![]() |
Củ gừng đen |
Gừng đen còn có tên gọi khác là ngải tím hoặc nga truật, tên khoa học là D. benenica Q.B.Nguyen& Škorničk. Thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), thân cao từ 1 - 1,5m, lá như cây nghệ vàng, hoa có màu vàng, màu tím, mùi thơm thơm đặc trưng, có vị cay nồng và đắng nhẹ. Hình dáng tròn và có nhánh.
Ở nước ta, cây phân bố trong một khu vực vùng cao hay tại một số nơi thuộc huyện An Khê, tỉnh Gia Lai, Tây Nguyên…
Nghìn bề ngoài, gừng đen không khác gì gừng ta bình thường, tuy nhiên bên trong lại mang một mà tím đen và mùi thơm đặc trưng.
![]() |
Bề ngoài không khác gì gừng ta thông thường |
Trong Y học, gừng đen có tính nóng, vị cay nồng, có mùi thơm, được xem là bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị một số loại bệnh như: Phá huyết hành khí, đầy hơi, kích thích tiêu hóa, cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể, tăng cường miễn dịch,...
Ngoài ra, các hoạt chất sinh học trong củ gừng đen có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm rất mạnh giúp hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng, chống viêm loét dạ dày, tá tràng hay đại tràng, ký sinh trùng sốt rét và kháng nấm, giảm stress và các bệnh tiểu đường…
Không những thế, gừng đen còn giúp sinh da non và trị vết thương. Đối với những người bị một số vết thương ngoài da, có thể đem gừng đen về rửa sạch, thái lát mỏng hoặc có thể xay, giã nhỏ rồi đắp lên vùng da bị thương. Sau đó lấy một miếng vải mỏng buộc kín lại, cứ khoảng 7 - 8 tiếng nên thay một lần. Cách này có thể áp dụng cả với những vết thương đã bị nhiễm trùng cực nặng.
![]() |
Gừng đen là dược liệu quý với nhiều công dụng chữa bệnh |
Ngoài hỗ trợ điều trị bệnh, gừng đen còn có thể sử dụng làm gia vị nấu ăn, hoặc thái lát đem phơi khô rồi hãm nước uống hằng ngày. Lưu ý sử dụng từ 3 đến 4gr/ngày.
Vì là dược liệu quý với nhiều công dụng chữa bệnh nên từ lâu gừng đen đã nằm trong top các sản phẩm dược liệu vừa lạ, vừa quý hiếm được các thương lái săn lùng, tìm mua với giá khá đắt đỏ, dao động từ 400.000 - 500.000/kg.
Một số lưu ý khi sử dụng gừng đen
Phải sử dụng ở dạng tươi và tuyệt đối không áp dụng trị thương cho phụ nữ mang thai bởi gừng có công năng phá huyết cực mạnh.
Trong quá trình dùng thuốc trị liệu, người bệnh cần kiêng tránh những thức ăn sinh mủ.
Chỉ sử dụng gừng đen một cách vừa đủ, không nên dùng quá nhiều để tránh gặp phải những tác dụng phụ như: Nhịp tim không đều, rối loạn tim, …