Cây cỏ xước mọc các bờ sông, sườn đồi hay thậm chí là vệ đường,… những nơi có ánh sáng đầy đủ, ẩm ướt, đất thịt pha cát tơi xốp, nhiều dinh dưỡng.
Loài cây này được phân bố chủ yếu ở các quốc gia Đông Nam Á, một số nước châu Á như: Nhật Bản, Trung quốc, Ấn Độ,… và một số nước ở châu Phi, châu Âu và Tây Nam Á. Ở Việt Nam, cây cỏ xước được trồng và mọc ở vùng trung du, miền núi các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng,…bởi thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng nhiều dinh dưỡng phù hợp với đặc tính sinh trưởng và phát triển của cây.
Tác dụng của cây cỏ xước
Cỏ xước sau khi thu hoạch sẽ sử dụng toàn thân, đặc biệt là bộ phận rễ cây để làm các bài thuốc chữa bệnh. Phần rễ cây sau khi được thu hoạch sẽ cắt bỏ bớt những phần rễ nhỏ, phơi khô sau đó hun vài lần với lưu huỳnh để bảo quản.
Cây cỏ xước đặc biệt là phần rễ có rất nhiều tác dụng theo nghiên cứu của Đông y và trong khoa học hiện đại
Tác dụng của cây cỏ xước theo Đông Y
Thoe Đông Y cây cỏ xước là loại cây có vị đắng, hơi chua, tính bình, không chứa độc tốt, có tác dụng phá huyết, hành ứ, bổ thận và gân cốt nên được dùng để chữa bệnh kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bí tiểu, bệnh đái rắt, chữa phong thấp và các bệnh về xương khớp,…
Tác dụng của cây cỏ xước theo khoa học hiện đại
Các thành phần hóa học trong cây cỏ xước được nghiên cứu theo khoa học hiện đại có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe của con người.
Thành phần của cây cỏ xước có tới 81,9% là nước; 3,7% là protid; 9,2% là glucid; 2,9% chất xơ; 2,3% tro; 2,6% caroten; 2,0% vitamin C giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình tổng hợp protein.
Bên cạnh đó trong thành phần rễ cây còn chứa acid chứa acid oleanolic có tác dụng giảm đau, chống viêm rất hiệu quả.
Trong hạt của cây cỏ xước chứa hentriacontan, saponin, acid oleanolic, saponin oligosaccharide,… là những chất rất tốt cho tử cung, kích thích cơn co tử cung, kích thích tiểu tiện, giảm đường trong máu và bổ gan thận.
Những công dụng chữa bệnh hiệu quả của cây cỏ xước
Tất cả các bộ phận từ thân, rễ, lá của cỏ xước đều có thể sử dụng làm thuốc. Bởi vậy, trong Đông y, cây cỏ xước được coi là một vị thuốc đa năng, có thể hỗ trợ cải thiện hiệu quả nhiều chứng bệnh mà không để lại tác dụng phụ.
Cây cỏ xước hỗ trợ cải thiện bệnh xương khớp
Cỏ xước có vị đắng, hơi chua, có tác dụng hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý
Cỏ xước có chứa nhiều các chất ở rễ như alcaloid và saponin có khả năng chống viêm, làm dịu các vết sưng đau nhức cho bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương khớp như: thoái hóa, gút, viêm khớp,… Khi khí huyết trong cơ thể bị tắc nghẽn dẫn đến tình trạng sưng đau, tê mỏi các khớp, viêm khớp, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc Đông y với cây cỏ xước để cải thiện tình trạng của mình.
Chuẩn bị nguyên liệu: Cây cỏ xước: 30g, Hy thiên: 25g, Cỏ mực: 15g, Ngải cứu: 12g, Thổ phục linh: 15g, Ké đầu ngựa:10g
Cách làm bài thuốc cây cỏ xước chữa bệnh xương khớp: Các nguyên liệu đã chuẩn bị đem đi sơ chế và làm sạch để loại bỏ bụi bẩn cũng như một số loại vi khuẩn, vi trùng có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể. Cho tất cả vào ấm đun sắc với 2 lít nước trong 20 phút cho nước cạn dần còn 1 lít thì tắt bếp. Chia ra uống 2 lần/ngày khi nước thuốc còn ấm.
Kiên trì thực hiện đều đặn hằng ngày cho đến khi tình trạng đau nhức được thuyên giảm.
Cây cỏ xước trị bệnh gan, thận
Y học cổ truyền quan niệm cỏ xước có tính mát, chua, vị đắng, có tác dụng giải độc gan thận. Đặc biệt, hoạt chất Ecdysterone trong chiết xuất cây cỏ xước còn có tính năng giảm mỡ, giảm đường, hỗ trợ thận đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, nâng cao chức năng hoạt động của gan.
Bài thuốc Đông y từ cây cỏ xước sau được các thầy thuốc áp dụng để điều trị cho bệnh nhân gặp các bệnh lý về gan, thận, bạn có thể tham khảo:
Chuẩn bị nguyên liệu: 15g cây cỏ xước, 12g mộc tặc, 12g mộc thong, 16g mã đề, 15g sinh địa, 10g rễ cỏ tranh
Cách thực hiện: Sơ chế, làm sạch các nguyên liệu trước khi đem sắc để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Cho tất cả vào ấm đun sôi trong 10-20 phút để dưỡng chất trong các vị thuốc đặc biệt là từ cây cỏ xước phân giải và hòa vào nước thuốc rồi tắt bếp. Chắt lấy nước thuốc và chia ra uống ngày 3 lần. Trước khi uống nên hâm lại nước thuốc cho ấm rồi mới uống.
Cây cỏ xước giúp làm đẹp da và trị mụn
Cỏ xước phơi khô bảo quản để trị mụn
Trong thành phần hóa học của cây cỏ xước có chứa caroten giúp ngăn chặn sự phá hủy của các gốc tự do, bảo vệ tế bào da khỏi các tia cực tím, giảm nguy cơ bị cháy nắng cùng với đó là các chất giúp kháng viêm, giảm sưng mụn cho da. Cây cỏ xước cũng là loại thảo dược được các chuyên gia da liễu đưa vào danh sách những loài thực vật giúp chị em làm đẹp tự nhiên.
Chuẩn bị nguyên liệu: Cỏ xước: 15g, Nước muối pha loãng
Cách thực hiện: Cây cỏ xước đem rửa thật sạch với nước muối pha loãng để sát khuẩn. Cho vào xay hoặc giã nhuyễn thì các chất dinh dưỡng trong cây cỏ xước mới thẩm thấu được vào da. Đắp trực tiếp lên mặt như các loại mặt nạ khác trong 15-20 phút (không đắp quá lâu để tránh tình trạng hút ẩm ngược, gây khô da). Thực hiện 2-3 lần/tuần để các tinh chất cỏ xước thẩm thấu vào da đều đặn.
Cây cỏ xước chữa bệnh kinh nguyệt không đều, huyết hư
Như đã nói ở trên, theo Đông Y cây cỏ xước có tác dụng phá huyết, chữa các bệnh về kinh nguyệt không đều rất hiệu quả. Bài thuốc chữa bệnh kinh nguyệt không đều bằng cây cỏ xước được làm từng bước gồm:
Chuẩn bị: Rễ cỏ xước 20g, cỏ cú (tứ chế) 16g, ích mẫu 16g, nghệ xanh 16g, rễ gai (gai lá làm bánh) 30g.
Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu đã huyển bị, để ráo nước sau đó cho vào nồi sắc, đun cho đến khi còn khoảng 3 bát con nước thì tắt bếp. Khoảng 1 tiếng sau bắc nồi thuốc sắc ra, chắt lấy nước để uống. Uống nước sắc từ cây cỏ xước ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 1 bát con, uống liên tục trong vòng 10 ngày để đạt ddowcj hiệu quả cao nhất.
Ngoài những bệnh lý ở trên, cỏ xước còn có tác dụng hỗ trợ điều trị một số triệu chứng khác như: ho, sổ mũi, sốt,… Bởi theo các nghiên cứu, cây cỏ xước có chứa các chất caroten, saponin, vitamin C,… giúp hạn chế sự xâm nhập của các loại vi rút, vi khuẩn vào bên trong cơ thể, chống viêm.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây cỏ xước
Khi điều trị bất kỳ bệnh gì, với loại thảo dược nào chúng ta cũng cần tìm hiểu dược lý của chúng để phòng tránh tác phụ chứ không riêng gì cây cỏ xước. Trước khi quyết định sử dụng cỏ xước, bạn nên tìm hiểu những lưu ý được y học hiện đại nghiên cứu dưới đây:
Phụ nữ mang thai không được phép sử dụng cây cỏ xước bởi trong cây có thành phần ecdysterone - là một chất chống mang thai, ảnh hưởng đến việc sinh sản.
Đối tượng có cơ địa dị ứng với các thành phần hóa học có trong cây cỏ xước cũng không nên sử dụng vì có thể gặp phải một số triệu chứng kích ứng như: nổi mẩn ngứa, khó thở, buồn nôn,…
Khi sử dụng phải tuân thủ đúng liều lượng và cách dùng, không nên lạm dụng sử dụng nhiều.
Đến đây, chắc hẳn mọi người đã có thêm cho mình những kiến thức hữu ích về cây cỏ xước để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Hy vọng mọi người có thể áp dụng các phương thuốc trong bài viết trên đây để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng trị bệnh hiệu quả nhất của cây cỏ xước và tránh gây nên những tác dụng phụ không đáng có mọi người nên hỏi ý kiến bác sĩ Đông y hoặc những người có chuyên môn trước khi sử dụng.
Yên Thư