nam là thị trường cung cấp quả chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc
Xuất khẩu cà phê được kỳ vọng sẽ phá kỷ lục về giá trị trong năm 2023 Xuất khẩu cà phê được kỳ vọng sẽ phá kỷ lục về giá trị trong năm 2023
Xuất khẩu cua ghẹ có xu hướng phục hồi vào nửa cuối năm 2023 Xuất khẩu cua ghẹ có xu hướng phục hồi vào nửa cuối năm 2023
Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam vào Trung Quốc đạt gần 2 tỉ USD Xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam vào Trung Quốc đạt gần 2 tỉ USD
Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam có xu hướng tăng trở lại Xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam có xu hướng tăng trở lại
Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ vượt 100 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Hoa Kỳ vượt 100 tỷ USD
Nguồn lúa Thu Đông còn ít, doanh nghiệp khó mua Nguồn lúa Thu Đông còn ít, doanh nghiệp khó mua
Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ đạt mức cao nhất trong 1 năm qua Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ đạt mức cao nhất trong 1 năm qua
Thanh Bình

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bưởi Việt Nam rộng cửa xuất khẩu: Cơ hội vàng từ Australia và Hàn Quốc

Bưởi Việt Nam rộng cửa xuất khẩu: Cơ hội vàng từ Australia và Hàn Quốc

Ngành bưởi Việt Nam đón tín hiệu tích cực khi Australia và Hàn Quốc chính thức mở cửa nhập khẩu bưởi tươi, mở ra cơ hội nâng cao giá trị và giải bài toán dư thừa trong nước cho các giống bưởi chất lượng cao như Da Xanh, Năm Roi, Diễn.
Việt Nam xuất siêu 3,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Việt Nam xuất siêu 3,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Thống kê 4 tháng đầu năm 2025, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam không chỉ ghi nhận mức tăng trưởng hai con số ở cả hai chiều mà còn thể hiện rõ sự dịch chuyển trong cấu trúc cán cân thương mại. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 136,55 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 140,34 tỷ USD, xuất siêu 3,79 tỷ USD.
Tăng tốc đầu tư xanh: Cơ hội vượt lên trong bối cảnh biến động

Tăng tốc đầu tư xanh: Cơ hội vượt lên trong bối cảnh biến động

Trong bối cảnh thời gian hành động cho mục tiêu khí hậu toàn cầu đang rút ngắn, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối mặt với một bài toán kép: vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa phải chuyển đổi nhanh chóng sang mô hình phát triển xanh. Đầu tư xanh, với tiềm năng lớn và dòng vốn đang tăng tốc, được kỳ vọng là chìa khóa giải bài toán này – nhưng chỉ hiệu quả nếu đi kèm hành động phối hợp và tầm nhìn dài hạn.
4 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

4 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Ngày 6/5, Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2025.
Chỉ số PCI đứng thứ 21, Thanh Hóa tăng 9 bậc so với năm 2023

Chỉ số PCI đứng thứ 21, Thanh Hóa tăng 9 bậc so với năm 2023

Ngày 6/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức lễ công bố Chỉ số PCI 2024.
Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân: Mở ra kỷ nguyên đột phá cho nền kinh tế Việt Nam

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân: Mở ra kỷ nguyên đột phá cho nền kinh tế Việt Nam

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của nghị quyết là đến năm 2030, sẽ có 2 triệu doanh nghiệp tư nhân hoạt động, đóng góp từ 55-58% GDP của cả nước, đồng thời tạo ra hàng triệu việc làm và góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia. Nghị quyết này không chỉ là một công cụ thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân mà còn là nền tảng để tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững và hiện đại.
Tận dụng “90 ngày vàng”, doanh nghiệp Việt tăng tốc xuất khẩu sang Mỹ

Tận dụng “90 ngày vàng”, doanh nghiệp Việt tăng tốc xuất khẩu sang Mỹ

Tận dụng 90 ngày Mỹ tạm dừng kế hoạch áp thuế đối ứng, nhiều doanh nghiệp tức tốc đưa hàng sang Mỹ, đồng thời chủ động lên kịch bản ứng phó nếu mức thuế quan cao được áp dụng, trong đó có việc tìm kiếm thị trường mới.
Xuất khẩu sầu riêng, trái cây sang Trung Quốc giảm mạnh

Xuất khẩu sầu riêng, trái cây sang Trung Quốc giảm mạnh

Tính tới ngày 21/4, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 453 triệu USD, giảm 5,3% so với tháng trước và giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm 2024. Ước sơ bộ 4 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả đạt 1,6 tỷ USD, giảm hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lạng Sơn: Cặp cửa khẩu Cốc Nam-Lũng Nghịu nghỉ lễ từ ngày 1-5/5

Lạng Sơn: Cặp cửa khẩu Cốc Nam-Lũng Nghịu nghỉ lễ từ ngày 1-5/5

Cặp cửa khẩu Cốc Nam-Lũng Nghịu nghỉ lễ từ ngày 1-5/5, các cặp cửa khẩu Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan, Tân Thanh-Pò Chài, Chi Ma-Ái Điểm vẫn thực hiện thông quan bình thường.
Quý I/2025, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 22%

Quý I/2025, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 22%

Trong quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 31,4 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu đạt 4,1 tỷ USD, tăng 21%.
Mỹ mời Việt Nam sang họp khởi động đàm phán trong tuần này

Mỹ mời Việt Nam sang họp khởi động đàm phán trong tuần này

Đây là thông tin được ông Đỗ Ngọc Hưng, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, cho biết tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Công Thương tổ chức chiều 28/4.
Cơ hội xuất khẩu hàng tỉ USD mặt hàng yến thô sang Trung Quốc

Cơ hội xuất khẩu hàng tỉ USD mặt hàng yến thô sang Trung Quốc

Với sản lượng tổ yến (yến sào) của Việt Nam khoảng 150-200 tấn/năm, Việt Nam đang có cơ hội xuất khẩu hàng tỉ USD mặt hàng yến chính ngạch sang Trung Quốc.
Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước

Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, đặc biệt là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, việc củng cố và phát triển thị trường trong nước trở thành nhiệm vụ cấp thiết đối với Việt Nam.
Việt Nam vươn lên Top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore

Việt Nam vươn lên Top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore

Việt Nam là đối tác cung ứng thủy sản thứ 4 tại thị trường Singapore và hiện đang chiếm được thị phần cao nhất đối với nhóm phi-lê cá và thịt cá ướp lạnh/cấp đông.
Mỹ bất ngờ tuyên bố có thể áp thuế đối ứng sớm hơn thời hạn 90 ngày

Mỹ bất ngờ tuyên bố có thể áp thuế đối ứng sớm hơn thời hạn 90 ngày

Trong bài phát biểu mới đây nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có thể sẽ không cần chờ tới thời hạn 90 ngày, mà có thể sẽ áp trở lại các mức thuế quan "có đi có lại" với một số quốc gia chỉ trong vòng 2-3 tuần tới.
Kazakhastan có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt

Kazakhastan có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt

“Người tiêu dùng Kazakhastan có nhu cầu lớn với trà, cà phê, do đó Kazakhastan mong muốn nhập khẩu các sản phẩm này từ Việt Nam”, Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh tiết lộ.
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Chính phủ Ấn Độ vừa công bố áp dụng thuế tự vệ tạm thời 12% trong vòng 200 ngày đối với 5 loại sản phẩm thép phẳng.
Ngành điều Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu mới trước thách thức thuế quan

Ngành điều Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu mới trước thách thức thuế quan

Gần 10 năm qua, Mỹ luôn là thị trường số 1 của ngành điều Việt Nam, chiếm khoảng 25-27% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, ngành điều muốn hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu trên 4,5 tỷ USD năm nay trước thách thức thuế quan phải tập trung vào ba trụ cột chính.
Mở rộng thị trường xuất khẩu giúp cá ngừ Việt Nam đứng vững trước “cơn sóng” thuế quan từ Mỹ

Mở rộng thị trường xuất khẩu giúp cá ngừ Việt Nam đứng vững trước “cơn sóng” thuế quan từ Mỹ

Trước sức ép từ rào cản thuế quan và chính sách thương mại mới từ phía Mỹ, cá ngừ Việt Nam cần tích cực chủ động mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác như Trung Đông, châu Á..., để tránh phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ.
Xuất khẩu cá tra giữ đà tăng trưởng trước thách thức

Xuất khẩu cá tra giữ đà tăng trưởng trước thách thức

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 3/2025 xuất khẩu cá tra sang các thị trường tiếp tục tăng trưởng dương 16%, đạt 182 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu cá tra quý I/2025 đạt hơn 465 triệu USD, tăng 13% so với quý I/2024.
Nghệ An: Quyết liệt các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Nghệ An: Quyết liệt các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến đề nghị tỉnh Nghệ An tiếp tục chỉ đạo, quyết liệt các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn tỉnh
OMODA C3: mở ra kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo và thiết kế tương lai

OMODA C3: mở ra kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo và thiết kế tương lai

Ngày 26/4/2025, OMODA & JAECOO sẽ chính thức ra mắt một biểu tượng mới – OMODA C3, mẫu xe crossover đầu tiên mang phong cách “energy mecha” – đánh dấu sự khởi đầu cho một kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo và thiết kế tương lai trong ngành ô tô toàn cầu.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% tới hết năm 2026 với nhiều hàng hoá

Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% tới hết năm 2026 với nhiều hàng hoá

Sáng 23/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.
Giải pháp nào kích cầu tiêu dùng nội địa?

Giải pháp nào kích cầu tiêu dùng nội địa?

Để kích cầu tiêu dùng nội địa, các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp cần nhanh chóng thích nghi với xu hướng mua sắm online và nhu cầu về sản phẩm xanh, có nguồn gốc rõ ràng.
Đề xuất lùi tăng thuế tiêu thụ với bia, rượu sang năm 2027

Đề xuất lùi tăng thuế tiêu thụ với bia, rượu sang năm 2027

Bộ Tài chính đề xuất lùi thời gian áp dụng Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với mặt hàng bia, rượu vào năm 2027 thay vì năm 2026 so với trước đây.
Nỗi lo "sầu riêng" thành "sầu chung" đang hiện hữu

Nỗi lo "sầu riêng" thành "sầu chung" đang hiện hữu

Thời gian gần đây, giá sầu riêng liên tục giảm sâu khiến người trồng lo lắng, nỗi lo "sầu riêng" thành "sầu chung" đang hiện hữu nhất là vụ thu hoạch đang đến gần.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động