Tác dụng của sài hồ nam Củ niễng - Món ăn dân dã nhưng lại có tác dụng chữa bệnh Tác dụng chữa bệnh của quả sơn tra |
Đặc điểm của cây cơm nếp
Cây cơm nếp có tên khoa học Pandanus amaryllifolius, thuộc họ dứa dại (Pandanaceae), tên gọi khác là cây lá nếp, cây lá dứa, dứa thơm, nếp thơm.
Cây cơm nếp mọc thành bụi, lùm cao đến 1m, thân rộng 1-3cm, chia nhánh.
Lá cây cơm nếp có hình hẹp dài và thẳng như lưỡi gươm, ở giữa lá chụm lại theo một đường gân dọc theo thân lá, không lông, xếp hình máng xối. Chiều dài lá khoảng 30-50cm, chiều ngang chỉ khoảng 3 - 4cm, 2 bên mép lá không có gai, mặt dưới màu nhạt và có lông mịn, mặt trên màu xanh bóng. Lá cây có mùi thơm đặc trưng dạng cơm nếp, lá càng khô lá càng thơm. Cây không có hoa.
Lá nếp lành, không gây độc hại cho sức khỏe con người. Vì vậy nên từ lâu cây được dùng nhiều trên các lĩnh vực công nghiệp, ẩm thực, thuốc,… Cơm nếp được dùng ở dạng tươi hoặc đông lạnh.
Cây cơm nếp có thể thu hái quanh năm, cả thân và lá của cây cơm nếp được dùng làm dược liệu. Lựa chọn những lá già, dài, dày và có màu xanh sẫm, sau khi thu hoạch đem lá đi rửa sạch, dùng như một loại gia vị trong các món ăn hoặc hãm cùng với nước trà, dùng uống. Bảo quản ở nơi mát mẻ, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Cây phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới, nóng ẩm, dưới bóng râm. Ở khu vực Đông Nam Á, cây cơm nếp thường được tìm thấy ở Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Philippin.
Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng ở khắp 3 miền. Tuy nhiên, lá cơm nếp thường phổ biến ở các tỉnh phía Nam để cho vào thức ăn như bánh, kẹo pha trà, hoặc làm gia vị.
Thành phần hóa học: Chủ yếu là 3-metyl-2(5H)-furanon (83,82%), 2-axetyl-1-pyrrolin (3,15%), nước, chất xơ, Glycosides, Alkaloid.
Bài thuốc dùng cây cơm nếp
Giảm đau của bệnh thấp khớp
Dùng 3 lá cơm nếp rửa sạch, thái nhuyễn, để ráo nước. Dùng một chén nhỏ dầu dừa rồi cho đun nhỏ lửa đến khi dầu dừa nóng lên đem trộn đều với lá cơm nếp. Khi hỗn hợp này nguội thì đắp vào vùng sưng đau khớp.
Điều trị bệnh đái tháo đường giúp kiểm soát đường huyết
Lá cơm nếp đem rửa sạch và phơi nắng cho khô. Thái nhỏ lá thật nhuyễn rồi đun sôi và lấy nước đó uống thay cho nước lọc hàng ngày để hỗ trợ điều trị hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
Giải cảm
Dùng lá cơm nếp nấu nước để xông hơi giải cảm.
Thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ lợi tiểu
Dùng một vài lá cơm nếp đem rửa sạch, thái nhuyễn, chia 2 phần bằng nhau. Phần thứ nhất cho vào máy xay sinh tố rồi thêm một ít nước vừa đủ để xay nhuyễn và lọc nước cốt. Phần thứ 2 đen đun sôi nhỏ lửa và cho vào một ít đường phèn, khuấy tan. Sau đó để chờ khoảng 10 phút rồi cho phần nước cốt ở trên vào, tiếp tục đun sôi. Khi nước nguội thì dùng làm nước uống giải nhiệt.
Trị gàu cho tóc
Dùng 7 lá cơm nếp rửa sạch, thái nhuyễn, trộn với một ít nứa, lọc lấy phần nước cốt. Lấy nước cốt này thoa lên trên da đầu ngâm trong khoảng 1 giờ, có thể thoa thêm 1 lần nữa. Sau đó gội sạch với nước, có thể dùng nước này đẻ gội đầu hằng ngày thay cho dầu gội có thể giúp giảm gàu.
Hỗ trợ an thần, trấn an
Đối với những người thường xuyên căng thẳng thì có thể lấy 2 lá cơm nếp sắc với khoảng 1 ly nước khoảng 500ml, rồi uống phần nước sau khi sắc xong. Hoạt chất Tanin có chứa trong lá cơm nếp hỗ trợ giảm căng thẳng, lo lắng.
Chữa yếu dây thần kinh
Sử dụng 3 lá cơm nếp rửa sạch, thái nhuyễn nấu với khoảng 3 chén nước, cho đến khi chỉ còn khoảng 2 chén thì dùng để uống. Thuốc nên uống khi còn nóng vào buổi trưa, dùng hết trong ngày..
Lưu ý khi sử dụng cây cơm nếp
Dùng lá cây cơm nếp ở một liều lượng thích hợp, không nên lạm dụng. Trong trường hợp dùng lá cơm nếp để tạo mùi hương cho món ăn thì chỉ cần 1 - 2 lá là đủ.
Sử dụng lá cơm nếp theo liều lượng chỉ định của thầy thuốc hoặc yêu cầu của đơn thuốc.
Tác dụng hữu ích của cây bồ bồ |
Tác dụng hữu ích của cây trường sinh thảo |
Tác dụng của sài hồ nam |