Phú Thọ: Đặc sản Thịt chua Đu Đủ nức tiếng hút khách du lịch

Tân Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, nơi đây vốn là vùng đất đa dạng về truyền thống dân tộc với nền văn hóa đặc sắc và ẩm thực phong phú.

Đến với Tân Sơn du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm du lịch đồi chè Long Cốc, Vườn Quốc gia Xuân Sơn và thưởng thức những món ngon dân dã đậm đà bản sắc như như lợn lửng, gà chín cựa, cá suối, cua đá, vịt nhồi lam, xôi ngũ sắc, măng luộc, rau sắng, rau rừng đồ, rau rớn nộm hoặc xào,... Nhưng sẽ là thiếu sót nếu du khách không thử thưởng thức món Thịt chua Đu Đủ - món ăn dân dã của người dân xứ Mường huyện Tân Sơn.

Đặc sản Thịt chua Đu Đủ nức tiếng hút khách du lịch tại Tân Sơn Phú Thọ

Thịt chua Đu Đủ - món ăn dân dã của người dân xứ Mường huyện Tân Sơn.

Ẩm thực của đồng bào Mường khá phong phú, trong đó có món thịt chua được bà con lưu truyền từ xưa đến nay. Thịt chua không chỉ là món ăn bình dị, mà còn trở thành đặc sản của đồng bào Mường được nhiều thực khách ưa chuộng.

Thịt chua từ lâu nay đã được rất nhiều du khách thập phương biết đến là đặc sản của vùng đất Thanh Sơn, Tân Sơn. Đặc biệt người Mường ở Xã Tân Phú, huyện Tân Sơn từ xưa đã biết sáng tạo chế biến món Thịt chua Đu Đủ với nguyên liệu giống món thịt chua, thêm đu đủ xanh trở thành món ngon lạ miệng.

Thịt chua Đu Đủ hay còn được gọi là món thịt dưa, món ăn được nhiều người ưa chuộng và được người dân địa phương sử dụng trong mỗi dịp lễ Tết, hoặc để tiếp đãi khách đến chơi nhà.

Là người có 20 năm kinh nghiệm trong cách chế biến Thịt chua Đu Đủ, cô Hoàng Thị Sáu, người Mường ở xóm Nà Đồng, xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ chia sẻ: “Muốn thịt chua ngon, thơm, nguyên liệu phải chọn lọc thật kỹ càng. Thịt chua Đu Đủ phải được chế biến từ thịt lợn lửng thả tự nhiên, đảm bảo độ săn chắc và thơm ngon”

Đặc sản Thịt chua Đu Đủ nức tiếng hút khách du lịch tại Tân Sơn Phú Thọ

Cô Hoàng Thị Sáu – Người có 20 năm kinh nghiệm trong chế biến Thịt chua Đu Đủ.

Theo cô Sáu, phần thịt để làm món ăn này là thịt ba chỉ, mông sấn hoặc nạc vai, sau khi sơ chế, thái thịt thành những miếng mỏng để ướp gia vị. Một nguyên liệu khá quan trọng và là yếu tố quyết định sự thơm ngon của thịt chua đó là Thính gạo. Thính gạo rang phải đảm bảo chín đều, không cháy, thơm ngon và có màu vàng hấp dẫn. Thêm nữa, thành phần không thể thiếu tạo nên món ăn hấp dẫn này đó chính là Đu Đủ.

Đu Đủ được chọn là những quả xanh, cạo sạch vỏ, rửa sạch cho hết nhựa, bào thành sợi mỏng nhào sợi đu đủ với muối cho sợi mềm, đưa vào khuôn ép hết nước rồi mới trộn cùng thịt lợn và thính gạo. Thịt, thính và sợi Đu Đủ sau khi đã ngấm gia vị sẽ được trộn đều với nhau, rồi sau đó nén thật chặt trong hộp, đóng nắp lại và bảo quản ở nhiệt độ thoáng mát.

Để sản xuất thịt chua với số lượng lớn, ống nứa đã được thay thế bằng lọ nhựa sạch PP nắp kín nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên hương vị truyền thống. “Nếu như ngày xưa, hỗn hợp gồm thịt, thính và sợi đu đủ khi đã ngấm gia vị được nén vào ống nứa khô có lót lá ổi, bọc kín đầu bằng lá chuối hoặc lá dong sạch. Tuy nhiên, ngày nay, do nhu cầu sản xuất thịt chua với số lượng lớn, ống nứa đã được thay thế bằng lọ nhựa sạch PP nắp kín. Tùy theo điều kiện thời tiết, sau thời gian 3-5 ngày, thịt sẽ tự lên men và có thể ăn được” Cô Sáu cho hay.

Đặc sản Thịt chua Đu Đủ nức tiếng hút khách du lịch tại Tân Sơn Phú Thọ
Món Thịt chua Đu Đủ trong mâm cỗ lá người Mường

Thịt chua đu đủ ăn kèm với lá sung, lá mơ, lá ổi, lá nhội, đinh lăng và chấm kèm với tương ớt thì hết nước chấm.… Tất cả tạo ra hương vị thơm ngon đặc trưng riêng, không phải nơi đâu cũng có đúng vị chuẩn của Phú Thọ. Thực khách bị hấp dẫn dẫn bởi vị ngọt của thịt, mùi thơm ngậy của thính quyện cùng sợi Đu Đủ giòn dai khó cưỡng.

Có thể nói mỗi vùng đất, mỗi dân tộc, mỗi tỉnh có một đặc sản riêng. Mang tầm nhìn văn hóa đối với vùng đó, dân tộc đó. Cũng vì vậy mà khi đến từng nơi mọi người thường hay thưởng thức đặc sản ở đó và mua về làm quà cho gia đình cho bạn bè. Nếu có dịp ghé thăm miền núi Tân Sơn, du khách đừng bỏ qua món đặc sản Thịt chua Đu Đủ vô cùng hấp dẫn này nhé, chắc chắn sẽ làm cho du khách bị cuốn hút bởi hương vị đặc biệt của nó.

Liên hệ: Cơ sở sản xuất Thịt chua Đu Đủ Sáu Nhàn

Địa chỉ: Xóm Nà Đồng, xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Điện thoại: 0973793721

Hà Dung

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bắc Giang: Ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ 11

Bắc Giang: Ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ 11

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn gắn liền kỹ thuật sáng tạo, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông tỉnh lần thứ 11, năm 2024 - 2025.
Bảo hộ thương hiệu: Giấy thông hành để  nông sản Việt vươn xa

Bảo hộ thương hiệu: Giấy thông hành để nông sản Việt vươn xa

Không thể xem nhẹ việc đăng ký bảo hộ thương hiệu nông sản bởi điều này không chỉ làm lợi cho nông dân, doanh nghiệp mà còn góp phần nâng cao giá trị và thương hiệu nông sản Việt trên trường quốc tế.
Bình Phước có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng, kỳ vọng “mở cửa lớn” vào thị trường Trung Quốc

Bình Phước có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng, kỳ vọng “mở cửa lớn” vào thị trường Trung Quốc

Tỉnh Bình Phước vừa có thêm 27 mã số vùng trồng sầu riêng được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp phép, nâng tổng số mã vùng trồng của tỉnh lên 65, đây là tiền đề để sầu riêng Bình Phước bước ra biển lớn.
Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần?

Cách nào để chè Việt mở rộng miếng bánh thị phần?

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chè ước đạt 20 nghìn tấn, trị giá 35 triệu USD, tăng 50,9% về lượng và tăng 53,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Theo các chuyên gia, thời gian tới ngành chè cần đầu tư chế biến sâu, nâng cao chất lượng để mở rộng miếng bánh thị phần.
Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Đạt giải gạo ngon nhất thế giới, luôn giữ vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu…, song thương hiệu gạo Việt vẫn rất mờ nhạt tại hầu hết các thị trường trên thế giới. Việc xây dựng được thương hiệu sẽ giúp cho hạt gạo Việt có cơ hội vào các thị trường lớn.
Thêm 26 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thêm 26 di sản được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa ban hành quyết định ghi danh thêm 26 di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đợt này. Trong đó, Hà Nội có số lượng nhiều nhất với 5 di sản.
“Nổi lửa gói bánh, Tết đậm yêu thương”: Chương trình thiện nguyện do Liên minh OKVIP tổ chức

“Nổi lửa gói bánh, Tết đậm yêu thương”: Chương trình thiện nguyện do Liên minh OKVIP tổ chức

Trong không khí se lạnh của những ngày cuối năm, tại xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk, một chương trình đặc biệt và ý nghĩa đã diễn ra. Đó chính là sự kiện "Nổi lửa gói bánh, Tết đậm yêu thương" do Liên minh OKVIP tổ chức, sự kiện đã thu hút sự chú ý của cộng đồng xã hội và tạo nên một ngày hội đáng nhớ.
Hải Dương tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Hải Dương tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Sáng nay 25/2 (tức 16 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tỉnh Hải Dương tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024 và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn là bảo vật quốc gia.
Phú Thọ: Lễ hội đền Du Yến đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Phú Thọ: Lễ hội đền Du Yến đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 23/2, tại xã Chí Tiên, Thanh Ba, Phú Thọ tổ chức lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội đền Du Yến. Tới dự có đại diện lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Bộ Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), UBND tỉnh Phú Thọ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
phu-dien-2
Phiên bản di động