Thông tin chung về cây sâm ba kích
Ba kích hay còn gọi là cây bất điêu thảo, ba cức, diệp liễu thảo. Đây là loài cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được phân bố ở những nơi có khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây được trồng nhiều ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ, chủ yếu là ở Hòa Bình, Lạng Sơn, Phú Thọ, Quảng Ninh.
Vườn ươm cây giống ba kích
Đặc điểm của cây ba kích
Cây ba kích là một loài cây thân thảo và sống rất lâu năm, mọc theo dạng leo, quấn. Loài cây này có những đặc điểm như: Thân màu tím, có lông. Lá mọc đối xứng nhau, hình bầu dục và thuôn nhọn, có độ dài khoảng 6 - 14cm và rộng 2,5 - 6 cm. Khi non, lá có màu xanh lục, khi già có màu trắng mốc. Hoa mọc thành từng tán, lúc non màu trắng, sau một thời gian thì ngả vàng. Quả có màu đỏ, hình cầu. Củ hình trụ, đường kính 1 - 2cm và có độ dài không nhất định.
Thành phần của cây ba kích
Cây ba kích chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau, giúp bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh hiệu quả. Theo Tài nguyên Cây thuốc Việt Nam, trong ba kích chứa các thành phần: Rubiadin, Gentianine, Choline.
Sắt, Trigonelline, Carpaine, Gitogenin, Kali, Tigogenin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1, Vitamin C, Phytosterol, Natri, Mg, Kẽm, Axit hữu cơ.
Thu hái và sơ chế ba kích
Theo các nhà nghiên cứu, để thu được giá trị dinh dưỡng tốt nhất từ cây ba kích thì nên trồng cây này ít nhất 3 năm, sau đó mới thu hoạch. Thời gian thu hoạch thông thường là vào tháng 10 - tháng 11.
Sau khi rửa sạch rễ (củ) ba kích thì mang đi rửa sạch. Dùng dao nhọn để tách bỏ phần lõi và chỉ lấy phần thịt để làm thuốc hoặc ngâm rượu.
Tác dụng dược lý của cây ba kích
Ba kích từ lâu đã được biết đến là một loại dược liệu quý, có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người
Theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, ba kích có vị cay, ngọt, có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng sức đề kháng, chống viêm. Bên cạnh đó, ba kích còn là loài cây có tính ôn, giúp hạ huyết áp hiệu quả. Ngoài ra, nó còn có công dụng giúp ngủ ngon, tăng cường chức năng hệ xương khớp.
Theo Y học hiện đại
Các nhà nghiên cứu cho biết, ba kích là loài cây chức nhiều thành phần hóa học, giúp tăng cường sức khỏe, giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng cường sinh lý ở nam giới.
Chống viêm: Do chứa chất chống oxy hóa, vitamin C nên ba kích có tác dụng chống viêm rất hiệu quả.
Giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe: Ba kích cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho con người. Đồng thời còn giúp người dung giảm mệt mỏi nhờ thành phần vitamin B1.
Tăng cường sinh lý nam: Đây là công dụng quan trọng nhất của ba kích. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, ba kích chứa hàm lượng anthraglucosid, và các chất vô cơ như sắt, kẽm, đồng, natri, giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý và giảm mãn dục sớm ở nam giới.
Ba kích hỗ trợ điều trị đau lưng, mỏi gối: Đây là loài cây chứa hàm lượng choline cao, có tác dụng chữa đau lưng, mỏi gối, tăng cường chức năng của hệ xương khớp.
Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh lý từ cây ba kích
Trong Đông y ba kích được sử dụng nhiều trong các bài thuốc để điều trị một số bệnh lý
Ba kích là cây thuốc nam được sử dụng nhiều để chữa bệnh trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm, cách dùng loài cây này để chữa bệnh hiệu quả.
Ba kích hỗ trợ trị bệnh liệt dương
Theo Đông y, dùng ba kích thường xuyên sẽ giúp bổ thận tráng dương, trị xuất tinh sớm ở nam giới và giúp nam giới tăng cường sinh lực.
Nguyên liệu: Đẳng sâm, thần khúc, thỏ ty tử, phúc bồn tử, ba kích (các loại đều đã được phơi khô, mỗi loại 60g); 600g củ mài khô; 10g mật ong rừng.
Cách dùng: Mang tất cả các loại thảo dược trên tán mịn. Cho mật ong vào trộn đều, cho vào lọ thủy tinh và dùng dần. Mỗi ngày uống 2 - 3 thìa hỗn hợp trên.
Ba kích hỗ trợ điều trị đau lưng, mỏi gối
Ba kích chứa hàm lượng choline cao nên nó có tác dụng hỗ trợ điều trị đau xương khớp, mỏi gối rất hiệu quả. Đồng thời, nó còn giúp xương dẻo dai hơn.
Nguyên liệu: Đỗ trọng, thỏ ty tử, tỳ giải, nhục thung dung, ba kích (tất cả đều đã phơi khô, mỗi loại 80g); 1 bộ hươu bao tử.
Cách dùng: Nghiền mịn các vị thuốc trên, sau đó cho vào hộp đựng kín rồi dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần pha 6g với nước lọc.
Hỗ trợ điều trị suy nhược nhờ ba kích
Với những người gầy gò, ốm yếu, mất ăn, mất ngủ, dùng ba kích thường xuyên sẽ giúp cải thiện các triệu chứng trên hiệu quả. Chính vì những tác dụng tuyệt vời như vậy mà ba kích thường được sử dụng trong các loại thuốc Đông y và Tây y giúp tăng cân, chữa mất ngủ.
Nguyên liệu: 150g ba kích khô; 250g lá dâu non; 150g mè đen rang thơm; 150g hà thủ ô; 150g ngưu tất; 500g bột rau má; 250g mật ong.
Cách dùng: Các vị trên mang đi hoàn mềm. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên hoàn.
Ba kích trị cao huyết áp
Từ lâu, ba kích là loại thảo dược nổi tiếng với tác dụng chữa cao huyết áp hiệu quả. Vì vậy, nếu bị cao huyết áp, có thể áp dụng bài thuốc sau.
Nguyên liệu: Đương quy, hoàng bá, tri mẫu, tiên ma, dâm dương hoắc, ba kích (mỗi loại 12g); 600ml nước lọc.
Cách dùng: Rửa sạch các vị thuốc, để ráo nước. Cho các loại thuốc trên vào nồi cùng nước lọc, đun sôi và để nhỏ lửa khoảng 10 phút, sau đó tắt bếp. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần dùng 60ml.
Một số lưu ý khi dùng ba kích
Nếu mọi người đang có nhu cầu sử dụng ba kích thì nên cẩn trọng để tránh những tác dụng không như mong muốn.
Dù ba kích có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe nhưng không phải bất cứ ai cũng có thể sử dụng loài cây này. Bởi trên thực tế đã có nhiều người dùng ba kích, khiến bệnh tình ngày càng nghiêm trọng hơn.
Do đó, nếu thuộc một trong những đối tượng sau thì không nên sử dụng ba kích: Người bị sốt nhẹ; những đối tượng bị mắc bệnh liên quan đến dạ dày như táo bón; bệnh nhân huyết áp thấp.
Khi sử dụng ba kích, không nên làm dụng vị thuốc này, bởi nếu dùng quá liều sẽ dễ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Theo đó, chỉ nên dùng tối đa 15g ba kích mỗi ngày.
Ngoài ra, không nên dùng ba kích trong giai đoạn đang dùng thuốc. Không nên dùng nồi kim loại để sắc thuốc, nếu làm vậy sẽ khiến công dụng của thuốc bị giảm đi. Không được dùng ba kích trong thời gian dài.
Trên đây là những thông tin về cây ba kích. Hy vọng sẽ có những kiến thức bổ ích để áp dụng vào các bài thuốc trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, để đạt kết quả như mong muốn và không gây ra những tác dụng phụ không đáng có mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Yên Thư