Sửa đổi nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực

Bộ Công thương vừa công bố lấy ý kiến góp ý vào dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP (Nghị định 107) về kinh doanh xuất khẩu gạo, do đang bộc lộ một số vấn đề, bất cập cần phải sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới.
Xuất khẩu gạo vượt 6 triệu tấn Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ cao đến hết năm 2022 Có bất thường không khi ‘cường quốc’ xuất khẩu gạo vẫn phải nhập gần 1 triệu tấn gạo mỗi năm?
Sửa đổi nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực
Sửa đổi nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực

Nghị định 107/2018/NĐ-CP đã được triển khai hơn 4 năm và đã có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo.

Cụ thể, việc ban hành Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành đã hoàn thiện khung pháp lý cho điều hành xuất khẩu gạo. Từ cuối năm 2018 đến nay, dù phần lớn thời gian chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tác động giãn cách xã hội trong thời điểm nhất định, nhưng điều hành xuất khẩu gạo của Bộ Công Thương và các bộ, ngành luôn bám sát và quán triệt các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo theo quy định của Nghị định.

Điều này góp phần đảm bảo an ninh lương thực, bình ổn thị trường nội địa, thúc đẩy phát triển sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững, nâng cao vị thế, uy tín của xuất khẩu gạo Việt Nam.

Thực hiện quy định của Nghị định, Bộ Công Thương đã tăng cường thông tin thị trường, tâp trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc, rào cản phát sinh tại các thị trường để tạo thuận lợi cho xuất khẩu.

Bên cạnh việc tăng cường hoạt động quảng bá, giao thương, xúc tiến thương mại gạo, Bộ Công Thương còn cung cấp cho Sở Công Thương địa phương Bản tin thị trường nông, lâm, thủy sản hàng tuần trên Cổng thông tin điện tử của Bộ và khuyến cáo về sự thay đổi trong thực thi chính sách của một số thị trường lớn như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản…

Ngoài ra, Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thị ̣trường xuất khẩu gạo của Viêt Nam giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đặc biệt, chủ động cung cấp thêm thông tin về tình hình cung cầu gạo trong nước và thế giới, cảnh báo doanh nghiệp để khi giao dịch, đàm phán hợp đồng xuất khẩu bảo đảm hiệu quả.

Cùng với Bộ Công Thương, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo và Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu, củng cố, mở rộng thị trường, tiêu thụ kịp thời thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho nông dân.

Giai đoạn từ năm 2019 đến nay, dù lượng xuất khẩu có xu hướng giảm nhẹ, nhưng kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng do giá xuất khẩu bình quân tăng.

Theo Tổng cục Hải quan, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2022 đạt 713.546 tấn, trị giá 341,064 triệu USD, tăng 22,3% về lượng và tăng 23,9% về trị giá so với tháng 9/2022.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình thực thi Nghị định cũng đã bộc lộ một số vấn đề cần được xem xét, sửa đổi. Cụ thể, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP quy định, thương nhân thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo, thực tế tồn kho.

Thế nhưng nhiều thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo chưa thực hiện nghiêm túc trách nhiệm báo cáo theo quy định như: không báo cáo, báo cáo không đầy đủ nội dung theo quy định, có báo cáo nhưng không thường xuyên… Việc này đã gây rất nhiều khó khăn cho việc điều hành xuất khẩu gạo.

Sửa đổi nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo, đảm bảo an ninh lương thực

Ngoài ra, tại Điều 5 Nghị định 107 có quy định, Sở Công thương địa phương chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân sau khi thương nhân được cấp giấy chứng nhận.

Quy định này áp dụng trong thực tế đã phát sinh hạn chế, chậm tiến hành hậu kiểm, do không xác định được sở công thương tại tỉnh/thành phố nào chủ trì, vì thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có thể kê khai kho chứa, cơ sở xay xát thóc gạo tại nhiều địa phương để được cấp giấy chứng nhận.

Đối với nhập khẩu gạo, theo Bộ Công thương, khi xây dựng Nghị định 107, hoạt động này không thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định. Tuy nhiên, Bộ Công thương cho hay dù có gạo chất lượng cao hơn được dành cho xuất khẩu, nhưng trước tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, Việt Nam đã nhập khẩu một số loại gạo để phục vụ các nhu cầu trong nước.

Thống kê năm 2021 của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng lượng gạo nhập khẩu của Việt Nam là 999.750 tấn. Trong đó, nhập khẩu từ Ấn Độ lên đến 719.970 tấn (chiếm 72,02% tổng lượng nhập khẩu gạo của cả nước). Gạo nhập khẩu từ Ấn Độ chủ yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước để làm bún, bánh, thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu…

Bộ Công thương cho rằng việc nhập khẩu gạo dù để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nước nhưng với lượng tăng mạnh như đã diễn ra trong năm 2021, cùng với việc chưa được quản lý, thống kê đầy đủ, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước.

Cụ thể, việc nhập khẩu sẽ làm ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia, rượu, các sản phẩm từ gạo như bún, bánh… tạo cạnh tranh với sản phẩm trong nước, tác động đến đời sống của người sản xuất và có thể gián tiếp tác động đến sản xuất lúa gạo của Việt Nam, đời sống của người nông dân và gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Vì vậy, cần có quy định về quản lý nhập khẩu gạo để giúp cơ quan quản lý nhà nước chủ động, kịp thời điều tiết, điều hành hoạt động nhập khẩu phù hợp với mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ.

Sản lượng lúa gạo hàng năm của Việt Nam tương đối dồi dào, đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ quốc gia và dành một lượng nhất định khoảng 6 - 6,5 triệu tấn gạo cho xuất khẩu gạo. Theo đó, dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 107 sẽ tập trung vào 8 vấn đề, nhằm tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đủ mạnh để khắc phục các tồn tại, bất cập phát sinh, định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành xuất, nhập khẩu gạo, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Theo các chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh hiện nay, cần lập lại trật tự quản lý cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu gạo. Bởi trên thực tế, số lượng thương nhân báo cáo xuất khẩu gạo chỉ đạt khoảng 30 - 50% trong tổng số thương nhân đã được Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận, dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý thiếu thông tin, số liệu thực tế chính xác để phục vụ công tác điều hành xuất khẩu gạo tại một số thời điểm.

Để khắc phục hạn chế nêu trên, dự thảo nghị định 107 đã sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 theo hướng: Sở công thương tại địa phương có kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo của thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, phối hợp với sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và cơ quan liên quan có trách nhiệm hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân.

Trong trường hợp nghi ngờ tính xác thực về tài liệu thông tin hồ sơ đề nghị cấp phép của thương nhân, Bộ Công thương có văn bản yêu cầu sở công thương địa phương chủ trì tiến hành kiểm tra, xác minh kho chứa, cơ sở xay, xát thóc, gạo.

Đối với việc nhập khẩu gạo, dự thảo nghị định mới cũng bổ sung (tại Điều 10a) về quản lý nhập khẩu gạo như sau: Khi xuất hiện lượng gạo nhập khẩu tăng có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ áp dụng biện pháp quản lý nhập khẩu.

Theo kỳ công bố số liệu, Tổng cục Hải quan kịp thời báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả xuất khẩu khi xuất hiện hiện tượng lượng gạo xuất khẩu tăng cao, có nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp.

Trường hợp khi xuất hiện lượng gạo nhập khẩu tăng cao ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, Tổng cục Hải quan có trách nhiệm báo cáo chi tiết Bộ Công Thương về số lượng gạo nhập khẩu theo các tiêu chí: số lượng, trị giá, chủng loại, thị trường, khách hàng xuất khẩu, thương nhân nhập khẩu; cửa khẩu nhập khẩu và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp.

Nghịch lý là cường quốc lúa gạo sao nông dân vẫn nghèo? Nghịch lý là cường quốc lúa gạo sao nông dân vẫn nghèo?
Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tăng mạnh, kỳ vọng đột phá dịp cuối năm Xuất khẩu nông - lâm - thủy sản tăng mạnh, kỳ vọng đột phá dịp cuối năm
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ hưởng lợi trong 3 năm tới Xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ hưởng lợi trong 3 năm tới
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Trong 2 tháng cuối năm, xuất khẩu rau quả có thể thu về 0,8 tỷ USD

Trong 2 tháng cuối năm, xuất khẩu rau quả có thể thu về 0,8 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt năm 2023 tăng cao, mang đến những con số bất ngờ. Theo đó, nhiều dự báo cho thấy, trong 2 tháng cuối năm xuất khẩu sản phẩm rau quả có thể thu về 0,6 - 0,8 tỷ USD.
Thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam

Thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam

Ngày 28/11, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng ký Quyết định số 959 về việc cho phép thành lập Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam.
Giá gạo, học phí và giá dịch vụ y tế đẩy CPI tháng 11 tăng 0,25%

Giá gạo, học phí và giá dịch vụ y tế đẩy CPI tháng 11 tăng 0,25%

Tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 22/2023/TT-BYT, tăng học phí và giá gạo trong nước tiếp tục tăng là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2023 tăng 0,25 % so với tháng trước.
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11 tăng 3% so với tháng trước

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11 tăng 3% so với tháng trước

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11/2023 ước tính tăng 3% so với tháng trước và tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
Triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2024 các tỉnh phía Bắc

Triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2024 các tỉnh phía Bắc

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Hải Dương tổ chức hội nghị “Tổng kết sản xuất năm 2023, triển khai kế hoạch sản xuất năm 2024 các tỉnh phía Bắc”.
Dâu tây Sơn La giá lên đến 1 triệu/kg, người nuôi tôm hùm điêu đứng

Dâu tây Sơn La giá lên đến 1 triệu/kg, người nuôi tôm hùm điêu đứng

Các loại dâu tây Sơn La có giá phổ biến từ 300.000-500.000 đồng/kg tuỳ kích cỡ. Với hàng loại A có giá 600.000-750.000 đồng/kg, loại dâu đặc biệt giá gần 1 triệu đồng/kg. người dân điêu đứng khi tôm hùm nuôi trên vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) có trọng lượng 0,7-1 kg, không thể xuất bán được vì Trung Quốc ngừng nhập khẩu.
Kỳ vọng xuất khẩu rau quả Việt tiến xa hơn trong năm 2024

Kỳ vọng xuất khẩu rau quả Việt tiến xa hơn trong năm 2024

11 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu rau quả ước đạt 5,2 tỷ USD, tăng 70% so với cùng kỳ năm 20222 và là mức cao nhất từ trước đến nay. Với kim ngạch xuất khẩu 11 tháng ước đạt 5,2 tỷ USD - nhóm rau quả đang đứng trong top đầu xuất khẩu của các nhóm hàng nông nghiệp.
Xuất khẩu thủy sản chưa thể bứt phá trong ngắn hạn

Xuất khẩu thủy sản chưa thể bứt phá trong ngắn hạn

Các thị trường đang hồi phục khá chậm, do vậy xuất thủy sản chưa thể bứt phá trong những tháng tới, dự kiến về đích năm 2023 với kim ngạch đạt 9 tỷ USD.
Hợp tác xã là mô hình kinh tế quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững

Hợp tác xã là mô hình kinh tế quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững

Ngày 24/11, Diễn đàn “Phát triển mô hình kinh tế hợp tác xã, thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững” do Tạp chí Kinh Doanh tổ chức đã chính thức khai mạc tại Hà Nội.
Giá xuất khẩu cà phê bình quân sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục

Giá xuất khẩu cà phê bình quân sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục

Tháng 10/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam sang Hoa Kỳ ghi nhận mức cao kỷ lục 3.586 USD/tấn, tăng 9,9% so với tháng 9/2023 và tăng 45,1% so với tháng 10/2022.
Hệ thống hải quan VNACCS/VCIS hoạt động bình thường trở lại

Hệ thống hải quan VNACCS/VCIS hoạt động bình thường trở lại

Hệ thống hải quan VNACCS/VCIS đã hoạt động bình thường sau quá trình quá tải, gây ảnh hưởng đến thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trung Quốc chi gần 1,7 tỷ USD nhập cao su Việt Nam

Trung Quốc chi gần 1,7 tỷ USD nhập cao su Việt Nam

10 tháng năm 2023, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,27 triệu tấn, trị giá 1,68 tỷ USD, tăng 9,3% về lượng, nhưng giảm 7,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường tôm hùm

Bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường tôm hùm

Về tháo gỡ khó khăn cho thị trường tôm hùm, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đề nghị các cục liên quan hướng dẫn tổ chức, cá nhân xác nhận đăng ký nuôi lồng bè; cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển; xác nhận nguồn gốc loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm từ nuôi trồng đối với tôm hùm bông nuôi…
Thị trường sầu riêng “hỗn loạn”, nhiều doanh nghiệp thua lỗ rời sân chơi

Thị trường sầu riêng “hỗn loạn”, nhiều doanh nghiệp thua lỗ rời sân chơi

Đó là thông tin được các chuyên gia chia sẻ trong cuộc họp liên quan đến việc tổ chức hội chợ và triển lãm quốc tế lần thứ 6 chuyên ngành công nghệ sản xuất và chế biến rau, hoa, quả tại Việt Nam (HortEx Vietnam 2024) vào ngày 24/11.
Hưng Yên thúc đẩy hội nhập quốc tế cho nông nghiệp địa phương

Hưng Yên thúc đẩy hội nhập quốc tế cho nông nghiệp địa phương

Người nông dân sẽ được tìm hiểu về quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, những cơ hội và thách thức đặt ra đối với ngành nông nghiệp của Việt Nam và tỉnh Hưng Yên, đặc biệt là trong bối cảnh thực hiện Hiệp định RCEP.
Lúa gạo tăng giá, giải pháp để nông dân hưởng lợi lâu dài

Lúa gạo tăng giá, giải pháp để nông dân hưởng lợi lâu dài

Tình hình xuất khẩu lúa gạo thời gian qua liên tục có nhiều biến động, đây là cơ hội cho Việt Nam - quốc gia chuyên sản xuất lúa gạo xuất khẩu. Tuy nhiên những tác động khách quan, cơ hội thuận lợi như thế này không thể kéo dài. Vậy, đâu sẽ là giải pháp giúp ngành nông nghiệp Việt Nam nắm bắt cơ hội, gia tăng sức cạnh tranh xuất khẩu và giải quyết bài toán lợi nhuận cho ngành sản xuất lúa gạo.
Lâm Đồng: Hơn 4,4 tỷ đồng xây dựng Trung tâm chế biến nông sản sau thu hoạch

Lâm Đồng: Hơn 4,4 tỷ đồng xây dựng Trung tâm chế biến nông sản sau thu hoạch

Sở Nông nghiệp và Phát triển (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng vừa có quyết định phê duyệt Dự án hình thành, nâng cấp Trung tâm sau thu hoạch gắn với liên kết phát triển sản xuất và tiêu thụ rau củ quả trên địa bàn tỉnh của Chi nhánh Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Green Leaf tại Lâm Đồng.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ, Trung Quốc khả quan 2 tháng cuối năm

Xuất khẩu tôm sang Mỹ, Trung Quốc khả quan 2 tháng cuối năm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm Việt Nam trong 2 tháng cuối năm vẫn chưa thể phục hồi tăng trưởng dương nhưng mức sụt giảm sẽ có phần thu hẹp lại so với các tháng trước đó.
Bà Rịa -Vũng Tàu: Dự kiến đến năm 2025 sẽ có 12.798 căn nhà ở xã hội

Bà Rịa -Vũng Tàu: Dự kiến đến năm 2025 sẽ có 12.798 căn nhà ở xã hội

Theo kế hoạch, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu phấn đấu đến năm 2025 triển khai 17 dự án nhà ở xã hội với quy mô 54,3ha, bố trí 12.798 căn.
Hải quan Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác đấu tranh chống buôn lậu

Hải quan Việt Nam - Trung Quốc tăng cường hợp tác đấu tranh chống buôn lậu

Ngày 23/11, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho biết đoàn đại biểu Hải quan Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức hội nghị chống buôn lậu lần thứ 15 tại Hà Nội.
Ngành tôm được kỳ vọng phục hồi từ quý II/2024

Ngành tôm được kỳ vọng phục hồi từ quý II/2024

Những tín hiệu từ thị trường cho thấy hoạt động tiêu thụ tôm đang dần có dấu hiệu cải thiện. Nhiều chuyên gia cho rằng, xuất khẩu tôm sang các thị trường sẽ phục hồi từ quý II/2024.
Thanh Hoá phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ công nghệ

Thanh Hoá phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ công nghệ

Với cuộc sống hiện nay việc nhanh, tiện ích, chính xác, hiệu quả, được xem là những ưu điểm của công nghệ trong thời 4.0. Chính vì vậy, những người nông dân đã tích cực tận dụng công nghệ, góp phần tăng giá trị thu nhập không chỉ cho gia đình mà còn tạo sức lan tỏa tới cộng đồng...
Xuất khẩu cà phê nửa đầu tháng 11 tăng mạnh

Xuất khẩu cà phê nửa đầu tháng 11 tăng mạnh

Nửa đầu tháng 11/2023, Việt Nam đã xuất 36.968 tấn cà phê, cao gấp 2,1 lần so với cùng kỳ tháng trước.
Việt Nam chi 4,27 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc và nguyên liệu trong 10 tháng

Việt Nam chi 4,27 tỷ USD nhập khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc và nguyên liệu trong 10 tháng

10 tháng năm 2023 nhập khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc và nguyên liệu đạt trên 4,27 tỷ USD, giảm 5,2% so với 10 tháng năm 2022.
Hải Dương giao kế hoạch làm thủy lợi vụ Đông Xuân cho các địa phương

Hải Dương giao kế hoạch làm thủy lợi vụ Đông Xuân cho các địa phương

UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu các địa phương, đơn vị đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện để bảo đảm phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2023-2024.
Học bổng Ươm mầm ước mơ SeABank viết tiếp giấc mơ đặt chân tới giảng đường Đại học cho 16 em học sinh nghèo

Học bổng Ươm mầm ước mơ SeABank viết tiếp giấc mơ đặt chân tới giảng đường Đại học cho 16 em học sinh nghèo

Năm học 2022 – 2023, từ sự hỗ trợ nhiều năm của Quỹ học bổng Ươm mầm Ước mơ 16 học sinh nghèo hiếu học ở các tỉnh Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Đắk Lắk, Hải Phòng, Đồng Nai,… đã vượt vũ môn thành công tốt nghiệp THPT và tiếp tục học tập lên cao hơn. Tất cả 16 em tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2023 đều đạt số điểm từ 21 trở lên.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
bidv-1
partner-vingroup
Phiên bản di động