Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc giảm mạnh trong 8 tháng đầu năm 2023 Việt Nam Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ đạt 150 triệu USD Nhiều thị trường xuất khẩu tôm tăng trưởng dương |
![]() |
Xuất khẩu tôm năm 2023 dự kiến sẽ thu về 3,6 tỷ USD |
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), hàng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40 - 45% tổng giá trị xuất khẩu (XK) thủy sản, tương đương 3,5 - 4 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2023, tôm là một trong hai mặt hàng chủ lực của ngành thủy sản có dấu hiệu khởi sắc rõ rệt trong một vài tháng gần đây.
Cụ thể, hoạt động XK tôm trong quý III/2023 ghi nhận doanh số cao hơn so với những tháng đầu năm nhờ nhu cầu tăng trở lại ở các thị trường lớn.
Tính đến hết tháng 9/2023, XK tôm đạt 2,55 tỷ USD. Trong đó, XK sang Mỹ và Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng dương trong 2 tháng trở lại đây. Bên cạnh đó, một số thị trường chính trong khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương như Nhật Bản, Australia, Canada đang tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa cho biết, XK tôm Việt Nam trong tháng 9/2023 nhìn thấy tín hiệu tích cực từ các thị trường như Mỹ, Australia, Canada, Bỉ, Đài Loan với mức tăng trưởng dương từ 1% - 54%. Các thị trường lớn còn lại như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn ghi nhận tăng trưởng âm từ 10% - 26%, tuy nhiên mức giảm đã thấp hơn so với những tháng trước đó.
Đặc biệt, Mỹ được coi là thị trường có xu hướng tích cực về nhập khẩu tôm từ Việt Nam, khi XK tôm sang thị trường này tiếp tục tăng trưởng dương trong tháng 9, đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp tăng trưởng dương. XK tôm sang Mỹ trong tháng 9/2023 ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất so với 2 tháng trước đó với mức tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, 9 tháng đầu năm, XK tôm sang Mỹ đạt 520 triệu USD, giảm 23%.
Như vậy, với những tín hiệu tích cực hơn từ các thị trường như Mỹ, Canada, Australia, nhu cầu tôm chế biến sâu có xu hướng tăng vào dịp lễ cuối năm, XK tôm Việt Nam trong những tháng cuối năm nay tiếp tục thu hẹp mức giảm và ghi nhận kết quả tích cực hơn nửa đầu năm.
Theo VASEP, năm 2023, XK tôm dự kiến đạt 3,6 tỷ USD và XK các mặt hàng hải sản khác đạt khoảng 3,5 tỷ USD. VASEP cho rằng, điều cần làm ngay bây giờ của ngành thủy sản là nắm bắt, bám sát tình hình thị trường, trên cơ sở đó giúp người nuôi duy trì sản xuất, duy trì nguyên liệu, đồng thời kiểm soát tốt dịch bệnh.
Đặc biệt, tích cực gỡ “thẻ vàng IUU” của Ủy ban Châu Âu, nếu thành công trong những tháng cuối năm nay sẽ là bệ phóng cho sự tăng trưởng của ngành thủy sản thời gian tới.
![]() |
Tôm sú là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành tôm |
Bên cạnh những thuận lợi thì tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp vẫn còn không ít khó khăn. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, bên cạnh những thách thức nội tại như hoạt động nhỏ, tự phát; tỉ lệ nuôi thành công thấp, giá thành cao; tôm giống chất lượng chưa cao, còn do các yếu tố khách quan như tình hình lạm phát ảnh hưởng đến chi phí đầu vào tăng, đồng Euro mất giá, nhu cầu tiêu thụ trên thế giới giảm, cộng thêm tình hình chiến sự Nga - Ukraine kéo dài… đã làm ảnh hưởng đến xuất khẩu.
“Vào những tháng cao điểm xuất khẩu cuối năm, nhu cầu thị trường thế giới có thể có biến động khó dự đoán do lạm phát, cạnh tranh về giá với các nước xuất khẩu khác…”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu đánh giá.
Xuất khẩu tôm 9 tháng đầu năm 2023 vào thị trường EU chiếm hơn 11% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam.
Ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khuyến nghị, thời gian tới, các doanh nghiệp phải tăng cường các sản phẩm thế mạnh như: sản phẩm hữu cơ, bền vững, giá trị gia tăng; có biện pháp bán hàng và thanh toán phù hợp; đồng thời, tận dụng triệt để các lợi thế từ Hiệp định EVFTA để nâng sức cạnh tranh để xuất khẩu vào thị trường này.
Thị trường Trung Quốc hiện đang chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam. Để gia tăng kim ngạch xuất khẩu tôm vào thị trường này, ông Trương Đình Hòe khuyến nghị, các doanh nghiệp cần phải linh động với hình thức xuất khẩu, lựa chọn cách thức thanh toán phù hợp. Đồng thời, cập nhật các chính sách nhập khẩu của Trung ương và địa phương. Đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm thế mạnh như tôm sú. Bên cạnh đó, tận dụng lợi thế địa lý đẩy mạnh xuất khẩu tôm Việt Nam vào Trung Quốc.
“Để xuất khẩu tôm cả nước đạt 3,6 tỉ USD trong năm 2023, trong những tháng cuối năm, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm lợi thế là tôm sú. Đồng thời tăng cường xuất khẩu vào Trung Quốc, tăng cường xuất các sản phẩm tôm có giá trị gia tăng vào thị trường EU, tận dụng lợi thế từ Hiệp định EVFTA để tăng sức cạnh tranh…”, ông Trương Đình Hòe nhấn mạnh.
Điều quan trọng bây giờ các doanh nghiệp ngành tôm Việt Nam cần tập trung vào tôm chất lượng cao với chi phí thấp. Các doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm cơ hội thị trường trong nước để hỗ trợ ngành tôm Việt vượt qua khó khăn.
Hiện nay, mặt hàng tôm của Việt Nam đã được xuất khẩu đến khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 5 thị trường lớn gồm: châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Việt Nam đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ 2 thế giới, với giá trị xuất khẩu chiếm 13 - 14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới. |
![]() |
![]() |
![]() |