Tác dụng chữa bệnh của quả sơn tra Tác dụng chữa bệnh của cây cơm nếp Tác dụng của cây mề gà |
Đặc điểm của cây nổ gai
Cây nổ gai có tên khoa học là Flueggea virosa, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae, có tên gọi khác là cây đinh vàng, cây bỏng nổ, méc ten (Tày), cơm nguội, quả nổ trắng, bỏng nẻ, co cáng (Thái).
Cây nổ gai là một loại cây bụi, thân nhỏ, có chiều cao dao động từ 2 – 3 mét. Thân tròn, phân nhiều cành. Mỗi cành lại đâm ra làm nhiều nhánh nhỏ. Lớp vỏ thân bên ngoài màu nâu sậm, có nhiều nốt trắng nổi rõ, xù xì.
Lá mỏng, mọc ra từ cành con. Hầu hết các lá có hình bầu dục, tù ở đầu lá, cò lá kèm nhỏ hơn hình tam giác, mọc so le nhau, mép nguyên. Lá non màu xanh nhạt, do quá trình quang hợp khi già lá sẽ đậm màu hơn.
Cây nổ gai thường ra hoa từ tháng 6 – tháng 8. Thuộc dạng hoa đơn tính vì có cây đực và cái riêng biệt. Hoa cái thường chỉ mọc riêng lẻ từng hoa một hoặc nếu gộp lại thành cụm thì cũng chỉ tối đa khoảng 2 – 3 hoa mỗi chùm. Trong khi đó hoa đưc lại phát triển thành từng cụm với nhiều bông hoa kết hợp.
Quả của cây nổ gai thường ra vào tháng 9 đến tháng 11, thuộc dạng nang, hình cầu, nhỏ màu trắng đục, hơi lõm phía dưới cuống. Mỗi quả được ghép từ 3 mảnh vỏ, lúc chín có thể hái ăn được. Trong quả chứa hạt màu đỏ nâu, bóng và có 3 cạnh.
Cây ra hoa từ tháng 6 – 8, kết quả quả vào tháng 9 – 11.
Cây nổ gai đặc biệt ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng râm. Cây thường thấy ở ven rừng ẩm, cây mọc dọc theo các bờ khe suối ở cửa rừng, bờ nương hay bờ ruộng gần nguồn nước.
Cây nổ gai hay sử dụng cành, lá và vỏ cây. Có thể thu hái quanh năm, hái về rửa sạch rồi phơi khô.
Phần rễ cây thường cho giá trị dược liệu tốt nhất vào mùa thu nên chủ yếu được thu hoạch vào mùa này. Các bộ phận còn lại có thể được thu hoạch quanh năm.
Bảo quản dược liệu ở nơi thông thoáng, tránh nhiệt độ cao hoặc ẩm ướt.
Trên Thế giới, cây nổ gai phân bố ở châu Á, bao gồm vùng Đông Nam của Ấn độ, đảo Đài Loan, Nam Trung Quốc, Việt Nam…
Ở nước ta, cây nổ gai mọc rải rác ở hầu khắp các tỉnh thuộc vùng núi thấp, trung du và đồng bằng phía bắc. Tại Tây nguyên cây phân bố thưa thớt hơn và chỉ thấy ở vùng núi. Khu vực phân bố thường dưới 600m ở các tỉnh phía bắc và có thể đến 800 m ở các tỉnh phía nam.
Thành phần hóa học: Cây thuốc nổ gai chứa các thành phần chính như Norsecurin, Saponin, Tannin, Virosin, Alkaloid, Phyllanthin, Flueggein, Dihydroallosecurinin, Securiotinin…
Theo y học cổ truyền: Lá và toàn cây có vị đắng, hơi chát, tính mát, ít độc. Thảo dược có tác dụng khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc, chỉ huyết, giảm đau, giảm ngứa.
Theo y học hiện đại:
Tác dụng kháng khuẩn: Chiết xuất toàn phần lá thảo dược có tác dụng kháng khuẩn nhờ Staphylococcus aureus.
Kéo dài thời gian ngủ: Theo một thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, thành phần cao khô chiết xuất bằng cồn 50 độ của thân và lá cây có tác dụng kéo dài thời gian ngủ do pentobarbiton.
Kháng khuẩn, chống oxy hóa: Thành phần Ethanol và Chloroform được chiết xuất từ cây nổ gai thể hiện rõ đặc tính kháng khuẩn. Ngoài ra cây còn có tác dụng chống oxy hóa vì giúp ức chế gốc tự do phát triển.
Độc tính cấp alcaloid toàn phần của lá cây nổ gai: Cây có độc tính cao do chứa các chất như Securinin, Alcaloit. Nhiều nhất là ở phần rễ và thân.
Bài thuốc sử dụng cây nổ gai
Bệnh gai cột sống
Dùng thân cây đem rửa sạch, thái mỏng, sau đó cho vào chảo sao vàng, hạ thổ. Mỗi ngày lấy 15g sắc với 1 lít nước trong vòng 30 phút, gạn uống lấy 2 - 3 lần trong ngày.
Bệnh sốt rét, run rẩy chân tay
Dùng 6 đến 12g cây nổ gai đem sắc với 600ml nước, đun nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 300ml nước thì tắt bếp. Chia thuốc làm 3 lần, uống hết trong ngày.
Viêm da, mụn mủ vàng, mụn bọc
Sử dụng một lượng cành và lá cây nổ gai, đem giã rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm da hoặc những nơi có mụn, một ngày dùng một lần. Chú ý trước khi đắp thuốc cần vệ sinh sạch vùng da tổn thương với nước và lau khô.
Lưu ý khi sử dụng cây nổ gai
Do nổ gai chứa các hoạt chất Alcaloid, Securinin ở trong thân và rễ cây đều là các thành phần có độc tính khá cao, nó có thể gây ra tình trạng ngộ độc nếu sử dụng thuốc tùy tiện và sử dụng không đúng cách. Chính vì vậy, để đảm bảo được an toàn nên người dùng chỉ nên sử dụng khi có sự cho phép của thầy thuốc.
Trong quá trình điều trị bằng nổ gai, người bệnh nên đi khám định kỳ để có thể đánh giá được hiệu quả của thuốc và tình hình tiến triển sức khỏe của bản thân.
Người bị dị ứng và quá mẫn cảm với các thành phần của cây thì không được sử dụng.
Khi sử dụng thuốc nổ gai mà cơ thể có các dấu hiệu bất thường như buồn nôn,ói mửa, phù mạch, phát ban toàn thân, ... thì cần phải dừng sử dụng thuốc ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Cần phân biệt rõ cây nổ gai với sâm tanh tách vì chúng có tên gọi gần giống nhau để lựa chọn được đúng dược liệu.
Tác dụng hữu ích của cây trường sinh thảo |
Tác dụng của sài hồ nam |
Củ niễng - Món ăn dân dã nhưng lại có tác dụng chữa bệnh |