Xuất khẩu nông, thuỷ sản qua cửa khẩu Móng Cái vượt mốc 1 tỷ USD Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn cán đích hàng tỷ USD sau 10 tháng Xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt gần 50 tỷ USD |
Xuất khẩu mực, bạch tuộc tăng trưởng dương
Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc, Trung Quốc tăng trưởng tốt |
Báo cáo mới công bố của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) cho biết, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam tính tới 15/10/2023 đạt hơn 504 triệu USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong quý III/2023, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang 2 thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc đã ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng 8 và 9. Dự kiến, trong quý cuối năm 2023, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang 2 thị trường này vẫn tiếp tục đạt được những kết quả tích cực hơn so với thời điểm trước đó.
9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đạt hơn 173 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2022. Hàn Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam, chiếm 36,4% tổng giá trị xuất khẩu.
Bạch tuộc là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc trong 9 tháng đầu năm nay, chiếm tỉ trọng 71,8%, mực chiếm 28,2%. Trong đó nhiều nhất là các sản phẩm bạch tuộc khô/muối/sống/tươi/đông lạnh chiếm tới 68% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm mực, bạch tuộc. Bạch tuộc chế biến ghi nhận kết quả xuất khẩu tốt với mức tăng trưởng tốt nhất 36% trong 3 quý đầu năm 2023.
VASEP cho biết, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2023, chiếm tỉ trọng 10,2%. Xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt 51 triệu USD, giảm 11% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Trung Quốc trong quý III/2023 đạt 24 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ. Sau 2 quý đi lùi, đến quý 3, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang thị trường này ghi nhận tăng trưởng dương 11%.
VASEP cũng cho biết thêm, các sản phẩm mực tiếp tục là nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc, chiếm 87%, bạch tuộc chỉ chiếm 13% tổng xuất khẩu nhuyễn thể chân đầu sang thị trường này.
9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu bạch tuộc sang Trung Quốc tăng trưởng tốt 77% trong khi xuất khẩu mực giảm 18%. Giá trị xuất khẩu bạch tuộc khô/muối/sống/tươi/đông lạnh sang Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất 103%, xuất khẩu bạch tuộc chế biến tăng 16%. Giá trị xuất khẩu mực sống/tươi/đông lạnh cũng tăng 23% trong khi xuất khẩu mực chế biến và mực khô, nướng đều giảm 24%.
Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn cán đích hàng tỷ USD sau 10 tháng
Xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn cán đích hàng tỷ USD sau 10 tháng. |
Thống kê sơ bộ từ Tổng cục Hải quan, 10 tháng năm 2023, Việt Nam xuất khẩu gần 2,4 triệu tấn sắn và sản phẩm sắn, thu về gần 1,03 tỷ USD. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu mặt hàng này giảm 6,4% về lượng và giảm 8,8% về giá trị.
Tính đến hết tháng 10 năm nay, sắn và sản phẩm sắn là 1 trong 9 mặt hàng (thủy sản (7,44 tỷ USD), rau quả (4,82 tỷ USD), cao su (2,37 tỷ USD), hạt điều (2,95 tỷ USD), cà phê (3,29 tỷ USD), gạo (3.95 tỷ USD), gỗ và lâm sản (10,91 tỷ USD), thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (1,01 tỷ USD)) lọt vào “câu lạc bộ xuất khẩu tỷ USD” của ngành nông nghiệp.
Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc vẫn là khách hàng lớn nhất. Trong 10 tháng qua, Trung Quốc chi 929,6 triệu USD để mua gần 2,2 triệu tấn sắn và sản phẩm sắn, chiếm 90,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này của Việt Nam. Trong số các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc, sắn và sản phẩm sắn xếp thứ 5 về giá trị, đứng sau rau quả, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản.
Theo Hiệp hội Sắn Việt Nam, các nhà máy Việt Nam đang chào bán tinh bột sắn với mức giá trong khoảng 545 - 560 USD/tấn, tại cảng TP. Hồ Chí Minh. Giá tinh bột sắn giao tại Móng Cái và Lạng Sơn ở mức 4.300 - 4.500 CNY/tấn (khoảng 320 USD/tấn). Giá xuất khẩu sắt lát sang thị trường Trung Quốc khoảng 285 USD/tấn, giao tại cảng Quy Nhơn.
Từ giữa tháng 10/2023, một số nhà máy sản xuất tinh bột sắn phía Bắc đã bắt đầu sản xuất trở lại, lượng cung tinh bột sắn tăng. Song, giao dịch mua hàng từ phía khách hàng Trung Quốc có xu hướng chậm lại để gây áp lực giảm giá do nguồn cung hàng vụ mới của Việt Nam có nhiều hơn. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu sắn củ tươi vẫn trong tình trạng thiếu hụt và giá thậm chí còn tăng tại khu vực phía Bắc.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 10 thu về hơn 1,28 tỷ USD
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 10 thu về hơn 1,28 tỷ USD. |
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 10 đã thu về hơn 1,28 tỷ USD, tăng mạnh 12,9% so với tháng trước đó. Tính chung trong 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 10,9 tỷ USD, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2022.
Về trị trường, Mỹ tiếp tục là quốc gia nhập khẩu lớn nhất. Trong 10 tháng đầu năm, Mỹ chi 5,87 tỷ USD nhập khẩu nhóm hàng này từ Việt Nam, giảm 21,6% so với cùng kỳ. Mỹ luôn nằm trong nhóm thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nói riêng và ngành gỗ nói chung. Năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này đạt 8,67 tỷ USD.
Trung Quốc đứng thứ 2 với 1,41 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2022. Nhật Bản là thị trường lớn thứ 3 của ngành gỗ Việt Nam. Tính đến hết tháng 10, Nhật Bản đã chi 1,38 tỷ USD nhập khẩu gỗ từ Việt Nam, giảm 10,3% so với cùng kỳ.
Xuất nhập khẩu đạt gần 62 tỷ USD trong tháng 10
Xuất nhập khẩu hàng hoá có sự khởi sắc trong những tháng cuối năm |
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong tháng 10 đạt gần 62 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 32,25 tỷ USD, tăng 5,1% so với tháng trước.
Tháng 10 có 8 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó có 5 nhóm tăng trưởng dương so với tháng trước. Ấn tượng nhất là giày dép với kim ngạch đạt 1,74 tỷ USD, tăng 30,3%. Tiếp đến là: máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 17,3%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,28 tỷ USD, tăng 12,9%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 4,47 tỷ USD, tăng 9,9%; điện thoại và linh kiện đạt 5,2 tỷ USD, tăng 3,3%.
Các nhóm hàng chủ lực khác là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 5,1 tỷ USD, giảm 6,8%; dệt may đạt 2,57 tỷ USD, giảm nhẹ 0,1%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,17 tỷ USD, giảm 3,5%.
Tính chung hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 291,46 tỷ USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Chiều ngược lại, nhập khẩu trong tháng 10 đạt 29,52 tỷ USD, tăng 3,6% so với tháng trước. Tính chung 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt 266,87 tỷ USD, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính hết tháng 10, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 558,33 tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư 24,59 tỷ USD.
Xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt gần 50 tỷ USD
10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 49,5 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022. |
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 49,5 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022, tương đương mức tăng 2,3 tỷ USD. Việt Nam nhập hàng hóa nguyên liệu từ Trung Quốc đạt 89,74 tỷ USD, giảm 10,2% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch thương mại 2 chiều sau 10 tháng đạt 139,3 tỷ USD.
"Việt Nam đã thực hiện tốt các giải pháp về xuất khẩu sang các nước có chung đường biên giới, hàng hóa cơ bản không bị ách tắc, kể cả lúc cao điểm thời vụ, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, đây là thị trường xuất khẩu duy nhất trong số các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đạt mức tăng trưởng dương (tăng 5%)", Báo cáo của Bộ Công thương đánh giá.
Dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu (số liệu 9 tháng) 3 là nhóm mặt hàng hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt hơn 10,8 tỷ USD, chiếm 25,4% tỷ trọng xuất khẩu; tiếp đến là nhóm mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 9,9 tỷ USD, tăng 12,1% chiếm 23,3% tỷ trọng xuất khẩu.
Những nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng so với cùng kỳ năm trước, gồm: Hàng rau quả tăng 160,3%; gạo tăng 55,2%; hạt điều tăng 42,3%; giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 76,8%; xăng dầu tăng 24,2%; than các loại tăng 160,8%.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chủ lực của nhiều ngành hàng xuất khẩu của nước ta. Vì vậy, việc nước Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại từ đầu năm 2023 đã mang lại kỳ vọng lớn cho các doanh nghiệp, ngành hàng, nhất là rau quả, thủy sản, xơ sợi, xi măng, cao su, thép, dệt may, gạo