Tác dụng chữa bệnh của cây nổ gai Cây nắp ấm ngoài việc làm cảnh còn là nguyên liệu làm thuốc Tác dụng hữu ích của cây đại tướng quân |
Đặc điểm của cây sa nhân tím
Cây sa nhân tím có tên khoa học là Amomum longiligulare T.L. Wu, thuộc họ Zingiberaceae (Gừng). Tên gọi khác là la vê, sa ngần, mè tré bà, pa đoóc, co nẻnh, mác nẻng.
Là loại cây thân thảo bò lan trên mặt đất, sống lâu năm, chiều cao vào khoảng 1,5 đến 2,5m.
Lá sa nhân tím có dạng dài dài, ước chừng 25 - 35cm, chiều rộng là 10 - 15cm, hình mác, lá mọc so le, thành hai dây, chiều dài cuống lá chỉ từ 5-10mm . Mặt trên của lá nhẵn bóng và có màu xanh đậm, nhạt hơn ở mặt dưới.
Hoa mọc thành cụm từ thân rễ, mỗi chùm có 5 – 7 hoa màu trắng, lá bắc bên ngoài ngoài màu nâu, hình bầu dục, dạng ống là lá bấc trong, đài hoa dài 1,5cm, có 3 răng nhọn, tràng hoa hình ống dài 1,3 – 1,5cm, chia 3 thùy, lông thưa ở mặt ngoài, hai thùy bên hẹp, thùy giữa hình trứng ngược, cánh môi gần tròn, đường kính 2 – 2,6cm, lõm, mép màu vàng, giữa có sọc đỏ, môi xẻ hai thùy nhỏ gập ra phía sau ở đầu cảnh, chỉ nhị dài hơn bao phấn, không nhị lép, bầu hình trụ tròn, có lông trắng, hơi phình ở giữa.
Quả hình cầu có màu tím, đường kính từ 1.3-2cm, có gai ngắn ở vỏ. Hạt sa nhân tím có áo, đường kính từ 3-4cm.
Rễ cây sa nhân tím không đâm sâu vào đất mà tỏa ngang ra.
Tại Việt Nam, cây được tìm thấy nhiều ở Hòa Bình, Phú Thọ, Hải Dương, Thái Bình,… Cây ít thấy mọc hoang mà được trồng để thu hoạch.
Sa nhân tím thường thu hái quả từ tháng 6-9 để làm thuốc, cây ưa ẩm, chịu bóng, mọc nhiều sau nương rẫy.
Thành phần hóa học: Quả sa nhân tím chứa khoảng 0,65% tinh dầu. thành phần tinh dầu gồm Iimonen-borneol, a pinen, camphor; p pinen và caren-3.
Theo y học cổ truyền: Quả sa nhân tím có vị cay, mùi thơm, tính ấm, quy vào kinh tỳ, vị, thận, Tác dụng tán hàn, hành khí, khai vị, kích thích tiêu hóa, tiêu thực.
Bài thuốc sử dụng sa nhân tím
Giảm ốm nghén khi mang thai
Sa nhân tím 5g, gạo tẻ 35g đem sao vàng rồi tán bột. Đem sa nhân tím và gạo vào nước để nấu cháo, vặn lửa nhỏ từ 10 - 20 phút. Sử dụng cháo vào buổi sáng hoặc buổi tối trước khi ngủ lúc còn ấm nóng nhằm đạt hiệu quả tốt.
Trị tiêu chảy
Sa nhân tím, vỏ cây vối, vỏ rụt, thanh bì, thần khúc, mạch nha, trần bì, mỗi vị 2g. Các vị thuốc tán thành bột mịn, hoặc làm thành viên. Uống 4g mỗi lần với nước sắc tía tô. Dùng 2 lần trong ngày.
Chữa Lạnh bụng, dầy hơi, tiểu tiện không thông ở phụ nữ có thai
Lấy sa nhân tím và hương phụ với lượng bằng nhau, đem phơi khô và tán bột. Mỗi lần uống 3 – 4g, sử dụng 3 lần trong ngày. Ngoài ra có thể lấy mỗi vị 8g đem sắc, uống nhiều lần trong ngày
Chữa đau nhức răng
Hạt sa nhân tím phơi khô, giã thành bột, chấm vào vị trí đau răng, hoặc ngâm rượu cho đặc rồi ngậm.
Ăn không tiêu, nôn mửa, đau bụng, trẻ em cam tích
Sử dụng sa nhân tím, bạch truật mỗi vị 4g, mộc hương, chỉ thực mỗi loại 6g. Tất cả dùng tán bột mịn. Lấy Nước sắc bạc hà nấu với gạo thành hồ rồi trộn với bột dược liệu làm viên 0,25g. Uống 2-3 viên mỗi lần, dùng 2-3 lần trong ngày (Hương sa chỉ truật hoàn).
Trị tê thấp
Thân và rễ cây sa nhân tím 10g, cắt nhỏ rồi ngâm với 100ml rượu trong 15 ngày, xoa bóp bằng rượu hàng ngày. Ngoài ra còn có thể phối hợp với lá hồng bì dại (dâm hôi), nấu với nước thật kỹ rồi ngâm chân khi nước ấm.
Viêm đại tràng mãn tính bằng sa nhân
Mộc hương và sa nhân đã tán bột (mỗi vị 1g), 3g bột sắn dây, đường cát (nêm nếm tùy ý). Cho sa nhân tím, mộc hương và bột sắn dây vào nước ấm, rồi khuấy đều, cho thêm đường nấu thành cháo. Sử dụng trong ngày.
Lưu ý khi dùng sa nhân tím
Có nhiều loại dược liệu tương tự nên cần cẩn trọng khi tìm mua.
Không dùng sa nhân tím đối với người cơ thể âm hư nội nhiệt.
Phải tham khảo ý kiến bác khi khi sử dụng sa nhân tím làm thuốc.
Tác dụng hữu ích của cây trường sinh thảo |
Tác dụng hữu ích của cây đại tướng quân |
Tác dụng hữu ích của tang diệp |