Phú Thọ: Đặc sản Thịt chua Đu Đủ nức tiếng hút khách du lịch Hạt tiêu Chư Sê – đặc sản nổi tiếng ở vùng đất đỏ Tây Nguyên Sức hút từ gạo Ông Cua ST25 với các nhà nhập khẩu quốc tế |
Trám đen- từ loại quả quê mùa đến đặc sản nhiều người yêu thích |
Trám đen là cây thân mộc, thuộc loại cây lưu niên có thể sống trên một trăm năm, Cây trám ra hoa vào tháng Hai, quả chín vào tháng Bảy; khi chín quả có màu đen bóng, cùi màu vàng, hạt trám nhọn hai đầu, nhân trám trắng ngần. Quả trám đen có vị thơm, bùi rất hấp dẫn.
Trám đen trước khi ăn phải om cho mềm. Nước om trám đun vừa tới độ sủi tăm (khoảng 70oC), cho trám vào và đậy vung kín, 20 phút vớt ra, để ráo, bổ dọc quả, bỏ hạt. Thứ quả này nếu ngâm trong nước càng nóng, càng lâu thì càng rắn; Trám chín đúng độ là cùi của nó không rắn, không nát, dùng dao nhỏ có thể dễ dàng tách thịt trám khỏi hạt, khi ăn chấm muối vừng, tương gạo hoặc nước thịt kho tàu, rất bùi.
Từ quả trám người dân làng Vân Xuyên, xã hoàng Vân đã chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: Xôi nhân trám, trám kho thịt…, trong đó món gỏi trám và món nham đã trở thành đặc sản.
Nguyên liệu chính để làm món nham gồm có trám nấu bỏ hạt lấy cùi, thịt ba chỉ áp chảo thái chỉ, thịt cá chép rán giòn. Ba thứ đó theo tỉ lệ 2:1:1, đem trộn với gia vị như lạc rang, quả núc nác nướng thái sợi, rau thơm, khế chua, nêm mắm muối vừa đủ ăn kèm với bánh đa hoặc bánh tráng ta được món ăn dân dã, lạ miệng.
Ngoài ra, người dân nơi đây còn làm món trám đen ngâm tương: Mua trám về, rửa sạch vớt ra để ráo, bỏ vào một cái âu tráng men có nắp hay cái hũ sành dầy có nắp. Bỏ vào thìa muối hầm và cho nước nóng sôi và để nguội 85oC rồi đổ ngập trám, đậy nắp, vài tiếng sau là ăn được. Nếu muốn làm trám ngâm tương thì bóc nhẹ món trám muối ra, rồi đem phơi vài nắng cho quắt lại ... rồi mới đem dầm trong nước tương.
Vị của trám khi nấu ngấm vào các món ăn không còn vị chát, giảm vị chua của trám, miếng trám mang lại vị chua ngọt, béo bùi, ăn mãi không chán. Trong Đông y, trám còn là vị thuốc trị nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh đường hô hấp như ho, mất ngủ, sốt cao, khô môi, khát nước. Cùi trám chứa đạm, béo, đường, vitamin, đặc biệt là vitamin C, B1, PP; chất xơ; các chất khoáng như canxi, sắt, kẽm, phot pho, kali, magie...
Mâm cỗ được chế biến từ trám đen |
Đặc biệt, từ trám đen còn có thể chế biến thành món ăn là nham trám. Với các nguyên liệu đa dạng như trám đen, cá chép, thịt ba chỉ, rau thơm... món nham đã trở thành đặc sản nổi tiếng khắp vùng Hiệp Hòa, Bắc Giang. Món nham ngon, đặc biệt nhờ hương vị trám thơm, bùi, ngậy.
Do sự hấp dẫn của trám đen Vân Xuyên nên đã thu hút nhiều tư thương buôn trám đen ở nơi khác về đây mua, khi vào mùa thu hoạch trám luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. Cả xã Hoàng Vân có gần 3.000 cây trám, trong đó có 100 cây cổ thụ trên 100 năm tuổi và hơn 200 cây từ 70 - 100 năm tuổi. Riêng thôn Vân Xuyên đã trồng hơn 1.000 cây trám đen. Hàng năm, Hoàng Vân cung cấp ra thị trường 50 - 60 tấn trám tươi. Trồng trám cho hiệu quả kinh tế cao, cây từ 7 - 10 năm tuổi cho thu 2 - 3 tạ trái/năm.
Quả trám đen ở xã Hoàng Vân (Hiệp Hoà, Bắc Giang) được thương lái khắp nơi lùng mua với giá từ 120-130 nghìn đồng/kg tại gốc. Nhờ vậy, những hộ trồng trám nơi đây có thể cho thu về hàng chục triệu đồng/vụ nhờ bán quả trám.
Ông Tục, một lão nông ở xã Hoàng Vân cho hay, trước cây, quả trám đen chỉ được trồng làm bóng mát, lấy gỗ và lấy quả phục vụ nhu cầu trong gia đình chứ ít người mua vì ít người biết ăn loại quả này.
Tuy nhiên, khoảng 10 năm trở lại đây, ngày càng nhiều người biết đến và yêu thích loại quả này. Quả trám từ đó được chế biến thành sản phẩm đóng hộp, dán tem, nhãn và đưa vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng thực phẩm trên toàn quốc. Vì thế, cứ đến mùa trám là thương lái đổ về, có đến đâu mua hết đến đó.
Giải thích nguyên nhân quả trám đen nhiều năm nay luôn có giá cao, ông Tục cho rằng, để trồng một cây trám từ khi gieo hạt đến khi cho thu hoạch quả ổn định phải mất khoảng 10 năm. Trong khi đó, nhu cầu của thị trường ngày càng cao, cung không đủ cầu.
Nhằm bảo tồn loài gen quý, tạo sản phẩm đặc trưng của huyện, Viện Cải thiện giống và phát triển cây lâm sản Việt Nam đã giúp huyện Hiệp Hòa xây dựng Dự án ghép mắt nhân rộng 3ha trám đen tại thôn Vân Xuyên, xã Hoàng Vân. Qua đó đã chọn được 40 cây trám đầu dòng là những cây trám ngon, năng suất ổn định, triển khai ghép mắt và trồng. Đến nay đã trồng được hơn 3ha.
Mỗi cây trám ghép được Viện hỗ trợ 200 nghìn đồng, trong đó người dân tham gia được nhận 17 nghìn đồng/cây công trồng- chăm sóc, 30 nghìn đồng/mắt ghép và hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc… Qua đây góp phần bảo tồn loài gen quý, tạo sản phẩm đặc trưng của huyện.
Tỏi cô đơn Phù Yên: Đặc sản “trứ danh” vùng đất Sơn La |
Ẩm thức Huế: Độc lạ thức uống có nhân thịt lợn |
Đồng Cao (Bắc Giang): Điểm du lịch lý tưởng |