Thái Lan đã hết vụ, sầu riêng Việt sẽ "một mình một chợ" tại Trung Quốc Người Việt đang chuộng sầu riêng ngoại? Thương lái lùng sục thu gom, giá sầu riêng tăng dựng đứng lên mức 150.000 đồng/kg |
8 thị trường tăng nhập sầu riêng Việt Nam. |
Theo số liệu từ hải quan, riêng tháng 9, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đạt gần 700 triệu USD, tăng 51,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số 10 thị trường lớn nhập khẩu sầu riêng Việt Nam, 8 thị trường ghi nhận tăng trưởng mạnh. Trung Quốc dẫn đầu với kim ngạch 2,6 tỷ USD, chiếm 92% tổng xuất khẩu, tăng 65% so với năm 2023. Thái Lan theo sau với 133 triệu USD, tăng 85%, và Hong Kong xếp thứ ba với 23 triệu USD, tăng 17%.
Các thị trường khác như Papua New Guinea, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và Campuchia cũng tăng từ 22% đến 16 lần so với năm ngoái, trong đó Papua New Guinea và Campuchia tăng mạnh nhất, lần lượt gấp 2,6 và 16 lần.
Về nguyên nhân 8 thị trường tăng nhập sầu riêng Việt Nam, các doanh nghiệp cho biết trước hết là chất lượng sản phẩm cải thiện, giá cả cạnh tranh và thời gian vận chuyển ngắn sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, sản lượng sầu riêng của Thái Lan giảm 18% (ảnh hưởng của hiện tượng El Niño và đợt nắng nóng kéo dài), khiến các nhà nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác chuyển sang nguồn cung từ Việt Nam.
Nhận định về tình hình xuất khẩu sầu riêng trong năm 2024, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết: Xuất khẩu sầu riêng năm nay nhìn chung vẫn hết sức thuận lợi, từ đầu năm đến nay đã đạt khoảng 3 tỉ USD, nhưng tốc độ có phần chậm lại vì sản lượng đã giảm dần. Ước tính cả năm 2024 kim ngạch xuất khẩu sầu riêng có thể đạt từ 3,2 – 3,5 tỉ USD, chiếm đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả các loại. Đến cuối năm thì có thể sẽ bổ sung nguồn hàng sầu riêng đông lạnh xuất khẩu nếu các thủ tục được hoàn tất. Với thành tích này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng tăng đến 55% so với năm trước và đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay.
Sầu riêng Thái Lan mini bán tại chợ truyền thống ở TP.HCM. Ảnh: THU HÀ |
Ở chiều ngược lại, trong 8 tháng năm nay Việt Nam chi gần 9 triệu USD để nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan, Malaysia. So với cùng kỳ năm 2023, kim ngạch nhập khẩu sầu riêng tăng đột biến, tăng gấp gần 11,6 lần.
Ông Đặng Phúc Nguyên cho biết sầu riêng Việt Nam được tiêu thụ mạnh với lượng rất lớn ở thị trường nước ngoài, nhất là Trung Quốc.
Tuy nhiên những năm gần đây, sầu riêng nhập khẩu từ Thái Lan, Malaysia, Philippines cũng được người Việt ăn nhiều hơn trước.
“Giao thương trao đổi hàng hóa là việc hết sức bình thường, tương tự việc Trung Quốc trồng xoài, chuối, thanh long đứng đầu thế giới nhưng vẫn nhập những mặt hàng này từ VN. Đối với sầu riêng Musang King của Malaysia thì có thể cấp đông để tiêu thụ trong thời gian dài nhưng giá rất cao. Sản phẩm này chỉ phù hợp cho những người có điều kiện và muốn trải nghiệm chứ không phổ biến. Trong thời gian tới, có thể mặt hàng sầu riêng cũng sẽ tăng cường nhập khẩu để phục vụ nguyên liệu cho xuất khẩu, tương tự thủy sản hay một số nông sản khác”, ông Đặng Phúc Nguyên nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Mười, Phó tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết việc nhập khẩu sầu riêng từ Thái Lan, Malaysia về VN tiêu thụ năm nào cũng có. Năm nay thống kê tăng đột biến là từ Thái Lan, và nguồn hàng này đã nhập từ những tháng đầu năm chứ hiện nay không còn nhiều vì đã qua mùa vụ. Trái tươi nhập khẩu đa số là chất lượng thấp và việc này do các doanh nghiệp cân đối cung cầu để mua bán. “Với số lượng nhỏ như vậy, theo tôi, cũng không đáng ngại”, ông Mười nhấn mạnh.
Tháng 8 năm nay, trong chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Việt Nam và Trung Quốc đã ký nghị định thư cho phép xuất khẩu sầu riêng đông lạnh. Điều này mở ra cơ hội lớn giúp tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam có thể chạm mốc 3,7 tỷ USD vào cuối năm.
Ngành sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế nhưng cũng không ít thách thức |
Cần làm gì để xuất khẩu sầu riêng bền vững? |
Chân dung nữ doanh nhân trúng đấu giá quả sầu riêng Ri6 1,4 tỉ đồng |