Thuốc Đông y: Tác dụng của loại dược liệu quý kim tiền thảo Thuốc Đông y: Nấm lim xanh có tác dụng gì đối với sức khỏe? Thuốc Đông y: Trà đông trùng hạ thảo - thức uống 'vàng' cho sức khỏe |
Mô tả về dược liệu nhục thung dung
Nhục thung dung được mệnh danh là “dũng sĩ sa mạc” bởi nó có thể tồn tại được dưới khí hậu khắc nghiệt nhờ lớp lá vảy dày. Nhục thung dung còn được ví là “nhân sâm sa mạc” bởi loài thảo dược này quý như nhân sâm và chỉ mọc ở các vùng hoang mạc đầy cát và nắng.
Vị thuốc này còn có những tên khác như: nhục tùng dung, thung dung, địa tinh (nghĩa là tinh chất của đất), kim duẩn (cây măng vàng), đại vân, hắc tư lệnh (vì có tác dụng bổ thận mạnh)…
Nhục thung dung là một trong những vị thuốc có lịch sử sử dụng lâu đời nhất trong Đông y |
Đặc điểm dược liệu
Nhục thung dung không phải là thực vật đơn thuần. Đây là một loại cây ký sinh, sống nhờ vào một thân cây chủ khác. Vào mùa xuân, mầm cây Nhục thung dung sẽ đâm thủng mặt đất, mọc nhô lên cao trông giống như một cái chày, đầu hơi nhọn, bên trên có phủ một lớp vải màu vàng, lóng lánh dưới ánh nắng mặt trời.
Thân cây Nhục thung dung thường cao khoảng 15 - 30 cm. Có trường hợp cây cao đến vài mét. Hoa thường nở vào tháng 5, tháng 6 sẽ ra hoa dày đặc. Hoa mọc từ phần ngọn cây có màu vàng nhạt, hình chuông, xẻ 5 cánh, đỉnh hoa màu vàng hoặc tím nhạt. Nhục thung dung kết quả vào cuối tháng 6, đầu tháng 7. Quả nhỏ li ti và có màu xám.
Phân bố
Nhục thung dung là vị thuốc phân bố ở một số vùng Thiểm Tây, Cam Túc (Trung Quốc). Ngoài ra, vị thuốc còn được tìm thấy ở Mông Cổ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tại Việt Nam vị thuốc hiếm thấy được tìm thấy. Tuy nhiên, một số tình như Lào Cai, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lai Châu có thể có Nhục thung dung.
Các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hàm lượng hoạt chất sinh học trong Nhục thung dung rất phong phú |
Thu hoạch, bào chế và cách bảo quản dược liệu
Cây Nhục thung dung sinh trưởng mạnh mẽ vào mùa xuân và mùa thu. Theo kinh nghiệm dân gian thì để đảm bảo hiệu quả sử dụng cao nhất nên thu hoạch vào thời điểm khoảng tháng 3 hoặc tháng 5 hàng năm.
Vào mùa vụ thu hoạch, người dân chọn phần rễ phát triển thành củ và thân thịt của cây, đem về bào chế thành dược liệu.
Thu hoạch vào mùa xuân: Rửa sạch đất cát, bảo quản nơi khô mát.
Thu hoạch vào mùa hạ: Thời điểm này củ còn nhiều nước, người dân sẽ cho củ vào hũ muối, để 1 - 3 năm mới dùng được. Khi sử dụng cần rửa sạch hoặc đun cách thủy với rượu đến khi rượu cạn thì có thể bỏ ra dùng.
Bên cạnh đó, nhiều nơi còn ngâm dược liệu với mật ong hoặc rượu để có thể dùng và bảo quản được lâu hơn.
Tác dụng của Nhục thung dung đối với sức khỏe
Nhục thung dung là một vị thuốc quý, khi nhập khẩu về Việt Nam có giá trị kinh tế lớn, rất được ưa chuộng. Đây là một loại dược liệu có nhiều tác dụng cho sức khỏe con người, được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Nhục thung dung khô |
Công dụng của Nhục thung dung theo Đông y
Các tài liệu cổ ghi chép rằng, vị thuốc Nhục thung dung có vị ngọt, mặn, tính ấm, quy vào 2 kinh Thận và Đại Tràng.
Dược liệu này có tác dụng bổ thận, ích tinh, kiện dương, nhuận tràng, ích khí huyết,… Do đó, trong Đông Y thường dùng vị thuốc để chữa chứng dương nuy (nam giới bị liệt dương), yếu sinh lý, chứng đới hạ (ra khí hư huyết trắng), băng lậu, huyết khô, đàn bà khó thụ thai, lưng gối đau lạnh, bí tiểu,…
Trong các sách y dược cổ “Nhật Hoa Tử bản thảo” có viết: “Nhục thung dung nhuận ngũ tạng, trưởng cơ nhục, ấm lưng gối”. Sách “Trung Dược học” viết: “Nhục thung dung bổ thận dương, ích tinh huyết, nhuận trường, thông tiện”. Hay sách “Đông Dược học thiết yếu” viết: “Nhục thung dung bổ thận dương, thông nhuận đường ruột”…
Theo Y học hiện đại Nhục thung dung có tác dụng gì?
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong Nhục thung dung có nhiều thành phần hóa học như boschnaloside, oronamin, epiglottic axit, betaine, axit amin, alkaloid,…
Những chất này có tác dụng: Bổ thận tráng dương, tăng cường bản lĩnh phái mạnh, chữa các chứng của bệnh yếu sinh lý nam như tiểu đêm nhiều, liệt dương, di tinh, thận dương hư, xuất tinh sớm,…
Ngoài ra, Nhục thung dung còn có tác dụng tăng cường sinh lý nữ giới, chữa băng lậu, ra nhiều khí hư, rất tốt cho phụ nữ khó đậu thai. Chữa đau lưng, mỏi gối, cơ bắp yếu ớt. Làm chậm quá trình lão hoá, kéo dài tuổi thọ, nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
Đồng thời, điều hoà và ổn định huyết áp ở người cao huyết áp.Kích thích điều tiết hoạt động ở tuyến thượng thận, cải thiện suy giảm tuyến thượng thận.Bổ thận, nhuận tràng, chữa táo bón, chữa tiểu buốt, tiểu rắt,…